Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Việt Nam tăng cường sức mạnh cảnh sát biển giữa lúc biển Đông căng thẳng.

HÀ NỘI - Việt Nam đã bổ sung thêm ba tàu tuần tra cho Cảnh sát biển để có một lập trường mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông .



Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ trong tuyên bố sở hữu khoanh vùng trong toàn bộ vùng biển , một lần nữa từ chối đàm phán đa phương với Hiệp hội 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á và nhấn mạnh vào các cuộc đàm phán song phương với các nước nhỏ hơn. Trong khi đó , Philippines cho biết, lời mời Tổng thống Benigno Aquino III đến thăm một hội chợ thương mại tại Trung Quốc đã được thu hồi .

Song song với việc gia tăng số lượng tàu , Việt Nam đổi tên Cục cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam , báo hiệu một vai trò lớn hơn trong việc thực thi tuyên bố chủ quyền trong vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.200 cây số. Công tác đào tạo và tài trợ ngân sách sẽ cũng sẽ gia tăng.

Cảnh sát biển mới , dưới kiểm soát của Bộ tư lệnh cảnh sát biển, khai thác một đội tàu tuần tra và ba máy bay Casa-212-400 để theo dõi khu vực hàng hải của Việt Nam. Hà Nội không nói rõ nơi các tàu mới sẽ được biên chế và chi phí là bao nhiêu.

"Những nỗ lực của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở nên ngày càng vững chắc và không thể tránh khỏi và đất nước đang cần sự hỗ trợ hợp tác của quốc tế ", ông Dương Danh Dy , một cựu quan chức ngoại giao và là nhà phân tích Việt Nam nói.

"Sau nhiều năm thực hiện chính sách ngoại giao mềm , Việt Nam không thể chấp nhận để bị động và bây giờ là thời gian để thực hiện một lập trường mạnh mẽ", ông Dy nói với tờ The Wall Street Journal.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tham dự cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN hàng năm thứ Tư và thứ năm tuần trước ở Brunei, ông đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel để tăng cường quan hệ quân sự. Ông Hagel chấp nhận lời mời của ông Thanh đến thăm Việt Nam trong năm tới, cả hai là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.

Ông Thanh cũng đã đến thăm Philippines để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải khi cả hai nước đang đối đầu với Trung Quốc trên các vùng biển. Ông Thanh gần đây đã hoàn thành một chuyến đi hai tuần đến châu Âu để làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự và mua vũ khí từ Nga, Ba Lan, Bulgaria và Hà Lan.

Biển Đông, được cho là giàu trữ lượng dầu khí, đã trở thành một điểm nóng nhạy cảm khi Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam tăng sức mạnh quân sự, một số nước đã khuyến khích một sự hiện diện gia tăng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác như một cách cân bằng sức mạnh với Bắc Kinh . Nhật Bản có kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines .

Trong một động thái khẳng định chủ quyền của mình , Việt Nam trong tuần này đã tổ chức một cuộc triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu một bộ sưu tập 200 bản đồ và tài liệu, xuất bản ở Việt Nam , Trung Quốc và các nước phương Tây từ thế kỷ 16 đến năm 1933 , củng cố tuyên bố chủ quyền lịch sử của Việt Nam.

http://blogs.wsj.com/searealtime/2013/09/01/vietnam-strengthens-coast-guard-amid-south-china-sea-tensions/

Bảo vệ biển đảo chống Trung Quốc : Ưu tiên mới của quốc phòng Nhật Bản

“Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh - Si vis pacem, para bellum” – Bộ Quốc phòng Nhật Bản như đang áp dụng nguyên văn câu tục ngữ La Tinh này khi đòi tăng ngân sách đáng kể cho tài khóa 2014 sắp đến. Theo các nguồn tin được tiết lộ vào hôm qua, 30/08/2013 một phần không nhỏ trong các khoản chi sẽ được dùng vào việc tăng cường năng lực bảo vệ biển đảo của Nhật Bản, tại các khu vực đang bị Bắc Kinh công khai nhòm ngó.

Trọng Nghĩa


Yếu tố thu hút sự chú ý nhiều nhất chính là kế hoạch thiết lập một đơn vị Thủy quân lục chiến tương tự như binh chủng Marines của Mỹ, được đặc biệt sử dụng trong các chiến dịch bảo vệ các hòn đảo ở vùng biển phía Nam Nhật Bản hoặc là tấn công giành lại các nơi này trong trường hợp bị đối phương xâm lược.

Trong khuôn khổ đó, quân đội Nhật Bản yêu cầu được chi 1,3 tỷ yên để trang bị hai phương tiện lội nước tấn công đổ bộ, và tăng cường chương trình huấn luyện tại Hoa Kỳ dưới sự dìu dắt của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Việc thành lập đơn vị lính thủy đánh bộ này được chú ý vì lẽ binh chủng Thủy quân lục chiến thường được coi như là một lực lượng tấn công, trong khi Hiến pháp Nhật Bản lại giới hạn lực lượng vũ trang nước này – vốn đã rất hùng hậu và hiện đại – vào vai trò phòng thủ và nghiêm cấm các hành vi gọi là ‘hiếu chiến’.

Khi nêu bật nhiệm vụ « bảo vệ các hòn đảo miền Nam » của lực lượng mới này, rõ ràng là Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nói đến vùng quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát, nhưng đang bị Bắc Kinh đòi chủ quyền, và không ngừng cho tàu Tuần duyên vào khiêu khích.

Mục tiêu bảo vệ các hòn đảo bị tranh chấp cũng hiển hiện trong yêu cầu tăng cường phương tiện cho lực lượng phòng không. Binh chủng này sẽ thành lập thêm một đơn vị cảnh báo sớm, cũng trong khu vực phía Nam, với các loại phi cơ trang bị radar cực mạnh.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác định là sẽ nghiên cứu đầy đủ về việc mua các loại phi cơ Osprey của Mỹ, có khả năng nghiêng cánh quạt để có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng như trực thăng.

Bên cạnh đó là một loạt những trang thiết bị hay phương tiện vũ khí ‘truyền thống hơn, với ý định trang bị thêm một chiếc khu trục hạm trị giá hơn 73 tỷ yên, một chiếc tàu ngầm hơn 51 tỷ yên và một chiếc tàu cứu nạn tầu ngầm, gần 51 tỷ. Các công nghệ học nhằm phát hiện và theo dõi các loại phi cơ được mệnh danh là tàng hình cũng được quan tâm.

Theo các nhà phân tích, yêu cầu gia tăng ngân sách của bộ Quốc phòng Nhật Bản phản ánh chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với một đường lối đối ngoại quyết đoán hơn, và một chủ trương quốc phòng mạnh bạo hơn.

Trong thời gian gần đây, ông Abe thường xuyên bày tỏ thái độ quan ngại trước vấn đề quốc phòng Nhật Bản, vào lúc mà Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động hải quân trong vùng biển xung quanh Nhật Bản, và Bắc Triều Tiên, một quốc gia nổi tiếng với tính khí thất thường, vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Ông cũng đã kêu gọi liên minh quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, nước đang trong tiến trình tái cân bằng lực lượng của mình qua châu Á.

Ngân sách do Bộ Quốc phòng yêu cầu tuy nhiên vẫn còn ở dạng đề nghị, phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra trong thời gian tới đây. Nếu được chuẩn y thì nó sẽ đánh dấu một sự gia tăng lớn nhất kể từ năm tài chính 1992 đến nay.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130831-bao-ve-bien-dao-chong-trung-quoc-uu-tien-moi-cua-quoc-phong-nhat-ban

Biểu diễn nhào lộn trên không tại MAKS 2013



Theo truyền thống tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2013, các phi công hàng đầu thế giới trình diễn các kỹ năng bay xuất sắc của mình. MAKS-2013 bắt đầu từ 27 tháng 8 đến 01 tháng 9 năm 2013.

Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo HQ-184 Hải Phòng cho Việt Nam

Chiếc tàu ngầm thứ 3 thuộc lớp Kilo Project 636 mang tên HQ-184 Hải Phòng dành cho Việt Nam đã được hạ thủy tại nhà máy Admiratly Verfi.

Nga đã hạ thủy 3 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, trong đó tàu ngầm Kilo Hà Nội HQ-182 đã hoàn thành thử nghiệm, sẵn sàng về nước. Ảnh minh họa

Một nguồn tin ngành công nghiệp đóng tàu Nga đã nói như vậy với hãng thông tấnInterfax.

"Chiếc tàu ngầm xuất khẩu thứ 3 đã được hạ thủy vào hôm 28/8. Các thử nghiệm neo đậu của tàu đã bắt đầu”, nguồn tin cho biết.

Trong năm nay sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu ngầm diesel-điện thuộc lớp Kilo Project 636 đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 chiếc được ký kết năm 2009.

Bên cạnh việc đóng các tàu ngầm, hợp đồng còn dự trù mục đào tạo thủy thủ đoàn cho Việt Nam, cũng như cung cấp các thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.
Để đào tạo các thủy thủ đoàn tàu ngầm Việt Nam, một trung tâm đào tạo đã được xây dựng tại vịnh Cam Ranh với sự hỗ trợ của Tập đoàn NPO Avrora.

Hãng này đã phát triển và chế tạo 5 hệ thống cho những tàu ngầm này, đặc biệt là hệ thống thông tin – điều khiển tự động Lama, hệ thống điều khiển tàu ngầm Palladium và hệ thống điều khiển hành trình Pyrit.

Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Kilo Project 636 thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3. Tàu được tích hợp nhiều hệ thống vũ khí hiện đại, đặc biệt nhất là tổ hợp tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S cho phép tấn công đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, hiện đại.

Trong dự án đóng tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, lần đầu tiên nhà sản xuất đã thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến.



Hoàng Lê - Báo Kiến Thức

Nga và Việt Nam ký thoả thuận về hợp tác quân sự

Matxcova, 30 tháng Tám. Interfax. Chính phủ Nga đã thông qua dự thảo thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Việt Nam về hợp tác quân sự.


Sắc lệnh tương ứng của Thủ tướng chính phủ Dmitry Medvedev đã được đăng trong cơ sở dữ liệu các văn bản pháp lý nhà nước.

Dự thảo thỏa thuận đã được trình lên Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Phù hợp với sắc lệnh của Bộ Quốc phòng Nga đã có chỉ thị tiến hành các cuộc đàm phán với phía Việt Nam với sự tham gia của các cơ quan hữu trách hành pháp liên bang và khi đạt được thỏa thuận, nhân danh Chính phủ Liên bang Nga ký kết nghị định tương ứng, cho phép đưa một số sửa đổi không có tính nguyên tắc vào trong dự thảo.

Theo dự thảo thỏa thuận, hợp tác giữa hai phía được thực hiện theo những hướng như trao đổi quan điểm và thông tin về các vấn đề quân sự và chính trị, vấn đề an ninh quốc tế và tin cậy lẫn nhau, tăng cường cuộc đấu tranh chống khủng bố và kiểm soát vũ khí.

Trong số các hướng hợp tác còn có hướng phát triển quan hệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ quân sự, y học quân sự, lịch sử quân sự, địa hình, thủy văn, thể thao, văn hóa và giải trí, tương tác trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển.


Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Video: Chung kết Sao mai 2013 ngày 31-8-2013



Đêm chung kết xếp loại Sao Mai 2013 diễn ra tại thành phố Hải Phòng vào tối ngày 31/8 với sự tham gia của 12 thí sinh xuất sắc nhất thuộc ba dòng nhạc thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ.

Ban Tổ chức đã chọn ra 3 thí sinh giành giải nhất của từng dòng nhạc : Nhạc thính phòng là Võ Hồng Quân (Cộng hòa Pháp), Nhạc Dân gian là Trần Thị Huyền Trang (Nghệ An), Nhạc nhẹ là Ngô Thị Thanh Huyền (Thanh Hóa). Thí sinh được bình chọn qua mạng nhiều nhất là Phạm Thị Thùy Dung (Hà Tĩnh). Ngoài ra, Ban Tổ chức trao giải triển vọng cho 3 thí sinh khác.

12 thí sinh của 3 dòng nhạc lọt vào đêm chung kết xếp loại Sao Mai 2013, gồm: 4 thí sinh của dòng nhạc thính phòng là Võ Hồng Quân (Cộng hòa Pháp), Ngô Văn Đức (Thái Bình) và 2 thí sinh của Nghệ An là Đinh Thị Trang và Trần Thị Trang. 4 thí sinh dòng nhạc dân gian là Phạm Thị Thùy Dung (Hà Tĩnh), Ngô Thị Phương Thúy (Bắc Ninh), Trần Thị Huyền Trang (Nghệ An), Trần Thụy Miên (Hà Tĩnh). 4 thí sinh của dòng nhạc nhẹ là Trần Ngọc Vũ, thành phố Hồ Chí Minh, Ngô Thị Thanh Huyền (Thanh Hóa), Bùi Thị Hồng Chinh (Hải Phòng), Nguyễn Hoàng Tinh Uyên ( Quảng Trị).

Thành phần tham gia Ban giám khảo đêm chung kết xếp loại gồm Nhạc sĩ, Nhà giáo ưu tú Ức Trịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam; Nhạc sĩ Tuấn Phương, Phó Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam; Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Lan, Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nghệ sĩ Ưu tú Minh Anh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội; Ca sĩ Anh Thơ, Giảng viên Nhạc viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Ca sĩ Tùng Dương.

Mỗi thí sinh dự thi hát 1 tác phẩm do Ban Tổ chức chỉ định và 1 tác phẩm do thí sinh tự chọn. Vị giám khảo nào có ca khúc được thí sinh lựa chọn dự thi thì sẽ không được chấm điểm thi phần đó. Điểm của thí sinh là điểm trung bình của các vị giám khảo cộng lại.

Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc biểu diễn tại MAKS-2013


Tại triển lãm hàng không MAKS-2013, đội bay hay nhất Trung Quốc đã biểu diễn với máy bay chiến đấu J-10. MAKS-2013 được tổ chức từ 27 tháng 8 đến 01 tháng 9 năm 2013.

Tiêm kích J-10 là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được hợp tác thiết kế cùng Công nghiệp Hàng không Israel và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (tên tiếng Anh:Chengdu Aircraft Industry Corporation, CAC) thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sản xuất cung cấp cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân. Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự tính có thể xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho các nước sử dụng F-16 nhưng chỉ tốn có nửa giá. Tuy nhiên kế hoạch này không được thành công lắm vì có quá nhiều máy bay F-16 cũ đã qua sử dụng được bán với giá thấp hơn J-10 trên thị trường.

Máy bay chiến đấu T-50 tại triển lãm MAKS- 2013


Ba nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 đã cất cánh từ trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần Moscow trong chương trình bay biểu diễn tại MAKS-2013. Những chiếc máy bay đã gây phấn khích khán giả với những pha nhào lộn ngoạn mục.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Phim tài liệu: Cảnh sát biển Việt Nam


Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng quốc phòng ASEAN thảo luận về tranh chấp lãnh thổ

Tranh chấp lãnh thổ tại vùng Biển Nam Trung Hoa sẽ đứng đầu chương trình nghị sự của hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN bắt đầu ngày hôm nay tại Brunei.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Kwan-jin (trái) thảo luận tại cuộc họp song phương ở Bandar Seri Begawan, Brunei, 28/8/13
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Kwan-jin (trái) thảo luận tại cuộc họp song phương ở Bandar Seri Begawan, Brunei, 28/8/13


Các giới chức cao cấp quốc phòng của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và những cường quốc khu vực khác cũng tham dự hai ngày hội nghị thượng đỉnh của ASEAN.

Trước hội nghị, một số bộ trưởng ngoại giao ASEAN đồng ý đưa ra một lập trường thống nhất để khuyến khích Trung Quốc thương thuyết về một bộ qui tắc ứng xử có tính cách ràng buộc để giúp ngăn ngừa xung đột trong những vụ tranh chấp lãnh thổ.

Các giới chức nói Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel có kế hoạch khuyến khích những cuộc thảo luận như vậy khi ông gặp người tương nhiệm Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, bên lề hội nghị.

Trung Quốc có những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trùng lắp với một số nước Đông Nam Á và họ đã không muốn thảo luận với ASEAN về những tranh chấp này. Thay vào đó họ chỉ muốn giải quyết vấn đề trên căn bản với từng nước một.

Brunei, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về một số đảo giàu tài nguyên tại vùng Biển Nam Trung Hoa. Nhật Bản và Trung Quốc có một cuộc tranh chấp khác tại Biển ở phía Đông Trung Hoa.

Nhiều nước cáo buộc Trung Quốc sử dụng quân đội được tân tiến hóa nhanh chóng để bảo vệ một cách mạnh mẽ hơn những vùng họ cho là thuộc lãnh thổ của họ. Hậu quả là một số quốc gia đã mở rộng sự hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng, như thường được gọi, sẽ giúp đặt nền tảng làm việc cho Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức vào tháng 10 năm nay, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Barack Obama.

http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-quoc-phong-asean-thao-luan-ve-tranh-chap-lanh-tho/1738679.html

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Cận cảnh A-10 Thunderbolt II mang vũ khí

Một chiếc A-10 Thunderbolt II thự hiện pha nhào lộn sau khi một phi công bị bắn rơi theo mô phỏng tại cuộc diễn tập RED FLAG-Alaska 13-3 ngày 22 tháng 8 năm 2013 tại Căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Ngay lập tức hai chiếc A-10S tiếp cập vị trí để vệ anh ta cho đến khi Phi đội cứu hộ 210 đến cứu hộ phi công này.

Một chiếc A-10 Thunderbolt II thự hiện pha nhào lộn sau khi một phi công bị bắn rơi theo mô phỏng tại cuộc diễn tập RED FLAG-Alaska 13-3 ngày 22 tháng 8 năm 2013 tại Căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Ngay lập tức hai chiếc A-10S tiếp cập vị trí để vệ anh ta cho đến khi Phi đội cứu hộ 210 đến cứu hộ phi công này. Nhấp vào ảnh để phóng to.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ gặp mặt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị ADMM+ tại Brunei vào thứ Tư 28/8.

Chi tiết cuộc hội đàm chưa được thông báo, nhưng có ý kiến nói đã đề cập tới hợp tác quốc phòng song phương cũng như tình hình tranh chấp ở Biển Đông.

Các bộ trưởng quốc phòng Asean mở rộng họp mặt ở Brunei
Các bộ trưởng quốc phòng Asean mở rộng họp mặt ở Brunei

Báo Singapore The Straits Times cho hay đây là một trong các cuộc gặp được lên kế hoạch cho một ngày bận rộn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean mở rộng của ông Hagel.

Ngoài Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn gặp bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Nam Hàn và Brunei. Ông cũng sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và người tương nhiệm Miến Điện.

Tuy tình hình Syria có khả năng chiếm lĩnh nghị trình của ông Hagel, ông vẫn được trông đợi sẽ kêu gọi các nước kiềm chế tại Biển Đông và cổ suý cho tiến trình chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Hội nghị ADMM+ là sáng kiến do Việt Nam đưa ra năm 2010, có sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng các nước Asean và 8 quốc gia khác là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, và New Zealand. Hội nghị năm nay là lần thứ hai, diễn ra trong hai ngày 28/8-29/8.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến công du Philippines ba ngày trước khi tới Brunei tham dự ADMM+.

Tại Manila, ông Thanh cũng đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines về tình hình Biển Đông.

Thời gian gần đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trên nhiều cấp độ, tuy nhiên Mỹ vẫn chưa bán vũ khís át thương cũng như chưa tập trận chung với Việt Nam.

'Cường quốc tầm trung'

Hôm 27/8, hãng tin Bloomberg có bài đề cập tới vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự tại khu vực.

Hãng này nhận định "cuộc tranh giành nguồn lợi dầu khí, hải sản và ảnh hưởng đang đặt Việt Nam vào tầm chú ý trong vị thế cường quốc tầm trung đang nổi lên ở Đông Nam Á".

Theo Bloomberg, kể từ hội nghị ADMM+ lần thứ nhất ở Hà Nội năm 2010, vai trò của Việt Nam đang đi lên trong bối cảnh Mỹ chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc cũng mở rộng tầm ảnh hưởng.

Ralf Emmers, phó giáo sư tại Học viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, được dẫn lời nói: “Việt Nam ngày càng được coi như một quốc gia quan trọng trong khu vực".

Tuy nhiên điều này, theo ông Emmers, khiến Việt Nam phải cân nhắc hành xử để không bị coi là quá thân với Mỹ mà làm phật lòng Trung Quốc.

Việt Nam cần hỗ trợ của Mỹ, nhất là trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Việt Nam cũng không muốn đi con đường của Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ.

Một số chuyên gia, như Termsak Chalermpalanupap từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cũng ở Singapore, cho rằng quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cho phép Hà Nội giải quyết bất đồng với Bắc Kinh tại Biển Đông một cách thuận lợi hơn Manila.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130828_phungquangthanh_hagel.shtml

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Chìm Trong Bóng Tối - Star Trek Into Darkness 2013

Star Trek Into Darkness có nội dung xoay quanh Thuyền trưởng James T. Kirk và phi hành đoàn của tàu Enterprise, những người được giao nhiệm vụ truy lùng và bắt giữ một kẻ có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, những gì diễn ra sau đó lại vượt quá sự tưởng tượng của họ.

Thể loại: Phim Viễn Tưởng
Diễn viên: Chris Pine, Zachary Quinto, Zoe Saldana
Đạo diễn: J.J. Abrams
Năm PH: 2013


--> Xem Phim



Ấn Độ gửi thông điệp mạnh mẽ nhất tới Trung Quốc


C-130J Ấn Độ
Truyền thông Ấn Độ ngày 20/8/2013 đưa tin cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Ấn Độ đã chính thức điều động một chiếc máy bay vận tải cỡ lớn C-130J mà nước này mua của Mỹ hạ cánh xuống một căn cứ quân sự nằm trên Đường kiểm soát ranh giới tạm thời giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Đây được xem là thông điệp mạnh nhất của quân đội Ấn Độ, một số phương tiện truyền thông thậm chí còn cho rằng hành động của Ấn Độ là thông điệp thù địch nhất dành cho Trung Quốc kể từ vụ xích mích giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Chiếc C-130J hạ cánh xuống căn cứ quân sự được xây dựng trong giai đoạn chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 ở động cao 16.600 feet vào lúc 6 giờ 54 phút sáng ngày 20/8/2013.

Việt Nam-Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Philippines ngày 26/8 cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa những động thái gây hấn của Trung Quốc dành chủ quyền ở Biển Đông.

Thỏa thuận đạt được nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, đến Philippines kéo dài trong 3 ngày.

Báo chí Philippines dẫn lời phát ngôn nhân Bộ quốc phòng nước này cho biết dịp này đôi bên đánh giá lại các hoạt động chung của quân đội hai nước và tìm kiếm các sáng kiến cũng như cơ hội thúc đẩy hợp tác hơn nữa bao gồm hỗ trợ nhân đạo và hợp tác cứu trợ thiên tai.

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam cùng người đồng nhiệm phía Philippines, Voltaire Gazmin, cũng thảo luận về các vấn đề an ninh gần đây mà cả hai nước cùng quan tâm đặc biệt về tình hình Biển Đông và chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Phát ngôn nhân Bộ quốc phòng Philippines, Paul Galvez, nói chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thể hiện rõ ràng cam kết của hai nước nhằm củng cố hợp tác, cùng nhau phát triển khả năng quốc phòng đôi bên.

Philippines cho hay trao đổi quốc phòng với Việt Nam đang tiến triển kể từ khi hai nước ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, thúc đẩy quan hệ quân sự song phương hồi năm 2010.

Việt Nam ủng hộ vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc.

Ông Phùng Quang Thanh sẽ rời Philippines vào ngày 27/8 để lên đường đi Brunei dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Brunei.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ ghé thăm Philippines trong hai ngày 29 và 30 tháng này.

http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-philippines-tang-cuong-hop-tac-quoc-phong/1736974.html

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Ảnh quốc phòng 25-8-2013: F/A-18E Super Hornet, Su-30MK2

Một chiếc F/A-18E Super Hornet của Phi đội máy bay chiến đấu Hoàng gia (VFA) thực hiện một cú lộn ngược với tốc độ cao phía trên tàu khu trục tên lửa USS Preble (DDG 88) của Mỹ. Tàu Preble đang phụ trách tuần tra với nhóm tấn công trong hạm đội tàu sân bay George Washington thuộc Hạm đội 7 của Mỹ chịu trách nhiệm hỗ trợ an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương
(20 tháng 8 năm 2013) Một chiếc F/A-18E Super Hornet của Phi đội máy bay chiến đấu Hoàng gia (VFA) thực hiện một cú lộn ngược với tốc độ cao phía trên tàu khu trục tên lửa USS Preble (DDG 88) của Mỹ. Tàu Preble đang phụ trách tuần tra với nhóm tấn công trong hạm đội tàu sân bay George Washington thuộc Hạm đội 7 của Mỹ chịu trách nhiệm hỗ trợ an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương.

Chiến đấu cơ Su-30MK2 tại một cuộc triển lãm hàng không MAKS ở ngoại ô thủ đô Mát-xcơ-va, Nga
Chiến đấu cơ Su-30MK2 tại một cuộc triển lãm hàng không MAKS ở ngoại ô thủ đô Mát-xcơ-va, Nga.

Hình ảnh Su-30MK2 mang vũ khí
Hình ảnh Su-30MK2 mang vũ khí.

Video giới thiệu tàu chiến LCS của Lockheed Martin


Tàu chiến đấu ven biển (tiếng Anh: Littoral combat ship, viết tắt là LCS) là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ đang được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven biển ngăn chặn địch tiếp cận bờ biển. Chiếc tàu chiến đấu ven biển đầu tiên được đưa vào biên chế từ ngày 8 tháng 11 năm 2008 là USS Freedom (LCS-1).


- USS Freedom (LCS-1) - tàu chiến đấu ven biển đầu tiên của Hải quân Mỹ (trên). - Tàu chiến đấu ven biển USS Independence LCS-2 được thiết kế dạng 3 thân (dưới).

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Việt Nam tham gia diễn tập hải quân ở Biển Đông

Lực lượng hải quân của 10 nước thành viên ASEAN và 8 quốc gia(Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) sẽ tham gia một cuộc diễn tập chung ở Biển Đông vào năm tới.


Một cuộc tập trận chung trên biển. Ảnh: wordpress


Thông tin trên do Hải quân Indonesia cung cấp hôm qua. Cuộc diễn tập mang tên "Diễn tập đa phương Komodo 2014" dự kiến sự kiện tiến hành vào tháng 4/2014 ở ngoài khơi các quần đảo Natuna và Anambas thuộc khu vực giữa bán đảo Malaysia và đảo Borneo.

Tuyên bố của Hải quân Indonesia nhấn mạnh, cuộc diễn tập tập trung vào sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Nước chủ nhà Indonesia sẽ triển khai 12 tàu phục vụ cuộc diễn tập. Các quốc gia ASEAN tham gia gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Ở một tin tức liên quan tới Biển Đông, siêu tàu lặn Giao Long của Trung Quốc đã rời nơi neo đậu, ra Biển Đông thực hiện nhiệm vụ mới.

Con tàu này sẽ lặn sâu tùy theo điều kiện biển và tiến hành công việc quan sát thực tế, lấy mẫu và khảo sát địa hình dưới bề mặt biển.Giao Long đã hoàn tất bốn lần lặn biển sâu từ ngày 17-20/6 để thu thập các mẫu khoáng vật quý hiếm.

Thái An(theo globalpost, CNTV) - VietNamNet

Nga giới thiệu hệ thống phòng thủ mới thay thế S-300

MOSCOW, 24 tháng 8, 2013- Công ty Almaz-Antei của Nga sẽ lần đầu tiên giới thiệu hệ thống phòng không tầm trung mới nhất S-350E Vityaz tại triển lãm MAKS-2013 sắp tới ở ngoại ô Moscow, công ty cho biết.

Hệ thống Vityaz, được dự kiến ​​sẽ thay thế S-300 lỗi thời, vượt trội so với mô hình tương tự của các nước khác, theo hãng Almaz-Antei tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu.

Hệ thống mới của Nga đã được báo cáo kèm theo hình ảnh cho thấy Tổng thống Vladimir Putin có chuyến thăm nhà máy ở St Petersburg, nơi nó được sản xuất bởi các công ty Almaz-Antei.

Hệ thống đã được thiết kế từ năm 2007 và các tính năng tiên tiến với radar theo từng giai đoạn, một xe chỉ huy mới và một bệ phóng mang theo 12 tên lửa - một biến thể của tên lửa 9M96 dẫn đường chủ động bằng radar, theo công ty.

Almaz-Ante có kế hoạch bàn giao hệ thống cho Bộ Quốc phòng Nga để thử nghiệm trước khi kết thúc năm 2013 và bắt đầu giao hàng cho quân đội Nga vào năm tới.

Hệ thống Vityaz sẽ bổ sung cho Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ hàng không vũ trụ trong tương lai với các mục tiêu ở khoảng từ 5 đến 400 km và ở độ cao từ năm mét đến gần không gian.

Việt Nam mua 2 tàu hộ vệ tàng hình Sigma Hà Lan

Theo thông tin từ nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan cho biết, nhà máy này đã đạt được một thỏa thuận cung cấp 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma cho Hải quân Việt Nam.

Thông tin trên đã được xưởng đóng tàu Gorinchem - một đơn vị của Damen xác nhận hôm 22/8. Theo truyền thông Hà Lan, thỏa thuận chính thức có thể được ký kết vào cuối năm 2013. Tuy nhiên giá trị của bản hợp đồng không được công bố, nhưng theo một nguồn tin trong nhà máy Damen cho biết, hợp đồng có thể đạt tới nửa tỷ Euro (tương đương 660 triệu USD). Trong đó, đã có sự tham gia hỗ trợ của cả Chính phủ Hà Lan. Hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam đặt mua thuộc lớp Sigma 9814 có chiều dài khoảng 98m, rộng 14m.

Các tàu được trang bị hệ thống pháo hải quân Oto Melara 76mm, tên lửa hành trình chống tàu và hệ thống ống phóng thẳng đứng với tên lửa phòng không Mica.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma

Hiện chưa rõ Sigma 9814 sẽ được trang bị loại tên lửa chống tàu nào, theo một số nguồn tin có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này.

Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước châu Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).

Việc đóng tàu tuy Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng có vẻ như chiếc tàu Sigma đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc tiếp theo sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.

Damen đã có lịch sử gần 20 năm hợp tác đóng tàu ở các quốc gia Đông Nam Á, công ty này đã xây dựng được 5 nhà máy đóng và sửa chữa tàu, trong đó có 01 nhà máy đóng tàu lớn đặt ở Hải Phòng của Việt Nam. Theo công ty này, các cơ sở trên giúp Damen có nhiều hy vọng đạt thêm nhiều thỏa thuận đóng tàu nữa với Chính phủ Việt Nam.

Trong những năm qua, Việt Nam và Hà Lan đã có nhiều chương trình hợp tác quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu. Phía Hà Lan đã giúp đỡ thiết kế tàu tuần tra đa năng DN-2000 cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, việc đóng tàu này được thực hiện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Việt Nam tăng cường hợp tác với Hà Lan

Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hà Lan được khẳng định thêm bằng chuyến thăm Hà lan của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ ngày 18 đến 19/8 vừa qua theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Hennis-Plasschaer.

Hai Bộ trưởng đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, trong đó có hợp tác quốc phòng. Về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, cùng với sự phát triển của mối quan hệ chung và trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, thời gian qua hai bên đã triển khai có hiệu quả các nội dung hợp tác như trao đổi đoàn, đào tạo, công nghiệp quốc phòng, qua đó đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước.

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác với Hà Lan; hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung Bản ghi nhớ, bao gồm trao đổi đoàn các cấp; đào tạo; trao đổi kinh nghiệm, hợp tác giữa các quân binh chủng, trong đó chú trọng lĩnh vực hải quân; công nghiệp quốc phòng, trọng tâm là hợp tác đóng tàu cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.

Bộ trưởng Hennis-Plasschaer đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2013), cho rằng chuyến thăm là một minh chứng về thiện chí và mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung và hai quân đội nói riêng.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/bao-ha-lan-viet-nam-mua-2-tau-ho-ve-tang-hinh-sigma-ha-lan-2353145/

--> Xem video

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bảo vệ bờ biển Trung Quốc xây dựng hạm đội mới

Chuyên viên Phân tích Gary Li của trang tin quốc phòng IHS Jane cung cấp chi tiết độc quyền cho biết làm thế nào các tàu mới sẽ được nâng cấp cho Bảo vệ bờ biển của Trung Quốc (Chinese Coast Guard).

Một con tàu hơn 4.000 tấn với dòng chữ China Coast Guard (Bảo vệ bờ biển TQ - BVBB) đang được hạ thủy.
"Khoảng 36 tàu, phần lớn hơn 1.000 DWT (tải trọng), đã được đặt hàng và sắp hoàn thành, trả tiền bời các tỉnh khác nhau."

Nhà phân tích Alex củq IHS Jane mô tả một con hậu cần lớn, trang bị cứu hộ và thiết bị kiểm soát ô nhiễm cũng như một máy bay trực thăng.

Việc bổ sung các tàu mới sẽ cải thiện đáng kể khả năng của Bảo vệ bờ biển (BVBB) để đảm bảo an toàn hàng hải trong vùng biển mà Trung Quốc (TQ) tuyên bố chủ quyền, cũng như cung cấp cho BVBB sức mạnh được cải thiện trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra. Hiện nay, BVBB đã được sử dụng gần như hoàn toàn trong việc duy trì một sự hiện diện liên tục trong vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

"... Bảo vệ bờ biển chỉ có thể thực hiện quyền hạn thực thi hành chính, không có cơ sở pháp lý để bắt tàu hoặc thuyền viên. Và cũng không có chức năng tìm kiếm và cứu hộ rõ ràng, mà dường như vẫn thuộc Cục Quản lý an toàn hàng hải (MSA) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải." Báo cáo viết.

Trung Quốc đã sở hữu một trong những đội tàu thương mại lớn nhất trên thế giới. Để đảm bảo sự an toàn của những con tàu này trên biển, sự phát triển của một lực lượng cảnh sát biển hiệu quả là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, với phần lớn các đội tàu BVBB để tham gia trong tranh chấp lãnh thổ, và có thẩm quyền pháp lý là một vấn đề, không chắc rằng BVBB sẽ trở thành một lực lượng bảo vệ chính thức cho an ninh hàng hải trong thời gian tới, Li cho biết thêm.

Cuối cùng, IHS Jane's đã xác định được rằng 56 tàu đã được chuyển đổi cho văn phòng mới của BVBB Trung Quốc, với 22 tàu dùng cho các hoạt động trên biển.

Ngày 09 tháng 7- 2013, BVBB Trung Quốc đã chính thức được thành lập với hơn 16.000 nhân viên và 11 đội tàu / phi đội đóng ở các bộ chỉ huy phía Bắc, Đông và Nam. Đầu tháng này (8- 2013), nhiều hình ảnh trực tuyến khác nhau cho thấy một tàu lớn đang được đóng với thân tàu sơn màu chữ China Coast Guard. Nguồn: Maritime Executive

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Quân đội Nhật Bản tập trận lớn nhất trong năm

Toàn cảnh cuộc tập trận thường niên lớn nhất của bộ binh Nhật Bản diễn ra tại núi Phú Sĩ bắt đầu từ 20/8.



Nguồn: VTV1

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa'

Chiếc tàu ngầm mini đầu tiên đang được hoàn thiện để chạy thử trên biển vào tháng 11, phiên bản tiếp theo được thiết kế đủ lớn để mang vũ khí.

Tàu ngầm Trường Sa
Chiếc tàu ngầm mini do nhóm kỹ sư và công nhân ở Thái Bình tự sản xuất. Ảnh: Quốc Hòa.


Theo thuyết trình của nhóm thiết kế, tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 hải lý/h.

Đứng đầu nhóm chế tạo là ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi. Ông là giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình. Ông cho biết, chiếc tàu ngầm mini không làm rập khuôn theo bất kỳ hình dáng chiếc tàu nào trên thế giới mà học hỏi từ nhiều mô hình khác nhau.

Mục đích khi chế tạo con tàu này theo ông Hòa là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phục vụ thương mại và đánh bắt hải sản.

"Bờ biển Việt Nam rất dài, mỗi người, mỗi tập thể nên cùng nhau góp sức để bảo vệ bờ biển, từ đó tăng khả năng khai thác hải sản, bảo vệ ngư dân và thực hiện chủ quyền", ông Hòa nói về ý tưởng khi đóng chiếc tàu.

"Mọi người đều nghĩ tàu ngầm là thứ gì khó khăn, phức tạp. Với chút hiểu biết của bản thân, tôi muốn thử xem thế nào. Điều này cũng để chứng tỏ với mọi người và thế giới thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể làm tàu ngầm chạy được", ông Hòa nói.

Khi thấy ông Hòa thực hiện công việc trên, nhiều người nói là ông "bị điên", nhưng bỏ mặc những lời nói đó, ông cùng các nhân viên công ty vẫn theo đuổi ý tưởng được cho là "kỳ quái". Con tàu đang được hoàn thiện và chuẩn bị mang ra thử nghiệm.

Để tìm ra công nghệ phù hợp, ông Hòa và đồng nghiệp đã tham khảo thông tin trên Internet, đọc các tạp chí khoa học thế giới để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế của Việt Nam.

Theo ông Hòa, nếu rập khuôn theo công nghệ của thế giới thì khó mà thực hiện được. AIP còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập, "công nghệ tuyệt vời cho tàu ngầm", ông Hòa nhấn mạnh.

Ông Hòa phân tích, các tàu ngầm khi lặn xuống nước mà động cơ không hoạt động được phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn pin, hay ắc-quy - hai thứ vô cùng đắt đỏ. Một số tàu ngầm lặn được thời gian ngắn là bởi nó sử dụng pin, khi hết pin, tàu sẽ nổi lên, vì thế hạn chế khả năng hoạt động của tàu ngầm. Tuy nhiên, công nghệ chạy không khí tuần hoàn độc lập sẽ giúp kéo dài thời gian lặn ra của tàu ngầm.

Nếu hoạt động bằng pin, tàu Trường Sa chỉ lặn tối đa hơn một tiếng đồng hồ rồi nổi lên. Nhưng chạy bằng không khí tuần hoàn độc lập từng được áp dụng cho tàu ngầm lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản, con tàu ngầm mini của nhóm ông Hòa sẽ hoạt động lâu hơn nhiều. "Tàu có thể lặn vài ngày, thậm chí là hàng tuần mới phải nổi lên mặt nước. Tất nhiên, tàu ngầm thông thường không thể so với tàu ngầm hạt nhân được", ông Hòa nói.

Ông đang xây dựng bể thử nghiệm tàu ngầm trước khi đưa ra biển. "Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ chế tạo tàu ngầm lớn gấp đôi tàu mini hiện có. Con tàu lớn này có thể mang ba tấn, đủ sức để trang bị hai quả ngư lôi", ông Hòa nói.

Theo kế hoạch, tháng 11 tới, ông Hòa và đồng nghiệp sẽ đưa tàu ngầm mini ra biển. Ban đầu, ông định chạy thử từ cảng Diêm Điền tới Bạch Long Vĩ. Nếu thành công, ở giai đoạn hai, ông sẽ đưa tàu từ Sài Gòn tới Trường Sa.

"Tôi chắc tàu ngầm của chúng tôi sẽ thành công khi thử nghiệm và tiến tới Trường Sa trong thời gian tới", ông Hòa nói.

Tàu Trường Sa nhìn từ trên xuống. Ảnh: Quốc Hòa.


Hình ảnh về chiếc tàu ngầm trên khi đưa lên mạng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, có hai đặc điểm khiến mọi người ngờ vực, đó là công nghệ AIP và vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h.

AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Hiện có nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng nó có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Công nghệ này không phải nước nào cũng có thể áp dụng. Các tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp; Type-209/212/214 của Đức; tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản; tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển; tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha; tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

Vì thế, việc nhóm ông Hòa sử dụng công nghệ AIP khiến nhiều người nghi ngờ.

Bên cạnh đó, thông tin giới thiệu vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h cũng khiến không ít người "hoảng hốt". Phần đông cho rằng, một tàu ngầm có tốc độ di chuyển chỉ trên dưới 10 hải lý/h, còn với 40 hải lý/h, tàu ngầm mini trên đạt tốc độ của một trái ngư lôi.

Đây không phải lần đầu tiên có thông tin Việt Nam chế tạo được tàu ngầm. Trước đó, các nhà khoa học ở Đại học Nha Trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng từng giới thiệu về mô hình này. Việt kiều Phan Bộ An cũng từng công bố tàu ngầm do ông chế tạo.

Hương Thu

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/doanh-nhan-thai-binh-che-tao-tau-ngam-truong-sa-2868668.html

Việt Nam mua thêm chiến đấu cơ từ Nga

Việt Nam vừa ký hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ hiện đại Su-30MK2 của Nga, tổng trị giá hơn 600 triệu đôla Mỹ.

Hãng thông tấn Interfax của Nga cho hay hợp đồng mới sẽ được thực hiện làm ba đợt, mỗi đợt bốn chiếc Sukhoi, giao hàng trong hai năm 2014 và 2015.

Hãng này cũng dẫn nguồn ngoại giao quân sự giấu tên nói Việt Nam còn mua thêm một số hạng mục kỹ thuật khác mà không cung cấp thêm chi tiết.

Nga đang tổ chức Triển lãm hàng không Moscow (MAKS) lần thứ 11.

Triển lãm này là nơi các quốc gia quan tâm ký kết nhiều hợp đồng mua bán trao đổi công nghệ và máy bay, nhất là trong lĩnh vực quân sự.

Tuy nhiên dường như hợp đồng với Việt Nam được ký trước đó.

Ba đơn đặt hàng

Việt Nam đã ký hai hợp đồng mua Sukhoi trước đó với Nga thông qua tập đoàn xuất khẩu vũ̉ khí của nhà nước Rosoboronexport. Được biết hai hợp đồng đã hoàn tất.

Hợp đồng thứ nhất gồm tám chiếc, và thứ hai gồm 12 chiếc, đã được giao hàng xong năm ngoái.

Trung đoàn không quân 923 (Sư đoàn không quân 371, Quân chủng Phòng không-Không quân) là nơi quản lý, khai thác và sử dụng loại máy bay tiêm kích tối tân này.

Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất.

Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chúng có thể mang theo đến tám tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Chiến đấu cơ loại này có thể bay với vận tốc gấp đôi vận tốc âm thanh. Trị giá mỗi chiếc Su-30MK2 được nói là trên 60 triệu đôla.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng.

Cuối năm nay chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong loạt sáu chiếc Việt Nam mua từ Nga sẽ được giao cho Hà Nội.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130821_viet_russia_sukhoi.shtml

--> Xem Video

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Anh Quốc ca ngợi Typhoon là "Vua nhào lộn"

Hai quan chức lãnh đạo của Không quân Hoàng gia Anh đã ca ngợi hiệu suất của các máy bay phản lực Eurofighter Typhoon trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi giao hàng cho Không quân Hoàng gia của Vương quốc Anh (RAF) vào năm 2003. Với việc bổ sung công nghệ mới hơn 10 năm qua, chiếc máy bay hiện nay trên thế giới thực sự là máy bay chiến đấu 'nhào lộn', có khả năng chuyển đổi từ không-đối-không sang khả năng tấn công không đối đất/ hải trong cùng một sứ mệnh.

Khen ngợi thực sự

Phó Nguyên soái Không quân Hoàng gia Edward Stringer ca ngợi màn trình diễn của 'đội Typhoon" và cho biết chiếc máy bay đã tạo ra một " mức độ chính xác không nhìn thấy bất cứ nơi nào trước đây " trong việc triển khai tác chiến tại chiến trường Libya.

Tự hào

Phát biểu tại Royal International Air Tattoo (tạm dịch: Đại hội hàng không quốc tế Hoàng gia) Phó Nguyên soái cho biết: "Nhóm nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đằng sau nó rất xứng đáng để tự hào. Sự ca ngợi đã được hỗ trợ bởi chỉ huy các chuyến bay Richard Wells- đồng nghiệp của ông Stinger, người đã nói Typhoon đã được hoan nghênh bởi phi công hàng đầu của Mỹ về hiệu quả của nó tại một cuộc tập trận lớn trên sa mạc Nevada được gọi là Red Flag.

http://www.baesystems.com/article/BAES_160649/typhoon-at-10-years-the-king-of-swing

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

TQ khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp trong đàm phán với Mỹ

Trung Quốc đã khẳng định ý chí và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình trong khi Hoa Kỳ kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có cuộc gặp vào thứ hai với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở Washington. Hai ông sau đó đã tổ chức một cuộc họp báo chung.

Hagel đã thúc đẩy đàm phán về tranh chấp lãnh thổ ở miền Nam và Đông Trung Quốc, vùng biển giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản.

Nhưng ông Thường nói "không nên đánh giá thấp" quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

“Chúng tôi luôn khẳng định các tranh chấp liên quan phải được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phám”, ông Thường cho biết trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ tại Lầu Năm Góc. “Tuy nhiên, không ai có thể ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của chúng tôi”, ông tuyên bố.

Ông cũng bác bỏ cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc tham gia vào các cuộc tấn công mạng nhắm tới các công ty tư nhân của Mỹ. Ông chỉ trích Mỹ sử dụng lợi thế công nghệ của mình để ngăn chặn sự phát triển của các quốc gia khác.

Tuy nhiên, 2 quan chức đã đạt được thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự. Họ đồng ý Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Pacific Rim do Mỹ tổ chức với các quốc gia thận cận.


http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/english/news/20130820_08.html

Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng, xem xét mua Global Hawk

Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét việc mua ba máy bay do thám Global Hawk do Mỹ chế tạo.


Trong báo cáo ngân sách quân sự năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch mua máy bay do thám trong vòng bốn năm tới với việc bổ sung các phương tiện mặt đất có giá lên tới 100 tỷ yên, tương đương 1 tỷ đô la Mỹ.

Tokyo cũng muốn thành lập các lượng biển và trên bộ tương tự như thủy quân lục chiến Mỹ.
Theo truyền hình quốc gia NHK của Nhật Bản, ngân sách năm 2014 sẽ tăng từ 130 tỷ yên lên 490 tỷ Yên (4,9 tỷ đô la Mỹ)

Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk là một máy bay do thám không người lái (UAV). Ban đầu, nó được thiết kế bởi hãng Ryan Aeronautical (nay là một phần của Northrop Grumman), và được gọi là Tier II + trong quá trình phát triển.

Trong vai trò thiết kế và hoạt động, Global Hawk tương tự như Lockheed U-2. RQ-4 cung cấp một cái nhìn tổng quan và giám sát với hệ thống radar sử dụng độ phân giải khẩu độ tổng hợp cao (SAR) và hệ thống cảm biến tầm xa electro-optical/infrared (EO/IR) với thời gian do thám dài trên khu vực mục tiêu. Nó có thể khảo sát một khu vực 40.000 dặm vuông (100.000 km2) địa hình một ngày.

Global Hawk được điều hành bởi Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Nó được sử dụng cho giám sát và an ninh thượng tầng. Nhiệm vụ của Global Hawk bao gồm khả năng bao phủ quang phổ để thu thập thông tin tình báo hỗ trợ các lực lượng trong hoạt động quân sự trên toàn thế giới. Theo Không lực Hoa Kỳ, khả năng giám sát thượng tầng của máy bay cho phép vũ khí nhắm mục tiêu chính xác hơn và bảo vệ các lượng lượng quân sự tốt hơn.


Israel tiết lộ tên lửa bí mật cực kỳ lợi hại

Tên lửa Tammuz của Israel

Quân đoàn pháo binh của Israel lần đầu tiên tiết lộ loại tên lửa được biết đến trước đó gọi là Tammuz - tên lửa đã từng được sử dụng ở Gaza và chiến tranh Li Băng. Với tầm hoạt động 15,5 dặm, tên lửa được trang bị một bộ cảm biến quang điện để truyền hình ảnh của mục tiêu cho hoạt động tác chiến của nó trong một chiếc xe bọc thép sau đó người lính trên xe tự lái xe về phía mục tiêu. Tên lửa có khả năng xuyên qua xe bọc thép.

Các tên lửa được bắn từ nóc xe bọc thép từ hai bệ phóng, mỗi bệ phóng có khả năng mang 3 tên lửa. Các xe mang tên lửa có thể mang theo bốn tên lửa bổ sung trong xe. Trong khi tên lửa đã được sử dụng từ những năm 1980, nó đã được quyết định để tiết lộ sự tồn tại của nó vào thứ hai. "Tên lửa cho chúng ta khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ một vị trí bế tắc mà không cần để nghững người lính của chúng ta đối mặt với kẻ thù," Đại tá Sharon - chỉ huy của Quân đoàn pháo binh David Sling Formation nói với các phóng viên.

Các tên lửa được phát triển dựa trên tên lửa tầm xa Spike được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems, và được điều hành bởi các đơn vị Meitar ưu tú của Quân đoàn pháo binh nước này. Nó được cho phép xuất khẩu ra nước ngoài một vài năm trước đây.

Tên lửa Tammuz được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Li-băng chống lại Hezbollah nhưng tỏ ra thành công hơn khi nó được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu Hamas trong chiến dịch Cast Lead ở Gaza năm 2009.


http://www.jewishpress.com/tv/video-picks/introducing-tamuz-the-missile/2013/08/19/

Cận cảnh máy bay chiến đấu LCA Tejas của Ấn Độ mang vũ khí

LCA Tejas là một máy bay chiến đấu đa chức năng do Ấn Độ phát triển. Đó là một máy bay chiến đấu không đuôi, có thiết kế cánh hình tam giác cân trang bị 1 động cơ duy nhất. Nó nằm trong chương trình Light Combat Aircraft (LCA), bắt đầu vào thập niên 80 để thay thế máy bay chiến đấu MiG-21 đã lỗi thời. Sau đó, LCA được cựu Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee chính thức đặt tên "Tejas", nghĩa là "bức xạ".

Hình ảnh được phát hành bởi Cơ quan phát triển hàng không (ADA) cho thấy LCA Tejas mang vũ khí.

Việt Mỹ đối thoại quốc phòng song phương

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân đội Hoa Kỳ vừa chủ trì Đối thoại quốc phòng song phương Mỹ-Việt lần thứ 10 giữa hai bên tại Hawaii. Cuộc đối thoại hàng năm diễn ra hồm thứ Năm tuần trước. Thông cáo từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) nói hai bên cùng nhận thức được tính chât phức tạp và cấp bách của các thách thức an ninh trong khu vực cũng như trên quốc tế. Những người tham gia đối thoại lần này cũng đã thảo luận cách thức phát triển và làm sâu thêm hợp tác quốc phòng hai bên, nhất là sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Các chủ đề chính trong Đối thoại quốc phòng song phương lần thứ 10 bao gồm an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và phản ứng thiên tai cùng các hoạt động hợp tác khác, theo PACOM. Phía Hoa Kỳ một lần nữa bày tỏ quan tâm tới quyền tự do đi lại trong khu vực, và khẳng định hai bên Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á. Đối thoại hàng năm Đối thoại quốc phòng song phương là một trong ba cơ chế đối thoại liên quan tới quốc phòng mà Việt Nam và Mỹ tổ chức hàng năm. Đó là các cuộc Đối thoại quốc phòng song phương (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì, bắt đầu từ 2005); Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng (do Bộ Ngoại giao hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2008); và Đối thoại Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2010). Có thể thấy hai quốc gia cựu thù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng từ sau khi bình thường hóa quan hệ. Các cuộc đối thoại không chỉ nhằm trao đổi quan điểm và kinh nghiệm, mà còn tiến tới các thỏa thuận hợp tác cụ thể và cần thiết. Hiện nay hợp tác quốc phòng vẫn còn giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, thiên tai, quân y... Việt Nam mong muốn mua vũ khí khí tài từ Mỹ, nhưng còn vướng rào cản là điều kiện về vấn đề nhân quyền. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130819_us_viet_defence_dialogue.shtml

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Ảnh: F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công


(14 tháng 8 năm 2013) Một chiếc máy bay F-35B Lightning II cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ USS Wasp (LHD 1). Đây là lần thứ hai F-35 thử nghiệm trên biển. F-35B là phiên bản cho Thủy quân lục chiến của máy bay chiến đấu tấn công F-35 và đang trải qua thử nghiệm trên tàu Wasp.

Trong tương lai, Mỹ sẽ có các cụm tấn công viễn chinh độc lập với các cụm tấn công tàu sân bay, tiên phong thực hiện nhiệm vụ ở các điểm nóng.

Tờ “Thanh niên Tham khảo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu tấn công đổ bộ “USS America” với sức mạnh vượt trội đã được gửi gắm nhiều kỳ vọng, cho dù nó chưa được đưa vào hoạt động. Quân Mỹ hy vọng nó dẫn đầu hạm đội viễn chinh chiến đấu liên tục ở khắp nơi trên thế giới.


Tàu đổ bộ tấn công LHD-6 của Hải uân Mỹ

Những người yêu thích quân sự có nhiều kinh nghiệm phần lớn biết rằng, ngoài 11 chiếc siêu tàu sân bay, lực lượng “độc cô cầu bại” Hải quân Mỹ còn có hơn 10 “quái vật lớn” rất giống tàu sân bay, đó chính là tàu tấn công đổ bộ thường xuất hiện trên báo chí.

Ngày 20/10, tại nhà máy đóng tàu Pascagoula, bang Mississippi, Hải quân Mỹ đã đặt tên cho chiếc tàu tấn công đổ bộ mới nhất mà họ đặt mua là USS America (LHA-6). Cái tên đầy sức nặng này hầu như đã công khai tuyên bố tính năng tác chiến phi phàm của chiếc tàu này.

Mạng “Chiến lượng Hoàn Cầu” Mỹ nhấn mạnh, tàu tấn công đổ bộ USS America trị giá 2,4 tỷ USD sẽ chính thức gia nhập hàng ngũ tác chiến vào tháng 2/2013, tiến đến triển khai lâu dài ở San Diego, bang California, “bảo vệ vị thế lãnh đạo quốc tế của Mỹ ở hướng châu Á-Thái Bình Dương”.



A-10 Thunderbolt II


Máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt II của Phi đội máy bay chiến đấu thứ 163 ở Fort Wayne, Indiana, thực hiện chuyến bay trong thời gian diễn tập Red Flag-Alaska 13-3 ngày 12 Tháng Tám, 2013 tại Eielson Air Force Base, Alaska. Thông thường, Ref Flag-Alaska tiến hành hai kịch bản chiến đấu mỗi ngày. Các kịch bản được hình thành để đáp ứng mục tiêu huấn luện cụ thể của từng bài tập. (Ảnh: không uân Hoa kỳ)

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Nga trì hoãn ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu MiG-35

MOSCOW, ngày 17 tháng 8 (RIA Novosti) - Bộ Quốc phòng Nga đã hoãn việc mua 37 máy bay chiến đấu MiG-35 cho đến năm 2016, Nhật báo Kommersant báo cáo hôm thứ bảy.

MiG-35
MiG-35

Ban đầu Bộ quốc phòng nước này dự kiến ​​ký hợp đồng mua bán với MiG trong tháng này, nhưng tháng trước, Tổng giám đốc Sergei Korotkov của MiG nói với RIA Novosti rằng các hợp đồng vẫn chưa được ký kết.

Hợp đồng sẽ được ký trong năm 2016 với số tiền khoảng 37 tỷ rúp (1,1 tỷ USD) từ ngân sách chương trình vũ trang của Nga trong giai đoạn thanh toán kế tiếp, theo yêu cầu của Bộ Tài chính, tờ Kommersant cho biết.

Tờ báo trích dẫn một nguồn tin Bộ Quốc phòng nói rằng họ đã không thể quyết định ký hợp đồng vì sự chậm trễ trong thiết kế.

"Vào thời điểm ký hợp đồng theo kế hoạnh, chúng tôi nhận được đề nghị của Bộ Tài chính phải trì hoãn chi tiêu một phần kinh phí phân bổ cho các chương trình vũ khí nhà nước 2014-2016 cho đến năm 2016", tờ báo trích dẫn nguồn cho biết.

"Sau khi phân tích [tình hình] chúng tôi sẽ quyết định đưa vấn đề mua các máy bay MiG-35 trở lại", nguồn tin nói thêm rằng số lượng các máy bay trong kế hoạch mua - 37 - vẫn không thay đổi.

Mikoyan MiG-35 (Fulcrum-F) là một máy bay chiến đấu thế hệ 4++ và sửa đổi của MiG-29M. Nó được trang bị cho chiến đấu không đối không và tên lửa không-đối-mặt, cũng như hệ thống radar Zhuk A.

Kommersant cũng báo cáo rằng hãng MiG có thể sớm nhận được một đơn đặt hàng mua máy bay chiến đấu MiG-29SMT từ Bộ Quốc phòng Nga, nguồn tin nói rằng cả hai bên đã "sẵn sàng để xem xét hợp đồng này và các máy bay sẽ được giao vào năm 2016."

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tàu đổ bộ bộ đệm khí tối tân của Mỹ

Tàu đổ bộ đệm khí (Marine landing craft air cushion- LCAC) của Hải quân Hoa Kỳ. Video của Kyle N. Runnels thuộc Đơn vị viễn chinh hải quân 26 của Hoa Kỳ và Nhóm hoạt động đổ bộ Kearsarge. Hiện đang triển khai tới Khu vực phản ứng của Hạm đội 5, Đơn vị viễn chinh- Marine Expeditionary Unit 26 hoạt động liên tục trên toàn cầu, cung cấp cho Tổng thống và chỉ huy thống nhất kế hoạch tác chiến với một lực lượng phản ứng nhanh trên biển được triển khai. Sản xuất bởi Cpl. Kyle Runnels. Video HD. Tải lên YouTube ngày 15-8-2013.

Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông

Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông Trung Quốc (hay Hoa Đông). Cuộc diễn tập kéo dài 4 ngày này là cuộc tập trận bắn đạn thật thứ hai của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào mùa hè này.

Quân đội Trung Quốc cho biết các cuộc tập trận hải quân đươc tiến hành thường xuyên. Tàu dân sự đã được thông báo chính thức không được đi vào vùng biển diễn tập và các hoạt động đánh bắt cá cũng đã bị đình chỉ. Cùng ngày, Quân đội Trung Quốc cũng tiến hành các nhiệm vụ quân sự trong vùng biển Bột Hải ở phía đông bắc nước này.

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày được tổ chức tại vùng biển gần với một cơ sở huấn luyện tàu sân bay ở tỉnh Liêu Ninh, nâng cao suy đoán rằng tàu sân bay của Trung Quốc, Liêu Ninh, là một phần của cuộc tập trận. Các bài tập hàng hải cuối cùng liên quan đến tàu Liêu Ninh đã được tiến hành trong tháng Sáu, với trọng tâm là cất/ hạ cánh máy bay trên tàu sân bay này.


http://english.cntv.cn/program/china24/20130815/104924.shtml

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Diễn tập chiến đấu mô phỏng trong "Sứ mệnh hòa bình 2013"


Giai đoạn cuối của "Sứ mệnh hòa bình-2013" bắt đầu với diễn tập chiến đấu mô phỏng với quân đội thực tế.

Hơn một ngàn sĩ quan quân đội và binh lính của cả hai bên tham gia chiến đấu tại Chelyabinsk trong dãy núi Ural của Nga. Đơn vị hỗn hợp từ các lực lượng của cả hai nước bao gồm không quân, pháo binh, xe bọc thép và lực lượng đặc biệt tham gia chiến đấu chống lại cái gọi là "kẻ khủng bố".



Sứ mệnh hòa bình 2013 là cuộc diễn tập thứ sáu của loại hình này từ năm 2003. Sứ mệnh hòa bình-2013 được chia thành ba giai đoạn - triển khai quân, lập kế hoạch chiến đấu và chiến đấu mô phỏng. Mục tiêu của cuộc diễn tập này là để những người lính Trung Quốc và Nga làm quen với nhau trong hiệp đồng chiến đấu với phạm vi huấn luyện chống "khủng bố". Nó bắt đầu vào ngày 27 tháng 7 và kết thúc ngày 15/8/2013.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

PTL: Sức sống nơi đảo xa


Phim tài liệu: Sức sống nơi đảo xa, VTC1. Phát sóng 09 tháng 8 năm 2013.

Hạm đội tàu ngầm Việt Nam


Trên trang mạng của Viện Hải quân Hoa Kỳ, Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc châu, vừa có bài nói về hạm đội tàu ngầm của Việt Nam. BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.

Hôm 15/8, Báo Thanh Niên đưa tin rằng đến cuối năm nay Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình. Ngoài ra, còn 5 chiếc khác cũng đã được đặt hàng, và mỗi năm Việt Nam sẽ nhận một chiếc.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trong 5 năm tới Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm hiện đại của mình.

Trong những năm cuối thập niên 1980, Việt Nam đã định mua chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Liên Xô. Thủy thủ đoàn đã được lựa chọn và huấn luyện trên một chiếc tàu ngầm diesel lớp Project 641 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Chương trình này sau bị ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev đình chỉ vì quan ngại làm mếch lòng Trung Quốc.

Kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam cũng tan vỡ cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sau đó.
Năm 1997, theo hợp đồng đổi gạo lấy vũ khí, Việt Nam đã nhận về hai chiếc tàu ngầm mini hạng Yugo của Bắc Triều Tiên. Hai tàu này đậu tại Vịnh Cam Ranh, nơi chúng được bảo trì và sửa chữa. Hiện không ai chắc về tình trạng hoạt động của hai tàu ngầm mini này.

Tháng 1/2010, báo Tuổi Trẻ bất ngờ đăng bài về sự tồn tại của M96, đơn vị tàu ngầm bí mật của Việt Nam, cùng với bức hình chiếc tàu ngầm Yugo và thủy thủ đoàn.

Hai chiếc Yugo dường như chỉ được sử dụng trong các hoạt động lặn và để hiểu thêm về cơ chế hoạt động cũng như bảo trì tàu ngầm.

Tàu ngầm lớp Kilo

Năm 1997 khi một chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 của Nga tới thăm cảng Cam Ranh, Việt Nam lại càng nôn nóng muốn mua tàu ngầm hiện đại.

Năm 2000 tin chưa kiểm chứng cho hay Việt Nam và Nga đã đạt được bản ghi nhớ về việc mua bán tàu ngầm. Cùng năm đó, Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận quốc phòng, trong có điều khoản Ấn Độ giúp huấn luyện thủy thủ Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm.

Tháng 10/2002 Việt Nam đã nhờ Ấn Độ huấn luyện tàu ngầm, nhưng phải mất bốn năm Ấn Độ mới thông báo việc bắt đầu huấn luyện thủy thủ và sỹ quan cho Việt Nam, Hiện Ấn Độ đang huấn luyện quy trình thoát hiểm tàu ngầm cho hải quân Việt Nam.

2008 là năm bản lề, khi Việt Nam không thành công trong việc mua tàu ngầm loại thông thường từ Serbia. Hà Nội quay sang Moscow và đạt thỏa thuận mua sáu chiếc Project 636M. Trong năm đó, cả bộ trưởng quốc phòng và chủ tịch nước Việt Nam khi thăm Nga đều bàn thảo việc này.

Năm 2009 các nguồn tin từ Nga đưa thông tin này ra ngoài. Ngày 24/4/2009, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi ở St. Petersburg, thông báo rằng công ty của ông đã được chọn để thực hiện hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có cải biên. Trị giá các tàu ngầm bày được cho vào khoảng 300-350 triệu đôla/chiếc, cả sáu chiếc là 1,8-2,1 tỷ đôla.

Hợp đồng chính thức về việc mua sáu tàu ngầm được ký kết tại Moscow giữa nhà xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Việt Nam nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhà máy Admiralteiskie Verfi bắt đầu sản xuất chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 8/2010. Chiếc này đã được hạ thủy và nay đang thử nghiệm trước khi giao hàng.

Tháng 3/2010, Việt Nam chính thức đê ̀nghị Nga giúp xây dựng căn cứ tàu ngầm ở cảng Cam Ranh.

Vào tháng 6/2010, có tin tổng trị giá hợp đồng tàu ngầm của Việt Nam đã tăng từ con số 1,8-2,1 tỷ đôla lúc đầu lên 3,2 tỷ. Trong đó có chi phí lắp đặt vũ khí và một số trang thiết bị khác.

Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76; có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1. Tháng 7/2011, đại diện của Rosoboronexport còn cho hay Việt Nam sẽ mua các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300km.

Mua nhiều vũ khí của Nga

Trong một diễn biến có liên quan, một phúc trình mới đây cho hay Việt Nam trong những năm tới sẽ lọt vào nhóm ba nhà nhập khẩu hàng đầu vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.

Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới Igor Korotchenko được hãng RIA Novosti dẫn lời nói theo các báo cáo chính thức về chương trình cung cấp vũ khí của Nga cho Việt Nam, "tới đây Việt Nam sẽ lọt vào top ba nhà nhập khẩu lớn nhất vũ khí của Nga".

Trong giai đoạn 2008-2011, ước tính xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam vào khoảng 1,88 tỷ đôla, tương đương 6,3% tổng lượng xuất khẩu của Nga.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước mua vũ khí của Nga. Trong bốn năm tới (2012-2015), Việt Nam nhích lên vị trí thứ tư với tổng trị giá các hợp đồng là 2,43 tỷ đôla, chiếm 7,6% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120825_viet_submarines.shtml