Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Lá Thư - Trần Thái Hòa ( Đoàn Chuẩn& Từ Linh )


Lá Thư - Trần Thái Hòa | Nhạc: Đoàn Chuẩn & Từ Linh

Lai dắt tàu ngầm TP. HCM vào quân cảng Cam Ranh

Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh

Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh

Ảnh: Trọng Thiết

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

HTC Quick Root - Root mọi điện thoại Android của HTC

Root điện thoại Android là nhu cầu tất yếu của những người sử dụng ham mê tìm hiểu công nghệ, tuy nhiên quá trình root một chiếc điện thoại thường khá phức tạp đối với những người sử dụng chưa có kinh nghiệm, hơn nữa nó còn tiềm ẩn các nguy cơ đối với điện thoại.

Mới đây các nhà phát triển trên XDA đã cho ra mắt bộ công cụ giúp cho người sử dụng có thể root bất kỳ thiết bị điện thoại hay máy tính bảng của HTC chạy Android. Bộ công cụ còn giúp người dùng Unroot nhanh chóng khi cần và khởi động máy vào các chế độ hoạt động khác. Để cài đặt và sử dụng bộ công cụ này hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây.

Tính năng của bộ công cụ:

Root với 2 phương pháp lựa chọn Insecure ‘Boot.img’ (với thiết bị đã S-OFF) hoặc Universal Exploit. (S-ON / S-OFF)

- Unroot thiết bị đã root.

- Lựa chọn Flash ‘HBOOT’ sau khi Rooting, kể cả với máy ‘S-ON’!

- Kiểm tra MD5 Checksum HBOOT’ Image sau khi back up và sau khi flash.

- Root Tools to Clear Battery Stats and Dalvik Cache.

- Khởi động lại thiết bị vào các chế độ khác nhau sau khi root.

- Triệt để kiểm tra lỗi và thực hiện ổn định ADB Framework.

- BusyBox v1.20.2 và SuperSU v0.96.

Lưu ý:

Các hướng dẫn dưới đây dành riêng cho các điện thoại và máy tính bảng android của HTC, việc áp dụng trên các thiết bị khác có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Hướng dẫn chỉ mang tính tham khảo chung, chúng tôi không đảm bảo hướng dẫn sẽ làm việc chính xác trong các hoàn cảnh cụ thể.

Việc root thiết bị sẽ có những nguy cơ nhất định, chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào với những rủi ro có thể sảy ra với thiết bị.

Đọc và hiểu hướng dẫn trước khi tiến hành.

Yêu cầu:

Bất kỳ điện thoại, máy tính bảng chạy android của HTC.

Windows PC đã được cài đặt driver của HTC, bạn có thể cài đặt driver cho máy tính bằng cách cài đặt HTC Sync.

Bật chế độ USB Debugging cho thiết bị.

Vô hiệu hoá “fastboot” trên thiết bị bằng cách vào Settings > Power menu.

Vô hiệu hóa các phần mềm antivirus, fire wall và các phần mềm có khả năng can thiệp vào điện thoại.

Sao lưu toàn bộ các dữ liệu các nhân như contacts, SMS, MMS, Internet settings, Wi-Fi passwords… cách sao lưu dữ liệu có thể xem tại đây: Cách sao lưu dữ liệu điện thoại Android lên “mây”.

Yêu cầu: Thiết bị HTC sạc trên 60% pin

Cài đặt chi tiết:

- Download tệp tin HTC Quick Root toolkit (HTC_QuickRoot_1.1.13_Release.zip, 1.6 MB) về máy tính theo link sau:

http://forum.xda-developers.com/attachment.php?attachmentid=1309441&d=1347042789

- Giải nén file vừa download bằng phần mềm winzip hoặc winzar ta sẽ được một thư mục có dạng HTC_QuickRoot_1.1.13_Release.

- Trên thiết bị HTC vào Settings > Power và vô hiệu hóa “Fastboot”.

- Kết nối thiết bị với máy tính thông qua cap USB.

- Mở thư mục HTC_QuickRoot_1.1.13_Release và double click file HTC Quick Root.exe để chạy chương trình.

- Thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để tiến hành Root thiết bị:

- Nếu bạn đang sử dụng Stock rom hãy sử dụng lựa chọn root Universal Exploit.

- Nếu thiết bị của bạn đã được S-OFF sử dụng lựa chọn Insecure Boot.img.


- Chọn phương thức khởi động và nhấn Root Device để tiến hành root thiết bị
- Chúc mừng, bạn đã root thành công thiết bị HTC của mình thông qua HTC Quick Root toolkit.

Nguồn: http://www.sforum.vn/2013/01/ra-mat-htc-quick-root-toolkit-cong-cu-ho-tro-root-cho-nhieu-dong-cua-htc/

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Nhúng video chất lượng cao HD từ YouTube

Hiện YouTube cung cấp video chất lượng cao (HD) với các cấp độ điểm ảnh là 720p, 1080p, 1440p, 2160p .

Để nhúng video chất lượng HD, bạn dùng mã nhúng sau:

1. Đối với độ phân giải 720p:

<iframe width="640" height="400" src="//www.youtube.com/embed/HJwMK1x-m2o?&amp;autoplay=0&amp;rel=0&amp;vq=hd720" frameborder="0" allowfullscreen=""></iframe>

Thêm đoạn này &vq=hd720 vào sau đường dẫn (URL) video của YouTube trong mã nhúng. Đổi autoplay=1 để clip tự động phát nếu muốn.

2. Đối với độ phân giải 1080p:

<iframe width="640" height="400" src="//www.youtube.com/embed/HJwMK1x-m2o?&amp;autoplay=0&amp;rel=0&amp;vq=hd1080" frameborder="0" allowfullscreen=""></iframe>

Minh họa:


3. Đối với độ phân giải 1440p (Yêu cầu kết nối internet tốc độ cao):

<iframe width="640" height="400" src="//www.youtube.com/embed/HJwMK1x-m2o?&amp;autoplay=0&amp;rel=0&amp;vq=hd1440" frameborder="0" allowfullscreen=""></iframe>

4. Đối với độ phân giải 2160p (Yêu cầu kết nối internet tốc độ cao):

<iframe width="640" height="400" src="//www.youtube.com/embed/HJwMK1x-m2o?&amp;autoplay=0&amp;rel=0&amp;vq=hd2160" frameborder="0" allowfullscreen=""></iframe>



----------------------

Xin một lần yêu nhau - Cải lương


Thể loại: Việt Nam, Cải Lương

Soạn giả Nguyên Thảo

Thành phần nghệ sĩ LỆ THỦY & MINH PHỤNG - MINH VƯƠNG & PHƯỢNG LIÊN - Dũng Thanh Lâm - Diệp Lang - Văn Khoe ...

Tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể bị phát hiện như thế nào ?

Bài viết nói về các cách thức mà hải quân các nước thường sử dụng để phát hiện tàu ngầm.


Tàu ngầm Hà Nội

Theo Báo Đất Việt, trên các chiến hạm và máy bay hiện đại của hải quân các nước đều có các thiết bị tìm kiếm, thăm dò chuyên dụng như radar, sonar, thiết bị định vị…, các thiết bị này đều có khả năng trinh sát, phát hiện và theo dõi tàu ngầm.

Ngoài phương thức đối kháng tàu ngầm - tàu ngầm ra, từ trước đến nay, máy bay tuần tiễu chống ngầm cố định là mối đe dọa lớn nhất đối với các tàu ngầm vì tầm bay xa tới hàng chục nghìn km, thời gian lưu không lớn, các thiết bị trinh sát, định vị tàu ngầm tiên tiến.

Hơn nữa, nó có khả năng mang theo các vũ khí săn ngầm rất mạnh, trần bay vượt quá độ cao tấn công của các tên lửa phòng không trên tàu ngầm.

Đối tượng thứ 2 là các máy bay trực thăng chống ngầm. Tuy nhiên với phạm vi hoạt động chưa tới 1000km, chúng chỉ có khả năng hoạt động xa tàu mẹ khoảng vài trăm km với khả năng lưu không không lớn, nếu không có chỉ thị mục tiêu sẵn nó khó có khả năng và tầm với để phát hiện được tàu ngầm.

Còn một đối thủ nữa của tàu ngầm các tàu săn ngầm, tuy nhiên các phương tiện trinh sát, phát hiện tàu ngầm của các tàu mặt nước thường chỉ được vài chục km.

Hơn nữa, cũng giống như máy bay trực thăng, ngư lôi săn ngầm trên hạm thường chỉ có tầm bắn không quá 15km, quá khó để nó áp sát các tàu ngầm mang các tên lửa chống hạm tầm phóng thường đạt trên 100 km.


Máy bay tuần tiễu săn ngầm cánh cố định như P-8A Poseidon và P-3C Orion vẫn chưa phải là điều làm tàu ngầm lo sợ nhất

Với đặc điểm là các sát thủ dưới đáy biển, tàu ngầm chỉ bộc lộ mình những khi thật cần thiết.

Ngay cả khả năng phòng không của chúng cũng đơn thuần để chỉ tự vệ, sử dụng những khi không thể che giấu được hành tung, còn cơ bản là các tàu ngầm chọn phương thức cơ động lẩn tránh để đào thoát khỏi “mắt thần” của các phương tiện săn ngầm.

Hiểm họa lớn nhất đối với tàu ngầm đến từ đâu?

Trên thực tế, các máy bay săn ngầm nếu không phán đoán được hoạt động của tàu ngầm thì rất khó phát hiện được chúng trên một vùng biển lớn.

Không phải lúc nào các máy bay cũng có thể quan sát thấy 1 cái kính tiềm vọng hay ống dẫn khí nhô lên khỏi mặt nước hoặc không phải lúc nào các tàu ngầm cũng vô tình đi qua các bãi sonar mà máy bay thả trên mặt biển.

Hơn nữa, trong thực tế tác chiến, các tàu ngầm thường có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ với các tàu mặt nước và lực lượng không quân, nên lực lượng máy bay săn ngầm (cả cánh cố định và trực thăng) của đối phương vốn có vận tốc rất chậm sẽ khó mà yên ổn để săn đuổi tàu ngầm, trừ khi chúng hoạt động đơn độc kiểu như một tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo tuần tra chiến lược viễn dương.


Tàu đo đạc âm hưởng JDS Harima (AOS-5202) của Nhật là một trong các “sát thủ tàu ngầm”

Hiểm họa lớn nhất đối với các tàu ngầm hiện nay không phải là máy bay, cũng không phải là các tàu săn ngầm mà nó đến từ các hệ thống thiết bị cảm biến âm thanh mà đối phương bí mật rải dưới đáy biển để trinh sát, phát hiện tàu ngầm.

Những thiết bị rất khó phát hiện này thu nhận các xung động thủy âm dưới đáy biển và truyền phát về cho trung tâm chỉ huy phân tích, sàng lọc để phát hiện tàu ngầm.

Hiện nay, Mỹ là nước đi đầu trong hình thức trinh sát kiểu này với một mạng lưới các hệ thống cảm biến dưới đáy biển trên khắp các đại dương, triển khai từ thập niên 60 thế kỷ trước để theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.

Các tín hiệu truyền về được thu nhận bởi các tàu trinh sát kỹ thuật hoặc tàu đo đạc âm hưởng. Chúng cũng có thể được thu nhận bởi 1 trạm trung gian có nhiệm vụ khuyếch đại và chuyển tiếp đến trung tâm xử lý nên có thể truyền dẫn tín hiệu đi rất xa.

Có thể nói đây mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của tàu ngầm. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng qua vụ Nhật bị “mất trộm” thiết bị trinh sát ngầm dưới nước có giá trị khoảng 500 triệu yên (khoảng 5 triệu USD).

Thiết bị này cho phép theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm nước ngoài, bởi nó ghi nhận được những thay đổi trong nhiệt độ nước và sự di chuyển của các dòng hải lưu.


Tàu đổ bộ Côn Luân Sơn của Trung Quốc mang theo 10 người nhái đến tham gia tìm kiếm máy bay mất tích

Theo báo cáo ngày 29-1-2014 của hải quân Nhật Bản, thiết bị có trọng lượng khoảng 5 tấn được nối bằng dây cáp với con tàu tình báo “Nitinan” đang làm nhiệm vụ tại eo biển Tsugaru (giữa các đảo Honshiu và Hokkaido) đã bị mất trộm từ ngày 30-11-2013.

Sau gần 2 tháng lùng sục tìm kiếm dưới đáy biển trong vô vọng, các chuyên viên hải quân Nhật Bản khẳng định là đã bị mất bộ thiết bị vô giá này.

Hiện nay, có mặt tại khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia có lực lượng của rất nhiều cường quốc hải quân như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…. Điểm đặc biệt đáng chú ý là phần lớn các chiến hạm tham gia tìm kiếm đều có lực lượng người nhái đông đảo.

Ví dụ như trên tàu đổ bộ Type 071 Côn Luân Sơn của Trung Quốc có tới 10 người nhái, còn tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu cũng có 4 chuyên gia bơi lặn.

Khi tham gia lặn biển những người nhái này đều mang theo các thiết bị tìm kiếm, đo đạc và định vị dưới nước để xác định địa hình, địa vật dưới đáy biển.

Chúng ta không nghi ngờ mục đích tìm kiếm nhân đạo của họ nhưng biết đâu có thể sau khi thực hiện nhiệm vụ họ có thể làm rơi mất hoặc để quên một số thiết bị trong lòng đại dương.

Và rất có thể, trong tương lai chúng sẽ gây rắc rối cho tất cả các tàu ngầm qua lại khu vực này, chứ không riêng gì tàu ngầm Việt Nam.

Thiên Nam , Báo Đất Việt (tổng hợp)

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Các phương tiện Việt Nam truy tìm phi cơ mất tích của Malaysia

Mắt thần Biển Đông" của Việt Nam, tàu đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc, hai khu trục hạm của Mỹ đang tham gia chiến dịch tìm chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines.


Máy bay tuần thám biển CASA của Cảnh sát Biển Việt Nam đang rà soát trên biển nhằm tìm ra phi cơ mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ngươi ta gọi CASA là “mắt thần Biển Đông” do nó sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại để thực hiện tốt nhiệm vụ tuần thám hải quân. Ảnh: QDND.


Trước đó không quân Việt Nam đã cử các máy bay AN-26 rà soát vùng biển nghi vấn nhằm tìm kiếm manh mối về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines. Suốt những ngày qua, phi đội bay 3 chiếc AN-26 của không quân Việt Nam hoạt động liên tục để tìm kiếm những vật thể trên biển.


Ngoài ra, Việt Nam còn triển khai thủy phi cơ DHC-6. Chiều 9/3, Quân chủng Hải quân đã điều động phi cơ số hiệu VNT 777 từ Cam Ranh tham gia tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Malaysia mất tích.


Nhằm tiếp cận dị vật ở khoảng cách gần, không quân Việt Nam cử trực thăng đa nhiệm Mil Mi-171 tham gia hoạt động tìm kiếm. Khả năng cơ động giúp Mi-171 dễ dàng trục vớt dị vật hoặc hỗ trợ xác định chúng là mảnh vỡ từ chiếc Boeing 777 mất tích hay không.


Bên cạnh nỗ lực rà soát từ trên không, Việt Nam cũng cử các tàu cứu hộ, tàu hải quân, tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển tới khu vực phi hành đoàn chuyến bay MH370 liên lạc lần cuối. Các tàu cứu hộ của Việt Nam bao gồm SAR-413, SAR-272. Tàu SAR 413 đang đảm nhiệm vai trò trung tâm chỉ huy của chiến dịch. Ảnh: QDND.


Cảnh sát biển Việt Nam đưa hai tàu CSB-2001 và CSB-2003 tham gia chiến dịch tìm kiếm. Các tàu hải quân HQ-954, HQ-637, HQ-888 và tàu kiểm ngư KN-774 cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự. Chúng rà soát mặt biển, tiếp cận và nghiên cứu những vật thể mà các đội tìm kiếm trên không thể phát hiện. Ảnh: QDND.

Trong diễn biến mới nhất, Việt Nam quyết định sử dụng VNREDSAT-1, vệ tinh quang học quan sát trái đất, có khả năng chụp hình toàn bộ bề mặt địa cầ,u để tìm kiếm tung tích chiếc Boeing 777 của Malaysia. Vào 11h hôm 11/3, VNREDSAT-1 bay qua vùng biển mà chiếc Boeing 777 phát tín hiệu lần cuối. Ảnh: Astrium.

Việt Nam thành lập Trạm radar ở Cà Mau chỉ huy các chuyến bay tìm kiếm cứu nạn trên biển - Ảnh: Quốc Huy

Hai chiến hạm Việt Nam neo đậu ở Phú Quốc sẵn sàng xuất phát phục vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích khi có lệnh.
Các chiến hạm Việt Nam neo đậu ở Phú Quốc sẵn sàng xuất phát phục vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích khi có lệnh. Ảnh: BBC

Tên lửa DF-21D - "Sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc


Một họa sĩ đã phát họa khả năng của tên lửa đạn đạo dẫn đường chống tàu của TQ. Các mô phỏng cho thấy tên lửa đang tấn công một tàu sân bay. Tên lửa bay theo nhiều giai đoạn có sử dụng vòi phun lái đến vị trí tấn công trên quỹ đạo bay của nó trong khi né tránh tên lửa đánh chặn trong không gian ...

Trước khi xâm nhập trở lại bầu khí quyển, một phương tiện chống đánh chặn tách ra khỏi tên lửa mang theo một đầu đạn duy nhất được bảo vệ. Phần này cũng được trang bị ứng dụng điện tử gây nhiễu để tránh bị đánh chặn và hướng vị trí đầu đạn vào mục tiêu.

DF-21 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 0.3 - 0.5kt hoặc một số đầu đạn hạt nhân thông thường.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Đêm Đông Hà Nội


Hà Nội, một cái tên gợi lên nhiều xúc cảm với bao dấu ấn của hơn 1000 năm lịch sử. Nhắc đến Hà Nội, người ta khó lòng bỏ qua những đêm đông cuộn mình trong chăn ấm mà tưởng thưởng cái lặng lẽ, cái bình yên nơi đây như một nốt trầm duyên dáng giữa nhịp sống hiện đại bộn bề - Tú Đào.

Giao lưu nghệ thuật XUÂN TRƯỜNG SA 2014


Xuân Trường Sa sẽ diễn ra vào 20h5 ngày 8/3/2014 TẠI Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội và được tường thuật trực tiếp trên VTV1.

Giao lưu nghệ thuật XUÂN TRƯỜNG SA 2014 DO Ban Tuyên giáo TW, Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Tạp chí Truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Chương trình bao gồm 3 phần: Hậu trường với Trường Sa, Xuân Trường Sa và Cả nước với Trường Sa. Trong đó, Hậu trường với Trường Sa nói về 25 năm ngày quốc phòng toàn dân, sự hi sinh của hậu phương đối với tiền tuyến, những người vợ người mẹ trong việc xây dựng và củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân trên biển.

Phần 2 là Xuân Trường Sa với Sự vun đắp của toàn quân, toàn dân đã khiến Trường Sa có một diện mạo mới, sức sống mới và hơi ấm của đất liền đã lan ra tới Trường Sa.

Phần cuối cùng là Cả nước với Trường Sa là nói về những đổi thay ở Trường Sa bây giờ còn có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chương trình sẽ có những phóng sự ý nghĩa, phần giao lưu cùng với các khách mời chất chứa nhiều tình cảm và những ca khúc gắn liền với Trường Sa qua phần thể hiện của các ca sỹ nổi tiếng như Tùng Dương, Anh Thơ, Trọng Tấn...

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Cận cảnh hiện trường máy bay Malaysia mất tích


Chú thích: Vào thời điểm 15 giờ chiều nay các vệt được nghi là dầu loang đã loang rộng ra khắp vùng biển, không còn kéo thành vệt dài như buổi sáng và ngày hôm trước. (09/03/2014)

Truyền hình Hải quân tháng 3 - 2014

Đêm Lạnh Chùa Hoang


Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
Soạn giả: Yên Lang
Thành phần nghệ sĩ LỆ THỦY - MINH CẢNH - MINH VƯƠNG - PHƯỢNG LIÊN - Thanh Sang - Thanh Thanh Hoa - Nam Hùng & Văn Chung.

World's Fastest: 270.49 mph Hennessey Venom GT

Những trang sử biên thùy - Tập 4


Phim tài liệu chiếu trên kênh HTV9 bắt đầu từ tháng 3 - 2014.

Hai Mươi Mùa Nắng Lạ - Z (Trịnh Công Sơn - Trịnh Vĩnh Trinh)

Người tình già trên đầu non - Z (Phạm Duy - Duy Quang)

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nhạc vàng bolero trữ tình Việt Nam hay nhất | Nhạc xưa trước 1975 | Những giọng ca huyền thoại




Tải xuống toàn bộ: https://drive.google.com/file/d/1Q0D9bsIWBbG720tCO-0zuN49cdpYv_z1/view

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=jJU5818lIVc

Cải lương: Người tình trên chiến trận


Trên đường chạy loạn, mẹ con Tiêu Kim Yến gặp một lão thầy thuốc Mông Cổ tỏ ra nhiều tình cảm với dân Tây Hạ. Giặc Mông Cổ sắp sang sông, quân Tây Hạ rút lui để bảo toàn lực lượng chỉ để lại một toán quân nhỏ do Cổ Thạch Xuyên cầm đầu hy sinh ở lại chặn đường quân Mông Cổ.

Chúng bị A-Khắc Lữ, kẻ chỉ huy đoàn quân xâm lược bắt cầm tù, nhưng con gái nuôi ông ta A-Khắc Thiên Kiều, cảm tình với người trai hiên ngang, nàng xổ lồng tháo củi. Tiêu Kim Yến bị giặc bắt ép phải làm vợ A-Khắc Lữ, Cổ Thạch Xuyên lẻn vào giải cứu nàng nhưng thọ trọng thương và bất tỉnh nơi dinh trại của Thiên Kiều. Lão thầy thuốc Tiêu Minh được gọi đến cứu chữa. lão vui mừng khi thấy Kiều có cảm tình với một người Tây Hạ nhưng lại tỏ ra xót xa trước sự hy sinh của nàng.

Việc này bị Chu Sa phát hiện, chàng gọi cha tới, A-Khắc Lữ không thể giết Thạch Xuyên vì lời van xin của Thiên Kiều, ông bắt chàng làm nô lệ và theo đoàn mã phu đưa Thiên Kiều về Mông Cổ. Tiêu lão mẫu đến trại quân Mông Cổ tìm con. Nơi đây bà gặp lại lão thầy thuốc và nhìn ra đó là chồng mình đã mất tích cùng con gái tên Tiêu Kim Phụng trong chuyến đi buôn mười mấy năm trước.

Bà hỏi tin con, nhưng ông cắn răng nghẹn ngào không nói. Bất ngờ Thiên Kiều đến đây ra lệnh bắt giam Tiêu lão mẫu vì nghi bà thám dọ quân tình. Tới ngày Thiên Kiều về Mông Cổ, Chu Sa không dằn được kể cho Thiên Kiều biết sự thật, trước sự nóng giận của A-Khắc Lữ. Chu Sa lên ngựa phóng như điên về hướng quân Tây Hạ. Thừa lúc lộn xộn, Kim Yến lén giải thoát cho Thạch Xuyên.

Cách đơn giản tiết kiệm pin trên thiết bị Android

Thời lượng pin trên các thiết bị di động luôn là điều khiến nhiều người dùng phải lo lắng. Những cách thiết lập đơn giản sau đây có thể giúp những người dùng smartphone hay tablet Android có thể tăng thời lượng pin đáng kể.

Tắt định vị và lịch trình

GPS là ứng dụng ngốn pin khủng khiếp vì ứng dụng này liên tục khai thác dữ liệu từ điện thoại kết hợp với các trạm phát sóng và Wi-fi (hoặc 3G) để tìm vị trí của người dùng. Càng sử dụng định vị nhiều, pin thiết bị di động bị ngốn càng nhanh.

Mặc dù các ứng dụng định vị và lưu hành trình khi kết hợp với các ứng dụng khác của Google có thể giúp người dùng có thêm những trải nghiệm. Nhưng nếu để tiết kiệm pin, người dùng nên tắt chúng những khi không thực sự cần thiết.

Để tắt ứng dụng này, người dùng vào Settings > Location > Google Location Reporting và vô hiệu hóa 2 tính năng này.

Tắt thẻ Google Now

Google Now được coi là một trợ lý ảo hỗ trợ đắc lực người dùng, nhưng một số dịch vụ của nó luôn luôn chủ động thu thập thông tin trên các lịch sử tìm kiếm của người dùng khiến lượng pin cũng hao rất nhanh.

Để vô hiệu hóa tính năng này, vào Google Now, cuộn xuống dưới cùng và chọn những thẻ mà bạn thực sự cần. Các thẻ liên quan GPS sẽ ngốn pin nhiều nhất nên tắt "Travel time" và "Nearby places" để tăng thời lượng pin.

Bỏ chế độ quét Wi-Fi tự động

Wi-Fi là một trong những tính năng cũng khiến hao pin nhanh. Với các thiết bị di động Android, ngay cả khi Wi-Fi đã tắt, điện thoại vẫn liên tục quét tìm kiếm mạng.

Để chắc chắn điều này không tiếp tục, người dùng cần thiết lập lại, vào Advanced, sau đó bỏ tùy chọn quét Wi-Fi tự động. Tuy sau đó việc kết nối Wi-Fi bạn sẽ phải thực hiện quét thủ công bằng tay nhưng điện thoại của bạn sẽ có thời lượng pin tốt hơn.

Ngoài ra, việc tắt bớt các widget không sử dụng, hạn chế dùng các hình nền động và có độ sáng cao, tắt tính năng tự động cập nhật, sạc pin đúng cách,... cũng sẽ giúp tiết kiệm pin cho các thiết bị di động Android.

Video thực hiện các thiết lập giúp tăng thời lượng pin cho smartphone Android:

Hải Phong (theo CNET)

Nhạc vàng bolero trữ tình Việt Nam hay nhất | Nhạc xưa trước 1975 | Những giọng ca huyền thoại




Tải xuống toàn bộ: https://drive.google.com/file/d/1Q0D9bsIWBbG720tCO-0zuN49cdpYv_z1/view

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=jJU5818lIVc

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Nhạc vàng | Zing Radio


Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt Nam Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...). Người Việt trong nước có khi hiểu nhạc vàng là "nhạc sến", loại nhạc của Miền Nam với lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường.

Tuyển Tập Các Bài Hát Hay Nhất Của Giao Linh


Tên thật: Đỗ Thị Sinh

Ngày sinh: 08/09 - Quốc gia: Việt Nam

Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do

Là một người yêu mến nghệ thuật bẩm sinh Giao Linh đã học nhạc ngay từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù cha cô không đồng ý nhưng mẹ cô vẫn lén mời thầy về nhà dạy nhạc cho Giao Linh. Năm lên 9 tuổi, cô vào trường tiểu học Nguyễn Bá Tòng. Năm 1966, cô thắng huy chương vàng trong cuộc thi Kim Hoàng tại Air VietNam.
Những năm sau đó, dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, cô dự một cuộc thi tại nhà hát Quốc Thanh. Cô đã được giới thiệu như một ca sĩ và nhận được rất nhiều tán thưởng từ phía khán thính giả khiến cô ngỡ rằng họ giận dữ la hét. Giao Linh được mô tả là một ca sĩ với một tài nghệ tuyệt vời.

Cô xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền hình năm 1969. Lần xuất hiện này mang đến cho cô mệnh danh "Nữ Hoàng Sầu Muộn" bởi vì giọng hát trầm buồn và những nhạc phẩm cô trình bày. Giao Linh làm cho một số nhạc phẩm nổi tiếng như Lòng Mẹ, Mùa Sao Sáng, Tiếng Xưa, Màu Tím Pensee.

Năm 2003, sau gần 2 năm liên tục đi về giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để biểu diễn, sau cùng Giao Linh đã chọn quê hương là nơi biểu diễn và kinh doanh. Hiện cô mở một quán phở và bánh cuốn do đầu bếp ở Canada nấu, tại gần CLB Lan Anh, đây cũng là một niềm vui của ca sĩ một thời vang bóng tại SaiGon này.

Khám phá đảo Hải Tặc



Khám phá Việt Nam - Đảo Hải Tặc

Những trang sử biên thùy - Tập 2 | PTL HTV9

Những trang sử biên thùy - Tập 1 | PTL HTV9

Mai lỡ hai mình xa nhau/ Chế Linh- Anh Thơ


Ông hoàng nhạc sến "Chế Linh đã cùng "Nữ hoàng dòng nhạc dân gian" Anh Thơ vào phòng thu thu âm ca khúc "Mai lỡ mình xa nhau" trong dịp Chế Linh về Việt Nam biểu diễn tháng 02/ 2014 ( lúc này ca sĩ Chế Linh đã 73 tuổi).

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Minh Vương : 50 năm trạng nguyên vọng cổ

Cách đây tròn 50 năm, Ban cổ nhạc Trường Giang của thầy đờn Út Trong đã đứng ra tổ chức cuộc thi ca vọng cổ mang tên “Khôi nguyên vọng cổ”. Trong vòng chung kết diễn ra tại rạp hát Quốc Thanh (Sài Gòn), thí sinh Nguyễn Văn Vưng đoạt giải nhất, Diệu Nga đạt giải nhì và Xuân Lan giải ba.

Nghe:

Nói nôm na thì giải nhất tức là “Trạng nguyên” của Khôi nguyên vọng cổ năm 1964. Vị trạng nguyên năm đó chẳng ai xa lạ mà chính là giọng ca trứ danh Minh Vương của làng tài tử-cải lương Nam Bộ. Nghệ sỹ Minh Vương tên thật là Nguyễn Văn Vưng, sinh năm 1950 tại Cần Giuộc-Long An. Năm lên 10 tuổi, Vưng theo cha mẹ lên Sài Gòn sinh sống ở khu vực cầu Chữ Y.

Hồi những năm 1950-1960, cải lương ở thời cực thịnh. Làng giải trí hầu như bị cải lương thống trị với rất nhiều đoàn hát từ lớn tới nhỏ, hoạt động từ trong Nam ra ngoài Bắc. Những đại ban như Kim Chưởng, Kim Chung, Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương…đã đưa lên bầu trời nghệ thuật cải lương không biết bao nhiêu ngôi sao sáng.

Một bước chiếm bảng vàng

Trong bối cảnh đó, nhiều “lò” dạy ca cổ nhạc cũng nổi lên. Những lò này do các tay đờn cổ nhạc có tiếng tự dựng, qua quen biết hoặc nhờ tiếng tăm mà nhiều người đến học. Các lò của những danh cầm như Văn Vĩ, Út Trong hay Bảy Trạch đều thuộc hàng trứ danh.

Lò của danh cầm Bảy Trạch nằm gần cầu Chữ Y, nơi gia đình cậu bé Nguyễn Văn Vưng trú ngụ. Mỗi ngày khi đi hớt lăng quăng về nuôi cá lia thia, Vưng bị “mê hoặc” bởi tiếng của lò Bảy Trạch. Vào năm 1963, tức năm Vưng được 13 tuổi, Vưng đã chính thức được nhận vào lò Bảy Trạch học ca miễn phí.

Vào thời điểm đó, như tổ nghiệp đã cố tình sắp đặt để ban tặng cho sân khấu cải lương một giọng ca mới lạ, nên mới khiến xui cho nhóm của danh cầm trứ danh gốc Bến Tre Út Trong thành lập một nhóm đờn ca cổ nhạc tên Trường Giang trên đài phát thanh Sài Gòn. Rồi vào cuối năm 1964, nhóm Trường Giang đứng ra “chủ xị” tổ chức một cuộc thi vọng cổ mang tên “Khôi nguyên vọng cổ”. Có lẽ khi ấy, danh hiệu “Vua vọng cổ” đang nằm trong tay Út Trà Ôn, nên cuộc thi chỉ dám gọi là “Khôi nguyên”, tức người đỗ đạt cao nhất thì cũng chỉ là “Trạng nguyên” mà thôi.

Khôi nguyên vọng cổ năm 1964 thu hút hàng ngàn thí sinh tham dự đến từ đủ các lò cổ nhạc ở khắp mọi nơi. Vòng chung kết diễn ra tại rạp hát Quốc Thanh, Sài Gòn. Ba người đỗ giải đầu xếp vị trí như sau: Nguyễn Văn Vưng giải nhất, Diệu Nga giải nhì, và Xuân Lan giải ba. Nói nôm na, thì Vưng đoạt danh hiệu “Trạng nguyên”, Diệu Nga đoạt danh hiệu “Bảng nhãn”, và Xuân Lan đoạt danh hiệu “Thám hoa”.

Ba vị khôi nguyên này lập tức được các đoàn hát “bắt đi”: Diệu Nga được mời về đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, Xuân Lan về đoàn Kiên Giang, còn Nguyễn Văn Vưng thì được đại ban Kim Chung mời ký hợp đồng giá trị cả trăm ngàn. Ông bầu Long của đại bang Kim Chung đã đặt nghệ danh Minh Vương cho Vưng, và con đường gạo chợ nước sông của Minh Vương bắt đầu từ giải “Khôi nguyên vọng cổ” năm ấy.

Những vai diễn để đời

Khôi nguyên vọng cổ là một một cuộc thi tuyển chọn giọng ca chứ không phải là tuyển chọn nghệ sỹ chuyên nghiệp ca hay diễn giỏi như Giải Thanh Tâm của nhóm ký giả Trần Tấn Quốc. Bởi vậy, những người đoạt Khôi nguyên vọng cổ không thể nào ca không hay, nhưng để trở thành một nghệ sỹ cải lương chuyên nghiệp thành thạo cả ca lẫn diễn thì đòi hỏi còn phải trau dồi thực tiễn sân khấu rất nhiều.

Cũng như hầu hết các nghệ sỹ cải lương thế hệ vàng, Minh Vương bước dần trên con đường tiến tới đỉnh cao nghệ thuật. Sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ, Minh Vương được đưa về một đoàn trong đại ban Kim Chung đóng kép nhì cho cặp đào kép Minh Phụng-Lệ thủy. Hồi ấy, khi Minh Vương mới chập chững vào nghề, thì Minh Phụng-Lệ Thủy đã là cặp đào kép chánh nổi tiếng vang dội được báo chí gọi là “Cặp bão biển đang lên”. Nói riêng về kép thì khi ấy, Minh Phụng nổi tiếng là kép đẹp ca hay. Rồi bây giờ Minh Vương xuất hiện, Kim Chung có thêm một kép đẹp ca hay nữa. Bởi dù muốn dù không, thì thế mạnh của Kim Chung hồi đó vẫn là ca.Thời đó, khi quảng cáo, thì Kim Chung thường câu khách bằng liên danh kép đẹp Minh Phụng-Minh Vương.

Ở đoàn Kim Chung, Minh Vương vất vả trau dồi một thời gian dài, và mãi đến đầu những năm 1970, Minh Vương mới thật sự trở thành anh kép chánh, tạo được chỗ đứng riêng trên sân khấu cải lương. Các hãng dĩa thi nhau mời Minh Vương thu âm. Hãng dĩa Việt Nam của bà Sáu Liễu mời Minh Vương thu âm nhiều vai tuồng mà các bậc nghệ sỹ tiền bối của Minh Vương đã thành công trên sân khấu trước đó.

Từ đó, giọng ca Minh Vương thật sự trở thành một làn gió mới ru hồn khán giả, để đến hiện tại người mộ điệu vẫn còn có thể thưởng thức giọng ca Minh Vương trong một loạt các tuồng nổi tiếng: Máu nhuộm sân chùa, Mùa xuân ngủ trong đêm, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau, Tâm sự loài chim biển, Người tình trên chiến trận, Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Rạng ngọc Côn Sơn và Đường gươm Nguyên Bá…

Nói về hai vở Tô Ánh Nguyệt và Đời Cô Lựu, thì đây là hai vở xã hội hiện thực kinh điển của soạn giả Trần Hữu Trang, được viết và trình diễn mấy chục năm trước khi Minh Vương ra đời. Các thế hệ bậc thầy của Minh Vương như Tư Sạn, Tám Thưa, Năm Nghĩa, Phùng Há, Năm Châu, Út Trà Ôn … đã để lại cái bóng quá lớn trong các vở này. Bởi vậy, muốn làm mới và để cho khán giả chấp nhận quả thật không phải là chuyện dễ.

Tuy nhiên, các nghệ sỹ thế hệ sau đã không làm thất vọng người đi trước khi đã tạo được ấn tượng mới trong hai vở tuồng này với nhiều gương mặt trở thành bất tử như: Diệp Lang, Thành Được, Ngọc Giàu, Hồng Nga, Thanh Tòng, Minh Vương, Lệ Thủy, Bạch Tuyết …

Riêng đối với hai cô đào Lệ Thủy và Bạch Tuyết, thì mỗi người tên tuổi gắn liền với một tuồng: Bạch Tuyết với Đời Cô Lựu, Lệ Thủy với Tô Ánh Nguyệt. Ngọc Giàu thành công rực rỡ trong Đời Cô Lựu với vai Bà Hai Hương và Cô Bảy Cán Vá, nhưng lại không tham gia Tô Ánh Nguyệt. Diệp Lang thì để đời trong cả hai tuồng với vai Ông Hương Cả (Ba của Nguyệt) và Hội Đồng Thăng (Chồng sau của Cô Lựu). Minh Vương, trong vai trò là kép chánh trẻ, cũng đã để đời trong cả hai tuồng với vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt, và Võ Minh Luân trong Đời Cô Lựu.

Minh Vương biết khai thác tối đa thế mạnh về giọng ca, và hỗ trợ hết sức đắc lực cho các vai diễn. Chẳng hạn như trong vở cải lương Đường gươm Nguyên Bá, Minh Vương đã ru hồn khán giả bằng một lối vô vọng cổ điêu luyện mà chỉ có những giọng ca khỏe, cao, có lực, và trữ tình cộng với một kỹ thuật điều hơi thượng thừa thì mới dám « đùa » . Đó là khi dứt bản Lý Con Sáo : "Càng buông lời lòng thêm xót xa, một mũi gươm nát tan đời hoa...", Minh Vương lập tức chồng hơi vô vọng cổ: "Nhưng Nguyên Bá tôi đã cho mình đáng chết khi dùng đường gươm oanh liệt để tạo nên tì vết cho một đóa… hoa… hồng..." . Thật ngọt, thật đẹp, thật sang trọng, tạo được một phong thái ung dung đĩnh đạc nhưng có chút đa tình của viên tướng trẻ Nguyên Bá lừng danh.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy lối chồng hơi độc đáo của Minh Vương trong vở Đời cô Lựu với vai Võ Minh Luân. Ở màn gặp lại cha là Võ Minh Thành sau 19 năm gia đình ly tán, mẹ lấy ông hội đồng, còn cha thì bị lưu đày ngoài Côn Đảo. Tâm trạng một chàng thanh niên nhà quê ngày ngày đi câu cá nuôi mẹ già (Bà Hai Hương) vừa biết về quá khứ giông bão của gia đình đã được Minh Vương thể hiện trọn vẹn. Đến mức mà, thế hệ sau, dù có nhiều nghệ sỹ được mệnh danh là ngôi sao đóng, nhưng hễ nhắc đến Võ Minh Luân, là khán giả nghĩ trước tiên đến Minh Vương.

Và cũng bởi thế mà, dù ở tuổi trên lục tuần, Minh Vương vẫn luôn được yêu cầu diễn đi diễn lại vai chàng thanh niên 19 mà người xem không thấy chán. Trong vai diễn này, ở màn gặp lại cha, Võ Minh Luân-Minh Vương đã bất ngờ chồng hơi vô bản Văn Thiên Tường lớp dựng dây xề kép rất độc đáo: "Ba... hỡi ba..ơi.", cao vút, vừa ngọt, như là tiếng kêu xé lòng, đã khiến cho khán giả nhớ hoài cách ca diễn thượng thừa đó của Minh Vương.

Tuy nhiên, hai vai để đời mà ở đó hội tụ tất cả tinh hoa nghệ thuật ca diễn của Minh Vương là vai Nguyễn Trãi trong Rạng ngọc Côn Sơn, và vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt. Rạng Ngọc Côn Sơn là một vở lịch sử Việt Nam ca ngợi tài đức của Nguyễn Trãi, người đã góp công quan trọng trong chiến thắng chống quân Minh để dựng nên nhà Hậu Lê, và cũng là người đã phải chết oan vì nhà Hậu Lê. Bối cảnh vở tuồng đề cập đến giai đoạn Nguyễn Trãi đã từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, tức lúc không còn trẻ nữa. Bởi vậy, kép đóng vai này đòi hỏi phải có giọng lão, và có một trình độ ca diễn thượng thừa mới có thể lột tả được thần thái của một nhân vật lịch sử văn hóa lớn như Nguyễn Trãi.

Hồi đầu những năm 1980, khi dựng Rạng ngọc Côn Sơn, đạo diễn khi ấy định nhờ đến « sư phụ » Út Trà Ôn vào vai Nguyễn Trãi. Có thể nói, đây là một dự định rất phù hợp, vì Út Trà Ôn thừa khả năng để đảm đương vai này. Minh Vương khi ấy mới độ 30 tuổi, còn là một kép trẻ đẹp. Giọng ca Minh Vương lại là « giọng kép trẻ » chứ không phải giọng lão. Thế nhưng, Minh Vương đã bạo gan thử sức, và được sự tán đồng của đạo diễn và của bậc tiền bối Út Trà Ôn. Thực tế đã chứng minh, Minh Vương không phụ sự kỳ vọng của các bậc tiền bối khi đã làm bất tử vai Nguyễn Trãi trong cách diễn lẫn cách ca « rất Minh Vương ».

Trong cách diễn, chàng kép trẻ tuổi 30 diễn vai một vị quan văn tuổi độ 60 rất thành công : không quá lụ khụ, nhưng động tác đủ chậm để thể hiện tuổi tác, đủ thanh thoát để thể hiện thần thái của một bậc ẩn sĩ. Minh Vương đã sử dụng hiệu quả giọng ca cao, trữ tình để thể hiện tâm trạng bi hùng của một vị công thần khai quốc trước vận mệnh của non sông, trước những đổi thay của thời cuộc. Minh Vương lại có tài cá nhấn nhá độc đáo, khiến các câu ca lời thoại mặc sức dễ dàng đi vào lòng người.

Đến với vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt, Minh Vương đã tạo ra một ranh giới cho vai diễn này mà thế hệ sau chưa thấy có ai bước tới. Trong Tô Ánh Nguyệt, ở những màn đầu Minh Vương thể hiện một vai Minh trẻ trung, hồn nhiên trong tình yêu đôi lứa. Nhưng, đến những màn 18 năm sau khi đã cưới vợ theo lệnh mẹ cha và phải lìa xa Nguyệt, Minh Vương đã xuất thần khi thể hiện xuất sắc hình ảnh một người đàn ông trung niên bị giày vò trong nỗi hối hận triền miên nên trở nên già trước tuổi, đến nỗi phải mắc bệnh trầm kha.

Cái tâm trạng khổ đau, cái tình yêu trước sau như một dành cho Nguyệt, nỗi niềm bất mãn với những đổi thay bất chợt của cuộc đời, đã được giọng ca và cách diễn của Minh Vương thể hiện một cách « không thể nào hay hơn được nữa ». Và từ đó, hễ nhắc đến Tô Ánh Nguyệt là người mộ điệu nghĩ ngay đến Minh Vương-Lệ Thủy, và hễ gặp Lệ Thủy hát Tô Ánh Nguyệt mà không với Minh Vương là người xem cảm thấy thiếu một cái gì đó không thể giải thích được. Hai vai diễn này đã góp phần quan trọng cho Lệ Thủy và Minh Vương liên tục được xem là cặp đào kép cải lương đẹp nhất và ăn ý nhất.

Ca như dòng suối chảy

Bàn riêng về giọng ca, Minh Vương là một trong những giọng ca bậc thầy của làng tài tử-cải lương. Ở đây nhắc đến chữ « tài tử » là bởi vì dù là nghệ sỹ cải lương chuyên nghiệp, nhưng giọng ca Minh Vương vẫn giữ được một lượng chân phương vừa đủ của tài tử, một lề lối ca đúng tinh thần của các bài bản cổ nhạc. Tức là ca điệu oán thì ra oán, mà điệu nam thì ra nam, chứ không chỉ có sự đúng nhịp mà thôi. Trong làng sân khấu cải lương, không có nhiều nghệ sỹ, dù là nổi tiếng, làm được chuyện đó. Chẳng những vậy mà có nghệ sỹ còn cách tân quá đà để khi ca thì ngày càng mất dần nét chân phương quý báu của tài tử-cải lương.

Minh Vương xuất thân từ lò ca tài tử của danh cầm Bảy Trạch. Mấy tay đờn cổ nhạc thì phải biết, họ rất nghiêm khắc về cách ca sao cho đúng tinh thần của mỗi bài bản : như ca Nam Xuân thì phải hùng hồn, mà ca Nam Ai thì phải làm não lòng người khác… Minh Vương học ca được một năm và sau đó đi thi đoạt luôn giải nhất Khôi nguyên vọng cổ. Đây không phải là một điều dễ dàng, bởi khi ấy có biết bao nhiêu lò luyện, biết bao nhiêu giọng ca. Nếu Minh Vương không thực sự là một giọng ca có bản lĩnh riêng, thì không thể nào đứng đầu « bảng vàng » chỉ sau một năm học ca như vậy.

Khôi nguyên vọng cổ đã tạo đà cho Minh Vương leo lên đỉnh cao của nghệ thuật ca diễn. Nên nhớ rằng, đại bang Kim Chung hồi trước có thế mạnh là có đào kép đẹp và những giọng ca mới lạ. Bởi vậy, về với Kim Chung là Minh Vương đã về đúng nơi cần đến để có điều kiện trau dồi, học hỏi nâng cao chất lượng giọng ca.

Khi Minh Vương còn đang mài mò tìm lối riêng cho giọng ca của mình, thì phía trước Minh Vương đã có hai đàn anh nổi tiếng vang dội thời đó là Minh Cảnh và Minh Phụng. Nhờ đó, mà cái tên Minh Vương thường được gọi kèm chung với hai đàn anh là « Tam Minh », tức « Minh Cảnh-Minh Phụng-Minh Vương ». Thế nhưng, đây cũng là một trở ngại lớn đối với Minh Vương vì hai ngôi sao Minh Cảnh và Minh Phụng quá sáng chói và Minh Vương khó có cơ hội sáng lên cho được.

Thời gian trôi qua, Minh Vương đã dần chứng minh được bản lĩnh khi giọng ca Minh Vương đã « đủ cân đủ lượng » đứng độc lập ở một góc trời riêng. Có một số người xếp Minh Vương và Minh Phụng vào trường phái ca của Minh Cảnh. Thế nhưng, nghe kỹ lại, đây là ba chất giọng và ba kiểu ca rất riêng biệt.

Trong thập niên 1960, Minh Cảnh được xem là một giọng ca « lạ », cách tân với lối ca lạng bẻ, kiểu cọ, khác biệt với các bậc tiền bối ca lối thiên về chân phương như Út Trà Ôn hay Hữu Phước. Giọng ca Minh Vương có giống với Minh Cảnh là nghe rất nhẹ, rất mướt. Còn lại, thì Minh Vương ca thiên về lối chân phương của Út Trà Ôn. Tức là ca không cầu kỳ lạng bẻ mà thánh thoát nhẹ nhàng, bình dị, giữ được nét mộc mạc của đờn ca tài tử. Minh Vương có làn hơi khỏe khoắn, trong, âm vực rộng lên thật cao, xuống thật thấp vẫn tròn vành rõ chữ, có thể ca nhiều tông khác nhau mà không bị lạc giọng, không bị tù hơi. Giọng Minh Vương thanh thoát, chân phương, bình dị, có chút mùi mẫn, trữ tình, đầy nam tính và không bi lụy.

Nói về nhịp nhàng, Minh Vương là một trong những nghệ sỹ bậc thầy về nhịp. Càng về sau, khi tài năng càng phát triển, Minh Vương ca không theo khuôn nữa, mà ca theo lối rải nhịp đều ở các câu như Út Trà Ôn. Minh Vương lại thường để nhiều chữ ở cuối câu rồi « ca lùa » rất hay. Cách ca này rất khó, bởi phải chắc nhịp lắm mới dám ca, nếu không sẽ tạo cảm giác vụng về ngay. Nghe Minh Vương ca, người nghe thật khó nhận biết đang ở nhịp nào, nhưng khi Minh Vương xuống nhịp cuối câu thì « y như để ».

Tuy nhiên, nét « đắt giá » nhất ở giọng ca Minh Vương, đó là ca rất trọng sự nhấn nhá theo phím đàn. Nghe Minh Vương ca, người nghe có cảm giác giọng ca và tiếng đàn hòa quyện vào nhau, để có khi nghe tiếng đờn nâng nhẹ lời ca, và để có khi nghe lời ca nhảy nhót tung tăng trên phím đàn. Cách nhấn chữ của Minh Vương theo phím đàn nghe rất rõ chữ đàn, và nghe rất « đã tai », giống như đang đứng xa xa vừa ngắm dòng suối vừa nghe tiếng nước suối chảy vậy. Phải có một tài năng ca thượng thừa mới có thể ca được như vậy.

Giọng ca Minh Vương đã ghi dấu ấn qua vô số bài vọng cổ thuộc đủ thể loại. Minh Vương ca vọng cổ theo lối tự sự xưa rất hay, và người mộ điệu hiện tại vẫn còn « mê mẫn » với rất nhiều bài kinh điển như: Lòng Dạ Đàn Bà, Lá Bàng Rơi, Gánh Nước Đêm Trăng, Đội gạo đường xa, Người đánh đàn trên Bắc Mỹ Thuận …

Những bài này thường dài đến 6 câu, viết theo lối kể chuyện tâm tình, nên rất kén giọng ca. Ca làm sao để không cho thấy buồn quá, không cho thấy dài dòng quá, để tránh tạo cảm giác nhàm chán cho người nghe. Với giọng ca Minh Vương, người mộ điệu nghe những bài trên, càng nghe thì càng thấy « đã ».

Còn đối với tân cổ giao duyên, Minh Vương đã thể hiện thành công vô số bài với nhiều nữ nghệ sỹ đủ các thế hệ. Giọng ca Minh Vương có nét tươi trẻ, nên ca tân cổ giao duyên là một lợi thế. Có thể kể một số bài nổi nhất như : Trương Chi Mỵ Nương, Người em Vĩ Dạ, Đám cưới trên đường quê, Chuyến tàu hoàng hôn, Màu tím hoa sim, Thân phận, Mimosa, Áo em chưa mặc một lần, Cô bán sầu riêng …

Thế nhưng, đặc biệt nhất là bài tân cổ giao duyên Bánh Bông Lan của soạn giả Loan Thảo. Đây là một bài ca theo kiểu đối đáp giữa một chàng trai đang theo đuổi một cô gái làm nghề bán bánh bông lan với lời văn rất dễ thương, nhưng rất khó ca vì hai người phải vừa ca vừa nói liên tục trong lòng bản. Bài hát này đã trở nên gắn liền với Minh Vương-Lê Thủy, tức nghe người khác ca người mộ điệu sẽ lập tức cảm thấy không được « đã ».

Xứng danh « Trạng nguyên vọng cổ »

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đoạt Khôi nguyên vọng cổ, giọng ca Minh Vương vẫn trẻ trung, mượt mà, điêu luyện, và vẫn còn ru lòng người mộ điệu cải lương, kể cả thế hệ trẻ. Lối ca giữ được cái hồn mộc mạc và tinh thần bài bản của đờn ca tài tử là rất đáng quý ở Minh Vương. Giọng ca Minh Vương tựa như một dòng suối nhỏ : trong trẻo, không ồn ào mà âm thanh phát ra rất rõ, đủ để tưới mát những tấm lòng, đủ để ru hồn bằng những thanh âm nhấn nhá du dương, đủ để khiến người nghe được thả hồn theo lời ca tiếng đờn cổ nhạc. Nửa thế kỷ đã trôi qua, đến hiện tại, có thể nói rằng, Minh Vương luôn xứng danh là « trạng nguyên vọng cổ ».

Tạp chí RFI


Cải Lương

"Người Tình Trên Chiến Trận" - Minh Vương ft. Mỹ Châu ft. Diệp Lang ft. Thanh Sang


Mạch điện tự động khởi động động cơ bằng phương pháp đổi nối Sao/ Tam giác theo nguyên tắc thời gian

Khởi động sao tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động cơ có công suất trung bình. Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với sơ đồ tam giác. Khi khởi động, động cơ được nối sao, lúc này điện áp trên mỗi cuộn dây chỉ là U pha (220 V với lưới điện hạ áp của Việt nam). Sau một khoảng thời gian thì chuyển sang đấu tam giác, lúc này điện áp trên các cuộn dây là U dây. Bằng cách này giúp cho dòng khởi động nhỏ xuống.

Đối với động cơ nhỏ tới 7.5KW thì khởi động trực tiếp (DOL: Direct On Line (method of starting an electric motor). Đối với động cơ từ 11KW tới 45KW thì khởi động sao tam giác (Y-D: Star-Delta).

Bạn cần phải 3 contactor: 1 contactor đóng ngắt chính, 1 cái để nối sao và 1 cái để nối tam giác. Một Timer để chỉnh thời gian khởi động

Mạch điện giữa 2 cái nối sao và tam giác phải khóa lẫn nhau. Những nhà chế tạo kỹ lưỡng còn có khóa cơ khí, để 2 contactor này không thể đóng đồng thời.

Hướng dẫn chi tiết nằm ở Trang 7 của tài liệu theo link ( dẫn tới Google Docs )dưới đây :

https://drive.google.com/file/d/0B3ULrBQyw2k7eldqaGlPTkM3R1U/edit?usp=sharing

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Các ký hiệu linh kiện và các linh kiện cơ bản trong ngành điện

Trong một mạch điện luôn gồm có 3 thành phần: (1) Nguồn điện năng,  (2) Khóa điện đóng mở mạch và (3) là các dạng tải. 

 


Dòng điện thực, hay dòng điện vật lý.

 

Cái thực thể quan trọng nhất trong tất cả các loại mạch điện, chính là dòng chảy của các hạt điện, hay là dòng điện tử. Một mạch điện đang "sống" là trong mạch đang có dòng chảy trong mạch. Trong hầu hết các loại mạch điện, dòng điện chính là sự chảy của các hạt điện tử, vì điện tử mang điện tích âm, nên khi chảy nó bị hút về cực dương của nguồn. 


Dòng điện quy ước.

 

Do lúc phát hiện ra dòng điện, người ta chưa biết thật sự là cái gì đang chảy, và cũng do quan niệm là cực dương của pin là ở mức volt cao hơn mức volt âm và cho đồng dạng dòng điện với nước chảy từ cao xuống thấp, nên lúc đó người ta cho là dòng điện cũng chảy từ cực dương về cực âm. Sau này khi biết dòng điện chảy trong mạch chính là dòng electron, người ta gọi dòng điện chảy từ cực dương về cực âm là dòng điện quy ước. Và gọi dòng electron là dòng điện thực hay dòng vật lý.

Trong ngành điện, có nhiều dạng dòng điện, được hiểu như sau:

Dòng điện electron, các electron tự do không gắn với một nguyên tử nào, khi tập trung lại và chảy thành dòng, chúng ta có dòng điện tử. Đây là dạng dòng điện thực chảy trong các mạch điện tử. Do electron mang điện tích âm, nên nó sẽ bị hút và chảy về cực dương của nguồn.

Dòng điện ly tử, các phân tử mất cân bằng điện tích sẽ trở thành các ion, có ion dương và ion âm. Khi chịu tác động của điện trường, các ly tử sẽ chảy trong mạch, ion dương chảy về hướng cực âm và ion âm chảy về hướng cực dương, sự chảy của các ion rất chậm, vì nó nặng và có quán tính lớn. Dòng điện chảy trong các ống đèn huỳnh quang là dòng ion.

Dòng điện lỗ. Trong các chất bán dẫn, trên các chổ kết nối giữa các nguyên tử khi mất điện tử nối sẽ để ra lỗ trống, nhờ có các lỗ trống này mà các điện tử nối ở lân cận có thể dời chuyển tạo ta dòng điện, người ta gọi dòng điện này là dòng lỗ, dòng lỗ là một chuyển động biểu kiến, nó chảy về hướng cực âm.

Dòng điện toán học. Trong khi tính toán các mạch điện, trên các nút của mạch điện, chúng ta có thể chọn chiều dòng chảy tuỳ ý. Và khi giải toán, nếu được dòng điện có dấu âm thì chiều chảy phải là chiều ngược lại, nếu là có dấu dương chiều chảy đúng với chiều đã chọn.

Dòng điện quy ước, còn gọi là dòng Franklin, chiều chảy của dạng dòng điện này là cho chảy từ cực dương về cực âm. Vì lúc đó người ta tương đồng dòng điện như dòng nước, nước chảy từ cao xuống thấp thì dòng điện cũng chảy từ cực dương, mức cao, về cực âm, mức thấp. Tuy chiều chảy của dòng này này không đúng với bản chất của dòng điện thật, nhưng do dùng quen nên hiện vẫn còn được ưa dùng.  

Bạn nhớ trên đời, năng lượng là cái tạo ra công. Cả nhân loại đang đi tìm những dạng năng lượng mới, năng lượng sạch. Năng lượng có 2 dạng:

* Khi một vật thể nằm yên, nó có thế năng, thế năng là năng lượng xác định theo tư thế của nó, nó ở mức cao hay ở mức thấp, nằm càng cao có năng lượng càng lớn.

* Khi vật thể chuyển động, nó có động năng, động năng là năng lượng xác định theo tốc độ chuyển động của nó. Động tính càng lớn, năng lượng càng mạnh. 



Nhắn với Bạn: Trong các bài viết của tôi, tôi dùng chiều chảy của dòng điện electron, nó là sự chảy thành dòng của các hạt điện tử, chảy về hướng cực dương và khi chảy thì mang theo năng lượng trên động tính của hạt electron. Dùng dòng chảy electron, mọi giải thích vận hành trong mạch sẽ nhất quán trong suốt bài viết, rất trực quan và dễ hiểu.  



1. Điện trở


Trong mạch: Điện trở là các ống dẫn điện. 

 

Trong mạch, điện trở là các ống dẫn điện, nó dẫn dòng vào mạch, với các điện trở có dạng hình ống, người ta ghi sức cản dòng bằng các vòng màu. Khi cằm trên tay một điện trở có 2 điền Bạn cần biết là sức cản dòng của điện trở và sức chịu nóng của các điện trở.

* Sức cản dòng của điện trở tính theo Ohm.

* Sức chịu nóng của điện trở tính theo Watt.

Điện trở là một linh kiện rất phổ dụng, có 3 tham số luôn gắn với một điện trở, đó là: Điện áp Vđo trên hai đầu của một điện trở, cường độ dòng điện I chảy qua điện trở và sức cản dòng Ω của chính điện trở. Luật Ohm cho thấy mối quan hệ của 3 tham số này. Đó là một định luật cực kỳ cơ bản của môn Điện Tử Học mà ai học điện cũng phải biết tường tận.





Một mạch điện thường ở 3 trạng thái:

* Trạng thái mạch đang hoạt động, lúc này trên các đường mạch có mức áp V, trên các nhánh có dòng chảy I và các linh kiện chịu tác động của công suất W.

* Trạng thái mạch đang tắt. Lúc này trong mạch vẫn còn có nguồn nhưng không có dòng chảy. Mạch sẽ hoạt động lại khi đóng khóa điện.

* Trạng thái mạch chết, mạch đã tháo pin.





Trong một mạch điện có 2 tham số trạng thái quan trọng mà chúng ta luôn muốn biết, đó là:Mức áp V trên các đường mạch và cường độ dòng điện I chảy qua các linh kiện. Để đo điện áp chúng ta dùng Volt kế cho mắc song song vào hai điểm đo để biết áp, do khi đo áp dùng cách mắc song song nên để máy đo ít ảnh hưởng vào hoạt động của mạch Bạn phải dùng máy đo Volt có nội trở lớn, càng lớn càng tốt. Khi đo dòng chúng ta dùng Ampere kế cho mắc nối tiếp vào mạch, do khi đo dòng dùng cách mắc nối tiếp nên để máy đo ít ảnh hưởng vào hoạt động của mạch Bạn phải dùng máy đo Ampere có nội trở nhỏ, càng nhỏ càng tốt. 





Trong mạch người ta có thể dùng điện trở để giảm dòng chảy qua tải:

Cách 1: Cho mắc nội tiếp, trong hình, người ta dùng một điện trở nối tiếp để hạn dòng, làm giảm cường độ dòng điện chảy qua Led.

Cách 2: Cho mắc song song, trong hình, người ta dùng một điện trở mắc song song để chia dòng, làm giảm cường độ dòng điện chảy qua bóng đèn



Tùy theo cách đặt đường masse, đường masse là đường có mức áp qui định là 0V. Nếu đặt đường masse ở điểm giữa, chúng ta sẽ có nguồn đối xứng, +9V và -9V.

Với các bóng đèn giống nhau cho mắc nối tiếp, mức áp sẽ chia đều trên các bóng đèn




Cũng có thể dùng cách mắc các điện trở theo kiểu nối tiếp hay theo kiểu song song để tạo ra các điện trở đẳng hiệu có trị số Ohm theo ý muốn:

Hình 1 cho thấy khi cho 2 điện trở mắc nối tiếp, chúng ta sẽ có một điện trở đẳng hiệu R = R1 + R2. Vậy khi cho nhiều điện trở mắc theo kiểu nối tiếp, trị của điện trở đẳng hiệu sẽ bằng tất cả các điện trở này cộng lại. Nếu muốn có điện trở lớn, có thể dùng nhiều điện trở nhỏ cho mắc theo kiểu nối tiếp.

Hình 2 cho thấy, khi cho mắc 2 điện trở song song, chúng ta sé có một điện trở đẳng hiệu R = R1xR2/ (R1+R2). Vậy khi cho nhiều điện trở mắc theo kiểu song song, trị nghịch đảo của điện trở đẳng hiệu sẽ bằng tổng của các nghịch đảo của các điện trở song song. Nếu muốn có điện trở nhỏ, có thể dùng nhiều điện trở lớn cho mắc theo kiểu song song.




Các hình vẽ này cho thấy cách mắc các bòng đèn tim theo kiểu nối tiếp và theo kiểu song song. Khi mắc nối tiếp thì dòng chảy qua các bóng đèn sẽ bằng nhau và khi đứt một bóng thì toàn nhánh mất dòng, tất cả các bóng khác đều tắt. Khi mắc song song thì mức áp trên các bóng đèn sẽ bằng nhau, và khi đứt một bóng thì các bóng khác vẫn được cấp dòng và vẫn sáng. Với cách mắc nối tiếp thì mạch bị mất dòng khi có một linh kiện bị đứt, với cách mắc song song thì mạch sẽ bị mất áp khi có một linh kiện bị chạm. 



 

Hình động trên cho thấy: Cách mắc các khóa điện theo kiểu nối tiếp và theo kiểu song song:

* Ở kiểu mắc nối tiếp, thì chỉ khi cả 2 khóa điện cùng kín, đèn mới sáng, chỉ cần cho hở một khóa điện thì đèn sẽ tắt. Người ta định nghĩa cách mắc này là cách mắc theo logic AND.

* Ở kiểu mắc song song, thì chỉ khi cả 2 khóa điện cùng hở, đèn mới tắt, chỉ cần cho kín một khóa điện là đèn sẽ sáng. Người ta gọi cách mắc này là cách mắc theo logic OR.


Luật Ohm, một định luật cực kỳ quan trọng của môn Điện Tử Học


Luật Ohm cho thấy mối quan hệ định lượng của 3 tham số trên các điện trở, đó là: Điện áp V đo trên hai đầu của điện trở, là cường độ dòng điện I chảy qua điện trở và trị sức cảng Ohm của điện trở.



          



Để nhớ mối quan hệ của 3 tham số này, Bạn có thể dùng hình vẽ trên. Nếu biết trước 2 tham số thì luôn tính được tham số thứ 3. Bạn lấy ngón tay che chữ V sẽ thấy IxR, Bạn lấy ngón tay che chữ I sẽ thấy V/R và Bạn lấy ngón tay che chữ R sẽ thấy V/I.




Họ các điện trở: 


Hình vẽ cho thấy biến trở, chiết áp quay, chiết áp tinh chỉnh.

* Biến trở là một điện trở mà trị số Ohm của nó có thể thay đổi được.

* Chiết áp là một vành điện trở than trên đó có một điểm chạy, Bạn dùng chiết áp để cho lấy ra một phần điện áp từ mức áp đưa vào ở hai đầu của chiết áp.

* Chiết áp tinh chỉnh cũng hoạt động như chiết áp nhưng nó có độ chỉnh "nhuyển hơn", ứng với một vòng quay số Ohm thay đổi tương ứng rất nhỏ. 



Hình vẽ cho thấy các loại bóng đèn tim. Bóng đèn tim cũng là các điện trở, khi có dòng chảy qua tim đèn, tim đèn vốn là các sợi kim loại sẽ bị nung nóng, ở mức nóng cao, các sợi kim loại sẽ phát ra ánh sáng, để tránh sợi tim tiếp xúc với dưỡng khí nên người ta đặt các sợi tim trong các vỏ bọc thủy tinh trong đó không có dưỡng khí.  




 Hình vẽ cho thấy nhiệt trở, quang trở, loa gốm, loa điện động và còi báo.

* Nhiệt trở là điện trở có trị số Ohm thay đổi theo mức nóng.

* Quang trở là điện trở có trị số Ohm thay đổi theo mức sáng.

* Các loại loa dùng để chuyển đổi tín hiệu điện ra dạng sóng âm. Loa gốm, còi thường dùng phát tín hiệu nhạc, tín hiệu tiếng hú. Loa điện động dùng phát tín hiệu lời ca tiếng nói.


Dùng trình PSpice để khảo sát vai trò của các điện trở trong mạch:


Bạn có thể dùng trình PSpice để phân tích các mạch điện. Ở trạng thái tĩnh, trình PSpice sẽ xác định mức áp DC trên các đường mạch và xác định cường độ dòng điện chảy vào ra trên các chân của các linh kiện.

Chúng ta dùng PSpice để biết áp và dòng và rồi tính ra điện trở đẳng hiệu:

* 2 điện trở 10K mắc nối tiếp sẽ cho ra điện trở tương đương là 20K

* 2 điện trở 10K mắc song song sẽ cho ra điện trở tương đương là 5K


 Một ứng dụng quan trọng của các điện trở là cầu chia volt. Với 2 điện trở mắc nối tiếp, chúng ta có thể lấy ra một phần mức áp của nguồn nuôi.

Trong mạch: trên điện trở R2, chúng ta lấy ra mức áp 1.579V từ nguồn nuôi 9V



 

Đồ thị cho thấy, khi nguồn vào cho biến đổi từ 0V đến 40V (đường màu xanh), PSpice tính ra cho chúng ta đường biến đổi của mức áp lấy ra trên điện trở R2 (đường màu đỏ). Với đồ thị này, khi Bạn cấp nguồn cho mạch, có mức áp trong khoảng từ 0V đến 40V, Bạn sẽ luôn có thể nhìn thấy được mức áp lấy ra trên R2. Ngược lại, khi Bạn muốn có mức áp lấy ra trên R2, dùng đồ thị này Bạn sẽ biết được phải cấp mức nguồn cho mạch là bao nhiêu. Dùng cách thiết kế theo các đồ thị như trên, quen gọi là cách thiết kế "đồ tính".





2. Tụ điện


Trong mạch: Tụ điện là các kho chứa điện năng theo mức áp

 


Tụ hóa là loại tụ có điện môi là một lớp oxid nhôm rất mỏng, tụ hóa có điện dung lớn và thường có cực tính âm dương. Khi gắn các tụ hóa có cực tính vào mạch điện, bên có mức áp cao là cực dương và bên có mức áp thấp là cực âm, gắn sai cực sẽ tạo dòng rĩ lớn và dòng rĩ sẽ làm nóng tụ và sẽ làm nổ tụ. Loại tụ hóa Tantalum là tụ có mức tiếng ồn rất nhỏ nên thường được dùng làm các tụ liên lạc ở các tầng đầu của các mạch khuếch đại. Khi cằm trên tay một tụ điện Bạn phải biết 2 tham số:

* Sức chứa điện của tụ, tính theo đơn vị Faraday.

* Sức chịu áp của tụ tính theo đơn vị Volt. Thường người ta ghi trên tụ mức áp làm việc WV   

Vì tụ là phần tử kho dùng để chứa điện năng, nên khi làm việc nó có 2 quá trình: Quá trình nạp và quá trình xả. Các tụ trong mạch không bị đốt nóng như các điện trở. Khi rờ tay thấy có tụ điện bị nóng, đó là dấu hiệu "bất thường", phải tắt nguồn và kiểm tra mạch điện.


Tụ thường là loại tụ không có cực tính âm dương, điện môi thường là các chất cách điện, như mica, gốm, chất poly...Điện dung của các tụ thường thường không lớn, nhưng tụ thường có mức chịu áp cao. Người ta thường dùng tụ thường trong các mạch mà tần số nguồn kích thích cao.




Tụ xoay hay các tụ tinh chỉnh là các loại tụ điện mà điện dung của nó thay đổi được. Người ta thường dùng các tụ xoay trong các mạch cộng hưởng, chúng ta biết khi tụ C kết hợp với ống dây L sẽ tạo ra dạng mạch cộng hưởng dùng để tạo ra tín hiệu dạng Sin, có tần số lấy theo trị của tụ C và trị của cuộn cảm L, mạch cộng hường LC còn dùng làm bẩy sóng, dùng để bắt giữ các sóng điện có trong không gian.




Với các tụ dùng màu ghi trị điện dung, cách đọc trị điện dung cũng tương tự như điện trở.





Hình vẽ cho thấy ký hiệu của các tụ điện. Đơn vị của tụ là Faraday, nhưng trong thực tế thường là micro, nano và pico 


Tụ vốn là các kho chứa điện, các hệ thức sau cho thấy cách tính lượng điện chứa trong tụ.


* Dòng điện chính là sự chảy của các hạt điện, trên các hạt điện nó mạng một lượng điện tích, với hệ thức Q = C x V, chúng ta có thể xác định được lượng điện tích Q chứa trong tụ C bằng cách lấy C nhân cho mức áp V hiện có trên tụ.  

* Điện năng chứa trong tụ, tính theo Joule, nó là 1/2 của trị điện dung C và bình phương của mức áp V hiện có trong tụ. Hệ thức này cho thấy, mức áp trên tụ càng cao, cho biết tụ đang chứa lượng điện năng càng lớn. Do đó với các tụ hóa có trị điện dung C lớn, có mức áp WV làm việc cao, lượng điện năng chứa trong các tụ điện này sẽ rất lớn, nên khi làm việc với các loại tụ điện này, Bạn nên thận trọng, nên dùng một điện trở lớn Watt, vài trăn Ohm cho xả điện để tránh sự vô ý để tụ phóng điện có thể gây ra cháy da, cháy thịt.  


Khi Bạn cho kích thích tụ với các nguồn điện xoay chiều dạng Sin, có tần số f, lúc đó tụ có tác dụng cản dòng, sức cản dòng của tụ C gọi là dung kháng. Hệ thức dưới đây, cho thấy cách tính dung kháng của tụ C với nguồn tín hiệu dạng Sin, có tần số f. 


Hệ thức cho thấy: Với nguồn Sin có tần số f càng cao, dung kháng Xc của tụ càng nhỏ, hay dòng xoay chiều dạng Sin có tần số càng cao, càng dễ chảy qua tụ. Và đối với nguồn điện DC, có tần số f = 0Hz, dung kháng của tụ sẽ vô cùng lớn, chúng ta nói tụ có tác dung "như hở mạch" đối với nguồn DC. Do sức cản dòng của các tụ điện thay đổi theo tần số, do đó người ta dùng các tụ điện trong các mạch lọc tần. Trong môn điện tử các mạch lọc tần đóng vai trò rất quan trọng. Cơ bản có 4 loại mạch lọc tần:

1. Mạch lọc thấp qua, mạch lọc này lọc lấy các tín hiệu có tần số thấp: "lọc lấy thấp bỏ cao"

2. Mạch lọc cao qua, mạch lọc này lọc lấy các tín hiệu có tần số cao: "lọc lấy cao bỏ thấp"

3. Mạch lọc dãi qua, mạch lọc này lọc lấy các tín hiệu ở khoảng giữa, bỏ thấp, bỏ cao.

4. mạch lọc dãi chắn, mạch lọc này lọc lấy các tín hiệu có tần thấp, tần cao, bỏ các tín hiệu có tần số ở khoảng giữa.



Cũng như điện trở, với các tụ điện, chúng ta cũng có 2 cách mắc tụ, mắc nối tiếp và cách mắc tụ song song.

Hình dưới đây cho thấy cách tính tụ đẳng hiệu của cách mắc tụ nối tiếp và cách mắc tụ song song. 


* Khi mắc các tụ nối tiếp, trị điện dung C của tụ tương đương nhỏ, "nghịch đảo của tụ tương đương bằng tổng ngịch đảo của các tụ mắc nối tiếp", nhưng sức chịu áp của tụ đẳng hiệu tăng.

* Khi mắc các tụ song song, trị điện dung C của tụ tương đương lớn, "điện dung của tụ tương đương bằng tổng trị điện dung của các tụ trong mạch", nhưng sức chịu áp của tụ phải tính theo sức chịu áp nhỏ nhất.


Khái niệm về thời hằng (hằng số thời gian) 

Chúng ta thấy: Khi tụ điện ở thời kỳ nạp điện, dòng điện tích I chảy vào tụ C và lúc này mức áp Vc trên tụ điện tăng dần lên. Chúng ta có hệ thức dùng xác định cường độ dòng điện đang chảy vào tụ.

* Ở thời điểm khởi đầu: Khi mức áp trong tụ bằng 0V. Lúc này dòng điện chảy vào tụ có biên độ lớn nhất. Io = Vs/R

* Ở thời điểm đủ lâu: Khi mức áp trên tụ đã lên cao bằng mức áp của nguồn Vs, lúc này chúng ta nói tụ đã nạp đầy và dòng nạp Is = 0

* Ở thời điểm đang nạp: Lúc này dòng chảy vào tụ sẽ làm mức áp trên tụ dân cao dần và cường độ dòng điện cũng giảm dần.

Ở đây, qua phép toán, người ta thấy: Sau khoảng thời gian R x C, thì mức áp trên tụ C đã lên đến mức bằng 63% mức áp của nguồn. Người ta gọi R x C là hằng số thời gian.



Hình vẽ cho thấy: đường cong điện áp tăng dần lên khi tụ C ở thời kỳ nạp điện. Và bảng liệt kê mức áp trên tụ theo thời hằng R x C của mạch nạp. Có thể thấy sau 5 (RxC) thì mức áp trên tụ C đã gần bằng mức áp của nguồn.



Hình vẽ cho thấy: đường cong điện áp giảm dần xuống khi tụ ở thời kỳ xả điện. Và sau 5 (RxC), co8 th36 xem nh[ tu9 0a7 xa6 g25n h38t 0i39n


Do sức cản dòng của tụ thay đổi theo tần số của các tín hiệu dạng Sin, do đó tác dụng của các tụ liên lạc sẽ có dung kháng lớn đối với các tín hiệu có tần số thấp. Điều này sẽ gây méo đối với các nguồn tín hiệu "đa hài" có dạng xung vuông. Chúng ta biết: Các tín hiệu tần số thấp sẽ khóa qua tụ liên lạc, đều này sẽ tạo ra dạng méo hình thanh hay dạng méo xung nhọn.




Dùng trình PSpice để khảo sát vai trò của các tụ điện trong mạch: 


Qua phân tích trên Bạn thấy dung kháng Xc của tụ điện thay đổi theo tần số của các nguồn tín hiệu, do vậy người ta có thể dùng các tụ điện làm mạch chia áp AC. Trong mạch, dùng tụ C1 và điện trở R1 ráp thành cầu chia volt, qua phân tích của trình PSpice, chúng ta thấy được mức áp AC lấy ra trên điện trở R1, ở đây tụ có trị điện dung càng nhỏ, dung kháng Xc của tụ càng lớn, mức áp trên điện trở R1 sẽ càng thấp. Với các mạch giảm áp bằng tụ, tụ điện còn gây ra sự lệch pha giữa tín hiệu Sin trên tụ C và trên điện trở R. Tóm lại khi dùng tụ làm mạch giảm áp AC, chúng ta dùng PSpice để biết:

* Mức áp lấy ra trên điện trở R, và cũng biết được mức áp có trên tụ điện C.

* Tính ra được góc lệch pha giữa nguồn tín hiệu Sin trên tụ C và trên điện trở R.   


 



Khi khảo sát mạch RC với nguồn tín hiệu dạng xung vuông, lúc đó chúng ta có 2 kiểu mạch: mạch vi phân và mạch tích phân.

Mạch vi phân: Khi tín hiệu lấy ra trên điện trở R, Bạn xem hình, lúc đó chúng ta có quan hệ tín hiệu ngả ra và tín hiệu ngả vào qua một phép toán vi phân, dùng phép toán này, chúng ta sẽ thấy, khi tín hiệu ngả vào có dạng xung vuông thì tín hiệu ở ngả ra sẽ là 2 xung nhọn ngược dấu.




Mạch tích phân: Khi tín hiệu lấy ra trên tụ C, Bạn xem hình, lúc đó quan hệ tín hiệu ngả vào và tín hiệu ngả ra sẽ là phép toán tích phân. Lúc nầy nếu đặt tín hiệu xung vuông ở ngả vào, trên ngả ra chúng ta sẽ có xung tam giác cong.



Ý nghĩa của mạch vi phân và mạch tích phân: Với một xung vuông, chúng ta thấy có 2 thành phần rất rõ rệt: Phần cạnh đứng, hay bờ lên và bờ xuống, ở đây nó cho thấy có sự thay đổi biên độ rất đột ngột, thay đổi rất nhanh, người ta nói: "ở các cạnh lên xuống, nó tập trung rất nhiều các tín hiệu có tần số cao" và ứng với phần nằm ngang, hay mức thấp và mức cao, ở đây nó cho thấy có sự thay đổi biên độ rất chậm, người ta nói: "trong vùng này, nó tập trung các tín hiệu có tần số thấp". Vậy:

* Ở mạch vi phân: Chúng ta thấy, trong tín hiệu ngả ra, các bờ trước và bờ sau vẫn bảo toàn, phần biên độ mức cao và phần mức thấp bị giảm biên. Nên người ta nói: "mạch vi phân giữ lại vùng tần cao và lọc bỏ vùng tần thấp".

* Ở mạch tích phân: Chúng ta thấy, trong tín hiệu ngả ra, các bờ dóc trước và sau bị biến mất, và tín hiệu mức cao và mức thấp vẫn bảo toàn. Nên người ta nói: "mạch tích phân giữ lại vùng tần thấp và lọc bỏ vùng tần cao". 




Sau đây, chúng ta cho khảo sát các dạng mạch lọc tần cơ bản thường dùng trong các mạch điện thực dụng, mạch lọc được ráp với tụ điện C và các điện trở R. Khi khảo sát tắc dụng lọc tần, nguồn tín hiệu cho kích thích mạch phải là nguồn dạng Sin. 


Mạch lọc thấp qua: Đồ thị cho thấy, ở ngả ra biên độ các tín hiệu có tần số cao đã bị nén biên 



Mạch lọc cao qua: Đồ thị cho thấy, biên độ các tín hiệu ở vùng tần số thấp đã bị nén biên. 



 Mạch lọc dãi qua: Đồ thị cho thấy, các tín hiệu nằm trong vùng tần thấp và vùng tần cao đã bị nén biên.

 


Mạch lọc dãi chắn: Đồ thị cho thấy, các tín hiệu nằm ở vùng giữa đã bị nén biên





3. Máy biến áp và mạch cấp nguồn 5V


Máy biến áp là một thiết bị điện từ, nó rất thông dụng trong các mạch điện. máy biến áp thường có 2 công dụng:

* Nó biến đổi mức áp bên cuộn sơ cấp ra mức áp bên cuộn thứ cấp cho phụhợp với tải. Thí dụ: Bạn dùng máy biến áp chuyển đổi điện nhà đèn 220V ra mức áp 9V.

* Nó có chức năng tạo cách ly giữa các linh kiện hàn trên bo mạch với đường nguồn AC của nhà đèn. Nhờ có tính cách ly, khi Bạn cho tay chạm vào bo mạch sẽ không bị điện giật, tính cách ly giữa an toàn cho người sử dụng.




Hình vẽ sau cho thấy các thành phần cần có trong một mạch nguồn nuôi DC. Điện vào 220V, cho qua biến áp để giảm áp và tạo tính cách ly. Kế đó dùng 4 diode ráp thành mạch cầu nắn dòng toàn kỳ. Dòng nắn ra có dạng còn nhấp nhô dợn sóng, Bạn phải dùng tụ hóa lớn làm kho chứa điện, nó có tác dụng làm giảm độ dợn sóng ngả ra, và sau cùng dùng IC ổn áp, nó định mức áp ngả ra và cho mức nguồn có tính ổn áp rất tốt.




Hình vẽ cho thấy một máy biến áp với mức áp ngả vào là điện nhà đèn 220V và mức áp ngả ra trên cuộn thứ cấp là 9V. Điện nhà đèn có dạng Sin, tần số 50Hz. Chúng ta thấy không có sự "dính nhau" giữa bên cuộn thứ và bên cuộn sơ, điện ra trên cuộn thứ là do hiện tượng cảm ứng điện từ. Mức áp ra tỷ lệ theo số vòng quấn, quấn càng nhiều vòng, mức áp lấy ra càng cao. 


Mạch dùng 4 diode ráp theo dạng cầu, người ta dùng 4 diode để nắn dòng xoay chiều ra dạng dòng xung một chiều. Đây là kiểu nắn dòng toàn kỳ nên lượng điện cấp cho tải sẽ nhiều hơn kiểu nắn dòng bán kỳ. Hình vẽ cho thấy mức áp ở ngả ra tuy là một pha, ở đây là pha dương nhưng mức dợn sóng còn rất lớn, nó chưa có dạng giống như điện của các nguồn pin, nên chưa thể dùng để cấp điện cho các mạch điện điện tử.



Hình động cho thấy nguyên lý hoạt động của cầu nắn dòng dùng 4 diode: Mỗi pha luôn có 2 diode đối diện dẫn điện, nhờ vậy mạch luôn cho điện ra dùng điện xoay chiều ở ngả vào luôn đổi pha. Nhờ vậy mạch nắn dòng toàn kỳ cho lượng điện ra nhiều hơn là mạch nắn dòng bán kỳ.



Người ta dùng tụ hóa lớn làm kho chứa điện, tụ sẽ nạp các dòng xung nắn ra từ cầu 4 diode và vì là phần tử kho nên tụ sẽ giữ điện trong tụ để "có điện thường xuyên cấp cho tải". Ở đây tụ hóa lớn có 3 chức năng:

* Tụ hóa lớn sẽ làm giảm độ dợn sóng của nguồn, mức áp ít dợn sóng hơn.

* Tụ hóa lớn sẽ nâng cao mức nguồn DC, nâng mức nguồn DC lên gần bằng mức volt cực đại của tín hiệu Sin

* Tụ hóa lớn sẽ làm kho chứa điện để luôn có điện cấp cho tải, dù điện nhà đèn có lúc chuyển qua trị 0V. 



Sau cùng, người ta thường dùng các IC có chức năng ổn áp để tạo ra đường nguồn có mức áp đúng yêu cầu và có mức nguồn rất thẳng để cấp cho tải. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều IC ổn áp. Với các IC ổn áp 3 chân họ 78xx, như: 7805, nó cho ra mức áp +5V và IC ổn áp 3 chân họ 79xx, như: 7905, nó cho ra mức áp -5V.

Sơ đồ trên cho thấy một mạch nguồn DC rất cơ bản, chúng ta phải hiểu rõ hoạt động của các loại mạch nguồn này, hư hỏng ở mạch nguồn nuôi sẽ làm cho thiết bị "chạy chập chờn" hay "chết máy". 



4. Diode, Led

Trong mạch: diode dùng để nắn dòng, diode zener dùng để ổn áp và Led dùng biến đổi dòng điện ra ánh sáng



Diode vốn là van điện, dòng chảy theo chiều thuần thì mở cho dòng chảy qua, dòng chảy theo chiều ngược thì đóng, ngăn không cho dòng chảy qua. Vậy dùng diode có thể nắn dòng điện chảy theo hai chiều, quen gọi là dòng xoay chiều, thành dòng điện chảy theo một chiều. Do điện nhà đèn vốn là dòng xoay chiều, trong khi hầu hết các dạng thiết bị điện tử đều dùng nguồn một chiều, nên trong thiết bị người ta thường dùng diode để nắn dòng. Muốn có mạch nắn dòng toàn kỳ, người ta dùng cầu 4 diode. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều dạng cầu diode, nó có 4 chân, trên đó ghi 2 chân là xoay chiều và chân + cho ra volt dương và chân - cho ra volt âm.

Khi cằm trên tay một diode, chúng ta phải biết dòng làm việc của nó và phải biết mức áp nghịch của diode. Một diode khi dẫn điện thường ghim lại mức áp khoảng 0.6V, và khi nghịch ngăn dòng không cho qua, thì trên diode sẽ chịu một điện áp nghịch rất lớn.




Diode zener có tính ổn áp. Trong mạch diode zener luôn ở trạng thái phân cực nghịch và làm việc ở trạng thái bị đánh thủng. Khi diode zener bị đánh thủng, nó sẽ có tính ghim áp, lúc này mức áp đưa vào có thay đổi nhưng mức áp lấy ra trên diode zener là không đổi. Trong mạch diode zener luôn dùng với một điện trở hạn dòng để tránh bị quá công suất. Trong nhiều mạch điện người ta dùng diode zener không có điện trở hạn dòng để làm mạch bảo vệ tránh trường hợp thiết bị bị quá áp.




Trong mạch này, người ta dùng diode cho mắc ngang cuộn dây của relay để bảo vệ transistor.Bảo vệ ra sao? Chúng ta biết, khi transistor dẫn điện, nó cấp dòng cho cuộn dây để tạo ra sức hút nam châm, hút lá kim để thay đổi vị trí của tiếp điểm. Nhưng khi transistor ngưng dẫn, nó cắt dòng cấp cho cuộn dây của relay, chính ngay lúc này, từ cuộn dây của relay sẽ "bung ra điện áp ứng", mức áp này thường có biên độ rất cao và dễ đánh thủng làm hư các mối nối bán dẫn. Để tránh điều tai hại này, người ta mắc ngang cuộc dây một diode dùng chống mức áp nghịch, diode sẽ vào trạng thái dẫn điện do có tính ghim áp, diode đã giữ cho mức áp ngang cuộn dây không thể tăng cao.


Led là linh kiện bán dẫn dùng biến đổi trực tiếp dạng điện năng ra dạng quang năng. Do Led là một diode, do đó khi dùng Led, Led phải ở trạng thái phân cực thuần. Hiện nay, Led rất được ưa dùng trong nhiều thiết bị.
  
 Led có nhiều ưu điểm:

* Led có hiệu suất cao, do chuyển đổi trực tiếp điện ra quang nên Led cho hiệu suất rất cao.

* Led có quán tính nhỏ nên có động tính rất nhanh, người ta dùng Led trong các bảng đèn hiển thị hình ảnh, con chữ...

* Led có thể làm việc ở mức áp thấp, ăn dòng nhỏ nên hiện rất thông dụng trong các máy sách tay.

* Led cho ra dạng ánh sáng nhiều màu, nên người ta dùng Led trong các bảng đèn quảng cáo.



Trong mạch, người ta thường dùng một điện trở cho mắc nối tiếp với Led để định mức dòng làm việc của Led. Bạn có thể dùng luật Ohm để tính được trị số Ohm của điện trở định dòng. Với dòng làm việc của các Led là 10mA, Led có mức ghim áp thường trên dưới 2V, Vậy với mức nguồn cấp cho mạch là 9V, điện trở R trong mạch sẽ được xác định theo hệ thức: R = (9V - 2V) / 10mA = 0.7K hay lấy điện trở 680 Ohm



Hiện nay Led đôi cho ra 3 chân cũng rất thông dụng (bạn xem hình), với Led đôi chúng ta có thể cho ra 3 màu, dùng chỉ 3 trạng thái của thiết bị. Nếu chỉ cấp nguồn volt dương cho chân a1 thì Led sẽ phát ra tia sáng màu đỏ. Nếu chỉ cấp nguồn volt dương cho chân a2 thì Led sẽ phát ra tai sáng màu xanh lá, và nếu cả 2 Led đều được cấp nguồn, lúc này Led sẽ phát ra tia sáng màu vàng (do tia đỏ kết hợp với tia xanh lá cho ra tia sáng màu vàng). Bạn nhở khi dùng Led đôi, mỗi Led phải dùng một điện trở hạn dòng riêng.  



Hình trên cho thấy cách tính điện trở định dòng làm việc của Led. Với các Led mắc nối tiếp, chúng ta sẽ cho cộng tất cả các mức ghim áp của từng led lại rồi dùng luật Ohm để tính ra điện trở định dòng, dòng làm việc của các Led thường lấy trong khoảng từ 5mA đến 15mA là đủ sáng. Không nên để Led làm việc với mức dòng quá lớn, Led sẽ dễ bị hư.

Sau đây là bảng tham khảo, cho thấy các tham số thường dùng của các loại Led.


Người ta còn dùng nhiều Led sắp xếp lại để tạo ra các bộ hiển thị, như: Thanh Led, Led số dùng mã 7 đoạn, Led chữ, Led ma trận. 


Bạn xem cách cho hiện hình các con số thập phân 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trên đèn số Led mã 7 đoạn.


Bạn thấy có 7 Led tạo ra hình chữ nhật 日, và mỗi Led được đặt tên là a, b, c, d, e, f, g, việc tắt mở các Led này sẽ làm hiện ra các con số:

* Để hiện ra số 0, chúng ta tắt Led g.

* Để hiện ra số 1, chúng ta cho sáng Led b và Led c.

* Để hiện ra số 2, chúng ta cho sáng các Led, a, b, g, e, d.

* Để hiện ra số 3, chúng ta cho tắt các Led, e, f.

* Để hiện ra số 4, chúng ta cho sáng các Led, f, g, b, c.

* Để hiện ra số 5, chúng ta cho tắt các Led, b, e.

* Để cho hiện ra số 6, chúng ta cho tắt Led b, hay tắt Led a, Led b.

* Để cho hiện ra số 7, chúng ta cho sáng các Led, a, b, c.

* Để cho hiện ra số 8, chúng ta cho sáng cả 7 Led.

* Để cho hiện ra số 9, chúng ta tắt Led e, hay tắt Led d và Led e 



  
5. Transistor npn và pnp


Transistor có nhiều loại, ở đây chúng ta nói đến loại transistor 2 mối nối, quen gọi là Bi-Junction Transistor, hay BJT. Trong transistor này có 2 mối nối NP+PN  hay PN+NP, hay NPN và PNP. Transistor có 3 chân: 

* Chân E (Emitter) là chân dùng để phun ra các hạt mang điện. Với transistor NPN, chân E phun ra dòng điện tử và với transistor PNP chân E phun ra dòng lỗ (dòng lỗ là chuyển động biểu kiến của các hạt điện tử chuyển dời trên các nối trống).

* Chân C (Collector) là chân dùng để thu gôm các hạt điện phun ra từ chân E. Với transistor NPN, nó thu gôm các hạt điện tử và với transistor PNP nó thu gôm các hạt lỗ.

* Chân B (Base) là chân dùng để điều khiển dòng điện chảy trong transistor, chảy từ chân E vào chân C.

Khi dùng transistor làm linh kiện khuếch đại tín hiệu, chúng ta cho phân cực thuận mối nối B-E và phân cực nghịch mối nối B-C. Lúc này tín hiệu đưa vào là mức áp tăng giảm trên chân B, nó sẽ tác động vào dòng chảy trong transistor, tín hiệu lấy ra có thể trên chân E hay trên chân C.  


Hình vẽ dưới đây cho thấy ký hiệu của transistor, với loại transistor NPN, mũi tên trên chân E chỉ ra và với loại PNP mũi tên trên chân B chỉ vào.


Transistor BJT cũng có nhiều chủng loại, có nhiều kiểu chân. Khi cằm một transistor, chúng ta phải biết:

* Nó là transistor cao tần hay âm tần.

* Transistor khuếch đại analog hay transistor đóng mở digital hay transistor khóa switching

* Transistor công suất nhỏ hay công suất trung bình hay transistor công suất lớn.

* Transistor có độ lợi dòng lớn hay nhỏ.

* Transistor có mức áp bão hoà nhỏ hay bình thường...

  
Có thể xem một transistor như 2 diode (nhưng không thể dùng 2 diode ghép lại để tạo ra một transistor). Do vậy khi kiểm tra một transistor, chúng ta thường dùng Ohm kế đo tính thuật nghịch của 2 diode này. Chúng ta còn biết: Diode ở mối nối BE có tính chịu áp nghịch thấp thường khoảng dưới 10V, diode ở mối nối CB thường có tính chịu áp nghịch cao, thường trên 60V đến vài ngàn volt. 



Hình vẽ dưới đây cho thấy: Dòng điện bên chân B rất nhỏ, nó có thể điều khiển dòng điện rất lớn bên chân C, đó chính là tính khuếch đại của các transistor. Chúng ta đưa một tín hiệu có công suất nhỏ vào chân B, chúng ta có thể nhận được một tín hiệu lớn hơn, mạnh hơn trên chân C. Do đó, chân B gọi là ngả vào và chân C gọi là ngả ra. Khi dùng một transistor làm tầng khuếch đại, chúng ta thường thiết kế theo trình tự sau:

Thứ nhất: Phải lấy đúng phân cực DC. Với transistor NPN, mức volt trên chân B cao hơn E khoảng một diode, mức volt chân C phải cao hơn chân B.

Thứ hai: Tìm cách đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại và tìm cách thu lại tín hiệu ở ngả ra. Có các kiểu vào ra như sau:

* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân C

* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E

* Cho tín hiệu vào chân E và lấy tín hiệu ra trên chân C.

Vậy chân B luôn là ngả vào và chân C luôn là ngả ra, chỉ có chân E có thể lúc làm ngả vào và lúc làm ngả ra.

Thứ ba: Dùng kỹ thuật hồi tiếp để hoàn thiện mạch khuếch đại 



Chúng ta biết, trong chế tạo, một transistor cho độ lợi dòng lớn thì công suất không lớn, một transistor công suất lớn thì hệ số khuếch đại dòng nhỏ. Vậy để có các transistor vừa có công suất lớn, vừa có độ lợi dòng lớn, người ta dùng cách ghép phức hợp còn gọi là cách ghép Darlington. 

Transistor phức hợp sẽ cho hệ số khuếch đai dòng rất lớn và có công suất lớn. 


Hình vẽ sau cho thấy transistor BJT có thể được dùng như một một biến trở chỉnh theo mức áp. Lúc này chân C không phân cực, chân CE xem như một biến trở, tín hiệu có thể qua lại theo hai chiều, nội trở CE sẽ thay đổi theo mức áp cao thấp trên chân B. Người ta thường dùng transistor theo kiểu này ở mạch ALC (Automatic Level Control), nó có tác dụng ổn định biên độ tín hiệu lúc máy ở mode ghi băng.



Người ta thường dùng transistor theo kiểu, tín hiệu tác động trên chân B và tải đặt trên chân C.


Mạch trên cho thấy, người ta dùng điện áp điều khiển đưa vào chân B và đóng mở dòng chảy ra trên chân C, dùng dòng này để kích thích một relay đặt trên chân C.

* Khi chân B có mức áp cao hơn 0.6V, khoảng 1V,  thì transistor sẽ vào trạng thái bão hòa, dòng chảy ra trên chân C sẽ cấp cho cuộn dây trong relay, relay hút lá kim xuống và thay đổi vị trí của các tiếp điểm lá kim.

* Khi chân B mất áp, hay 0V thì transistor sẽ vào trạng thái ngưng dẫn, lúc này sẽ không có dòng chảy ra trên chân C, cuộn dây trong relay mất dòng, tiếp điểm lá kim bị nhã ra, nó lại thay đổi vị trí của tiếp điểm lá kim.

Do cuộn dây vốn là một kho chứa điện năng theo dạng dòng, nên khi có dòng điện chảy qua cuộn dây sẽ được nạp điện năng, và khi cuộn dây bị cắt dòng, lượng điện năng chứa trong cuộn dây sẽ hoàn trả lại cho mạch, nó hoàn trả điện năng dưới dạng phát ra điện áp ứng có biên rất cao, mức áp này có thể làm hư các linh kiện bán dẫn trong mạch, do đó ngang relay, người ta phải gắn một diode bảo vệ. 



Có thể dùng quang trở gắn trên chân B để đóng mở Led đặt trên chân C.

* Trong hình bên trái, khi quang trở bị chiếu sáng, nó cho nội trở nhỏ, làm giảm mức áp trên chân B, nên transistor vào trạng thái tắt và không có dòng chảy ra trên chân C, nên Led tắt. Và khi quang trở bị che sáng Led sẽ sáng.

* Trong hình bên phải thì ngược lại. Khi quang trở được chiếu sáng, nó sẽ giảm nội trở làm tăng mức áp trên chân B, transistor dẫn điện, Led sáng và khi bị che sáng thì Led tắt.  

Trong mạch, chiết áp 10K dùng chỉnh độ nhậy của mạch. 




6. Các cổng Logic



Logic là gì?

Logic là một kiểu luận lý, là một kiểu lập luận cho thấy mối quan hệ tất yếu giữa các nguyên nhân đưa đến một kết quả xác định. Logic đơn giản nhất là đóng khóa điện thì bóng đèn sáng, hở khóa điện thì bóng đèn tắt. Mở 2 mắt thì thấy đường, nhắm một mắt cũng còn thấy đường, chỉ khi nhắm cả 2 mắt thì mới không thấy đường. Trong mạch điện có 3 logic cơ bản, đó là: Logic AND, logic OR và logic NOT.


Logic AND có thể diễn tả theo mô hình các khóa điện cho mắc nối tiếp. Logic AND có thể phát biểu như sau: Có 4 khóa điện ḿăc nối tiếp,  chỉ khi cả 4 khóa điện cùng đóng kín bóng đèn mới sáng và chỉ cần một khóa điện hở là đèn sẽ tắt.

Logic OR có thể diễn tả theo mô hình các khóa điện cho mắc song song. Logic OR có thể phát biểu như sau: Có 4 khóa điện mắc song song, chỉ khi cả 4 khóa điện đều hở lúc đó đèn mới tắt, chỉ cần một khóa điện đóng kín là đèn sẽ sáng.

Logic NOT có thể diển tả theo mô hình khóa điện mắc song song với bóng đèn. Logic NOT có thể phát biểu như sau: Khi khóa đèn hở thì đèn sẽ sáng và khi khóa điện đóng kín thì đèn mất áp và sẽ tắt. 

Bạn biết chỉ cần có 3 dạng logic đơn giản này mà người ta đã tạo ra một vương quốc kỹ thuật số, với biết bao thành tựu không thể tưởng tượng nỗi.




Bảng chân giá cho thấy: chỉ khi các ngả vào đều ở bit 1 thì ngả ra mới ở bit 1, chỉ cần một ngả vào ở bit 0 thì ngả ra sẽ ở bit 0. Trong mạch điện, bit 0 ứng với mức volt thấp và bit 1 ứng với mức volt cao.

Hình vẽ sau cho thấy ký hiệu của 2 cổng logic cơ bản là NOT và AND, và khi kết hợp 2 cổng logic này chúng ta có thể tạo ra một cổng logic rất hữu dụng khác là logic NAND. Sau này người ta dùng logic NAND làm logic nền, vì nó dễ chế tạo, giá thành thấp, do đó người ta dùng sự kết hợp của các cổng logic NAND để tạo ra các kiểu dạng logic thông dụng khác.



Từ các cổng Logic cơ bản trên, người ta còn tạo ra các cổng Logic thông dụng khác. Đó là Logic NOR, Logic Ex-OR hay Dị-OR 


Từ bảng chân trị của cổng logic Dị-OR, chúng ta thấy: Chỉ khi 2 ngả vào ở trạng thái bit khác nhau luć đó ngả ra mới là bit 1, khi 2 ngả vào ở trạng thái bit giống nhau thì ngả ra là bit 0 

Thêm tầng đảo ở ngả ra của cổng Dị-OR, chúng ta có cổng Dị-NOR, phát biểu của cổng Dị-NOR ngược lại với cổng Dị-OR.



Dưới đây là bảng chân giá của các kiểu cổng logic cơ bản. Bảng dùng cho kiểu cổng 3 ngả vào và kiểu cổng 2 ngả vào. 

 


Các cổng logic kết hợp


Đây là cổng logic AND có 2 ngả vào, trước đó trên một ngả vào, tín hiệu đã cho qua tầng đảo. Kết quả ngả ra của cổng logic kết hợp này cho thấy ở bảng chân giá. Chúng ta thấy: Chỉ khi ngả vào A ở bit 1 và ngả vào B ở bit 0 thì ngả ra mới ở bit 1. 



Trong cổng logic này, A, B là ngả vào của cổng logic NOR, B, C là ngả vào của cổng logic AND, D, E là ngả vào của cổng logic OR và bảng chân trị cho thấy trạng thái của các ngả vào ngả ra của cổng logic kết hợp.


Hình vẽ dưới đây cho thấy người ta có thể dùng cổng logic NAND để tạo ra các kiểu cổng logic khác.



Để có kiểu cổng logic kết hợp này, chúng ta có thể tạo ra từ cổng logic NAND, bạn xem hình bên dưới.



Nói với Bạn: Trong các mạch điện logic, dù mạch đơn giản hay phức tạp, tín hiệu luôn xuất hiện ở dạng bit 0, và bit 1, qua các quan hệ qua các kiểu cổng logic, chúng ta luôn xác định được trạng thái bit trên các ngả vào ngả ra, đó là một đặc điểm của loại mạch logic. 

  

Các dạng mạch điện ứng dụng cơ bản



Hình chụp dưới đây cho thấy các dụng cụ thiết yếu của người chơi môn điện tử, cây hàn, chì hàn, cây hút chì, kèm cắt kèm mỏ nhọn, máy khoan lỗ.... Dĩ nhiên không thể không có máy đo VOM và các bo mạch dùng lắp ráp các kiểu mạch điện. 



 Hai dạng máy đo luôn có trên bàn thợ: Máy đo kim hiển thị các đại lượng theo dạng analog và máy đo số hiển thị theo dạng digital.
 

Các dạng bo dùng ráp mạch: bo cắm đa năng, dùng ráp thực nghiệm, bo lỗ dùng dây nối mạch và bo mạch in. 




Giải thích các mạch điện thực hành cơ bản: 

Viết đến đây, tôi muốn dừng lại "tâm sự" với các Bạn thích chơi môn điện tử. Theo tôi, chung quanh chúng ta luôn tồn tại 2 thế giới, đó là thế giới thông tin và thế giới thật.

Thế giới thông tin, liên quan đến thông tin có trong các bài viết, và liên quan đến các cách trình bày: viết bài trên giấy, biểu diễn bài học bằng phim ảnh, nghe giảng trong lớp, trao đổi kinh nghiệm với các Bạn thợ...Với các phương tiện ngày một tiến bộ, các ý tưởng sẽ càng được diển đạt hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, nhiều Bạn xem và đọc cảm thấy rất dễ hiểu, rất tường minh...nhưng nó vẫn chỉ là phạm trù thuộc thế giới thông tin mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là không thể chỉ có đọc nghe hiểu là đã có thể làm được các thứ mình muốn.

Thế giới thật, nó có liên quan đến đôi tay, đến công việc làm, đến các sản phẩm do chính chúng ta làm ra. Nó là thực tế của cuộc sống. Do vậy, Bạn phải làm và làm cho được các thứ mà mình muốn. Nếu chưa làm được và không cố gắng học làm, thì mọi thứ cũng chỉ có trên "trang giấy mà thôi". Cái bệnh nói nhiều mà làm không xong này, ngày nay nhiều Bạn trẻ dễ bị dính lắm. Một lần nữa tôi muốn nói "hãy bắt tay vào làm cho ra cái mình muốn, đó mới là cuộc sống thật của người chuyên viên điện tử vậy".


   


Trong mạch này, ic 555 ráp thành mạch dao động tạo xung nhịp, tần số xung nhịp phụ thuộc vào điện trở 100K, biến trở 1M và tụ 10uF. Vậy khi Bạn điều chỉnh biến trở sẽ làm thay đổi tần số xung nhịp. Tín hiệu dạng xung lấy ra trên chân số 3 đưa vào chân số 14 của ic 4017. Chúng ta biết ic 4017 là ic đếm hệ thập phần, mỗi lần có một xung vào trên chân số 14 thì trên 1 trong 10 ngả ra sẽ nhẩy lên mức áp cao và làm sáng Led. Các mức áp cao lần lượt cho ra trên các chân: 3 (0),  2 (1), 4 (2),  7 (3), 10 (4), 1 (5),  5 (6), 6 (7),  9 (8),  11 (9). Trong bảng Bạn phân phối trạng thái sáng tắt của các Led đỏ-vàng-xanh theo trình tự của đèn giao thông và dùng các diode 1N4148 gắn vào các đường ra để có trạng thái sáng theo bảng. IC 4017 làm việc với chân số 8 cho nối masse và chân 16 cho nối nguồn V+. Chân chống đếm 13 cho nối masse và trên chân 15 đặt mạch reset để mỗi lần mở điện, ic đếm sẽ khởi đầu từ trị số 0.




Nguyên lý làm việc của mạch này cũng giống như mạch điện trên, mạch dùng ic timer 555 tạo xung nhịp, với trị của tụ 0.01uF đặt trên chân số 2, xung nhịp sẽ có tần số cao. Xung này lấy ra trên chân số 3 và cho vào trên chân 14 của ic 4017 dùng đếm hệ cơ 10. Chúng ta bố trí 7 Led và các diode 1N4148 tạo thành hình con xúc xắt, hay hột xí ngầu, Bạn xem hình.

Bình thường chân số 13 cho treo lên mớc áp cao với điện trở 10K, nên nó ở trạng thái chống đếm, xung vào trên chân số 14 không có tác dụng đến các ngả ra, khi Bạn bấm nút nhấn cho chân số 13 nối masse, xung vào trên chân 14 sẽ làm cho các Led nhấp nháy rất nhanh, và ngay khi Bạn bỏ nút nhấn ra thì mạch đếm dừng nhẩy và sẽ cho hiện ra một trong 6 con số, đó là: Nhất - Nhị - Tam - Tứ - Ngũ - Lục. Điều này mô phỏng trò chơi ném hạt xí ngầu trong đĩa và mặt nào hiện ra hoàn toàn có tính ngẩu nhiên. 





Cũng với ic 555 tạo xung nhịp, xung ra trên chân số 3 và cho vào chân 14 của ic 4017 dùng đếm hệ cơ 10, chúng ta sẽ lần lượt có mức volt cao xuất hiện trên các chân 3, 2, 1, 4, 7, 10, 1, 5, 6, 9, 11. Chúng ta dùng các diode 1N4148 lấy xung trên các chân ra cho kích thích chân B của một transistor và dùng dòng điện chảy ra trên chân C để kích sáng một bóng đèn tim. Với cách sắp xếp kiểu nhấp nháy như hình trên, chúng ta sẽ có sự chớp sáng của một đèn tháp, có thể dùng đèn này làm đèn tín hiệu dùng trong đêm tối. Mạch rất đơn giản, cơ hội ráp thành công gần như 100%. Hãy thử xem!    



 


Cơ bản, mạch này cũng là mạch tạo xung nhịp, cho mức áp cao lần lượt xuất hiện trên các ngả ra 3, 2, 4, 7, 10, 1, 5, 6, ...Trên các chân này chúng ta gắn các Led với điện trở hạn dòng, trong mạch dùng 8 Led và sắp theo hình trái tim, và như vậy khi mạch được cấp điện các Led này sẽ lần lượt phát sáng, và chúng ta sẽ có hình trái tim với các điểm sáng nhấp nháy quay vòng. Dĩ nhiên Bạn cũng có thể dùng các điểm Led này sắp xếp theo các hình ảnh khác, và trên một chân ra của ic 4017 cũng có thể dùng nhiều Led. Ở chợ điện tử Nhật Tảo, người ta dùng mạch này làm các đèn hào quang với các vòng Led nhấp nháy rất đẹp.   



 


Mạch dùng ic 4060B đếm xung nhịp theo kiểu dợn sóng, do trong IC này đã có mạch dao động tạo xung nhịp nên không cần đưa xung nhịp từ bên ngoài vào. Tần số xung nhịp có thể điều chỉnh với biến trở 47K. Chúng ta có thể dùng xung ra trên các chân 4, 5 và 6 có tần số xung nhịp khác nhau để kích sáng các dãy Led nhấp nháy theo nhịp khác nhau, chúng ta dùng mức volt cao thấp ra trên các chân này để kích thích các đèn Led. Với mức áp cao, dãy Led bên dưới sẽ sáng và với mức volt thấp dãy Led bên trên sẽ sáng. Bây giờ Bạn cho bố trí các Led trên các hình ảnh, dùng sự nhấp nháy của các Led để làm cho hình sống động hơn, nhất là về đêm.

Ghi nhớ: Nếu dùng nguồn nuôi volt cao, trên các dãy Led Bạn nên thêm điện trở hạn dòng, không để dòng qua Led quá lớn, dễ làm hư Led hay hư ic 4060B.




 


Mạch này cũng dùng ic 4060B làm việc như mạch trên, các dãy Led có nhịp nhấp nháy nhanh chậm khác nhau lấy ra trên các chân 4, 5, 6 cho bố trí trên cây thông Giáng sinh, nó làm cho cây thông thêm phần sinh động khi về đêm. Dĩ nhiên, Bạn cũng có thể bố trí các dãy đèn Led này trên các vật thể khác, như trang trí bàn thờ, trang trí trên hòn non bộ, trang trí trên các bảng hiệu...Mạch dùng ít linh kiện nên rất tiện dụng, phải không?


Phụ lục 


Sau đây là các bảng tra, giúp Bạn biết chức năng, biết công dụng của các IC logic thông dụng




 












Tạm kết


Bài viết này dành cho các Bạn mới thích chơi môn điện tử, bài viết đã quá dài, tôi tạm dừng ở đây. Khi có dịp chúng ta sẽ lại tiếp tục "nói về cách học điện tử sao cho thật lý thú, sao cho có hiệu quả cao nhất", Hẹn gặp Bạn trong các bài viết khác.
Nguồn: Dientusangtao123.blogspot.com