Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

5 Vũ khí khủng lọt vào mắt xanh Việt Nam và sẽ mua trong tương lai sau năm 2017


Trong năm 2017 có khá nhiều vũ khí lọt vào “mắt xanh” của Việt Nam, dù đa phần trong số đó đều có nguồn gốc Nga và tương lai chúng ta sẽ mua sắm những loại vũ khí hiện đại này.

Phan Văn Anh Vũ ‘bị giữ’ ở Singapore


Phan Văn Anh Vũ, doanh nhân đang bị công an Việt Nam truy nã, đã bị tạm giữ ở Singapore.

Một luật sư được cho là đại diện cho ông Anh Vũ đã liên lạc với văn phòng BBC tại Singapore sau khi BBC liên lạc để kiểm chứng tin tức.

Luật sư Remy Choo nói Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore giữ thân chủ của ông vì hộ chiếu của ông [Anh Vũ] đã bị nhà chức trách Việt Nam hủy khi ông bỏ trốn.

>> Xem tin chi tiết trên BBC

Phản kháng toàn cầu chống Trung Quốc đang gia tăng

(kbchn) - Một sự phản kháng toàn cầu (global backlash) chống lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang hình thành.

Ở châu Âu, lời cảnh báo ngày càng gay gắt nhắm vào lối làm ăn kiểu con buôn của Trung Quốc và tham vọng của nước này muốn thâu tóm nhanh các doanh nghiệp châu Âu có công nghệ sáng tạo…


Ở Hoa Kỳ, cộng đồng các doanh nhân, từ lâu là nền móng cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, giờ đã không còn nhất trí trong vấn đề làm thế nào theo đuổi quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp Mỹ bị thua lỗ ở Trung Quốc. Kết quả là, nhiều vấn đề khác – chẳng hạn như hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc, yêu cầu có tính cưỡng bức về chuyển giao công nghệ, sử dụng truyền thông do nhà nước quản lý để tuyên truyền thân Bắc Kinh ở Hoa Kỳ và những nỗ lực tác động tới các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ… – đang thôi thúc phải có phản ứng. Thực tế, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách mua các công nghệ cao của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Đã có những cuộc thảo luận ở quốc hội về việc buộc các đài truyền hình và mạng cáp do nhà nước Trung Quốc điều hành nhưng hoạt động ở Hoa Kỳ phải đăng ký như là cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài.

Sự phản kháng này xảy ra vào lúc Bắc Kinh thể hiện một niềm tin chưa từng có trước đây vào mô hình kinh tế và chính trị của họ, trong đó kết hợp sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Trung Quốc với một chính sách công nghiệp đặt mục tiêu bảo đảm các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế của tương lai. Mục tiêu này được thực hiện thông qua trợ cấp của chính phủ, hoạt động nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ lớn và thâu tóm công nghệ của phương Tây. Từ tháng 7-2016, trong bài diễn văn chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu sử dụng cụm từ “giải pháp Trung Quốc” để khẳng định rằng Trung Quốc đã tìm ra cái gọi là “giải pháp cho cuộc tìm kiếm của nhân loại về những thiết chế xã hội tốt hơn”. Từ đó đến nay, cụm từ này lan truyền chóng mặt ở Trung Quốc và được các lý thuyết gia của đảng Cộng sản Trung Quốc chọn làm ý tưởng để đối lập với ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới. Như một cây bút của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan phát ngôn của đảng – viết hôm 6-12, giải pháp Trung Quốc “vượt qua ‘chủ nghĩa lấy phương Tây làm trung tâm’ (Western centrism) và kích thích mạnh mẽ sự thăng tiến của nhiều quốc gia đang phát triển tự tin ‘đi theo con đường của riêng mình’”.

Sự phản kháng cũng hình thành khi nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Trung Quốc đang thắng cuộc cạnh tranh toàn cầu giành tài nguyên, thị phần và ảnh hưởng tư tưởng. Trong khoảng thời gian tổng thống Trump họp thượng đỉnh ở Trung Quốc hồi tháng 11, báo chí Hoa Kỳ đầy những nỗi lo lắng rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong cuộc đua lãnh đạo toàn cầu. “Tại sao Trung Quốc thắng năm 2017 và ông Donald Trump đã giúp họ thực hiện điều đó như thế nào” là một nhan đề trên trang web của đài CNN ngày 3-11. “Trung Quốc đã thắng” là cách tạp chí Time đưa lên trang bìa tiêu đề một bài của nhà phân tích chính trị Ian Bremmer. USA Today cũng vậy.

Điều thú vị là phản ứng tiêu cực với sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trái ngược với các báo cáo rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã không còn khả năng hợp tác với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng trong các tuần lễ gần đây, chính phủ của ông Trump đã tham gia cùng Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc rằng theo các điều khoản mà nước này tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Trung Quốc cần được cấp quy chế nền kinh tế thị trường – một quy chế giúp bảo vệ Trung Quốc khỏi thuế chống bán phá giá. Tại hội nghị các bộ trưởng WTO ở Buenos Aires (Argentine) tuần trước, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã đối đầu với Trung Quốc về sự miễn cưỡng của nước này trong việc giảm bớt sản xuất công nghiệp và những cung cách buôn bán có vấn đề khác.

Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, tổng thống Trump bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” chứ không phải là “châu Á-Thái Bình Dương” như một cách báo hiệu cho khu vực này về ý định của Hoa Kỳ đưa cả Ấn Độ vào nỗ lực cân bằng sức nặng đang tăng lên của Trung Quốc về quân sự và kinh tế. Bên lề hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila, các quan chức Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, làm hồi sinh cái sẽ được biết tới như là “bộ Tứ” (the Quad) – một tập hợp lỏng lẻo bốn nền dân chủ duyên hải đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ngoài ra, cái ấn tượng được cảm nhận rộng rãi rằng ông Trump thắng cử dẫn tới sự suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng đã thôi thúc các quốc gia châu Á tiếp tục tìm phương thức an toàn để kháng cự lại Trung Quốc khi không có Hoa Kỳ. Chẳng bao lâu sau ngày bước vào Phòng Bầu dục, ông Trump đã kéo nước Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại quy tụ 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương. Động thái đó được coi là báo hiệu cho cái chết của TPP, nhưng không phải như vậy. Lo ngại rằng cái chết của hiệp định này sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các điều kiện của họ lên quan hệ kinh tế ở châu Á, 11 nước còn lại đã tiếp tục tiến về phía trước với một hiệp định sửa đổi. Bên cạnh đó, quan hệ song phương giữa các nền dân chủ châu Á vẫn tiếp tục vững mạnh và đang được cải thiện. Nhật Bản đã giữ một vai trò quan trọng, nếu không nói là thiết yếu, trong việc khích lệ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Nhật đã giúp điều phối một hội nghị cấp cao ở New Delhi, giữa Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó tập trung vào cách làm thế nào Ấn Độ có thể giúp các quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư.

Phản ứng kháng cự lại Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong các nước dân chủ. Ngay cả những quốc gia có quan hệ gần gũi với Trung Quốc trong lịch sử cũng đã bắt đầu nổi giận với cách đối đãi cậy quyền cậy thế xuất phát từ Bắc Kinh như là một phần của chương trình hạ tầng “Một vành đai, một con đường”. Trong lúc Trung Quốc cố gắng giới thiệu chương trình này như là phiên bản Trung Quốc của kế hoạch Marshall, càng ngày nó càng được coi như một thứ gì đó họ hàng với chủ nghĩa thực dân phương Tây hơn là với sự hào phóng phương Tây. Sri Lanka hiện mắc nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hơn 8 tỉ đô la Mỹ. Tuần trước, chính phủ nước này đã phải giao hải cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc thuê 99 năm như là một phần kế hoạch thoát ra khỏi bẫy nợ nần – một động thái mà những người phê phán nói rằng sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia của đất nước. Ở Ấn Độ, các học giả đề cập tới động thái của Trung Quốc như là “chính sách ngoại giao bẫy nợ”. Ngay cả Pakistan, có lẽ là đối tác nước ngoài gần gũi nhất của Trung Quốc, cũng có vẻ như đang suy nghĩ lại việc nhận tiền từ Bắc Kinh. Express Tribune, một nhật báo Pakistan, tường thuật rằng chính phủ nước này đã hủy bỏ một dự án thủy điện trị giá 14 tỉ đô la sau khi Bắc Kinh nói rõ rằng họ muốn sở hữu dự án sau khi xây dựng nó. Nepal cũng đã công bố rằng nước này hủy bỏ một dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ cũng với những lý do tương tự.

Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc đối với mối lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh của Trung Quốc có xu thế nghiêng về hướng công kích. Ở Úc, đại sứ quán Trung Quốc cảnh cáo chính phủ Úc không nên gây thiệt hại cho “sự tin tưởng lẫn nhau” khi nước này xem xét thông qua các đạo luật nhằm bảo vệ hệ thống chính trị của Úc trước ảnh hưởng của đồng tiền nước ngoài. Sau khi thủ tướng Úc Malcolm Turnbull lưu ý “các báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc”, thì đại sứ quán Trung Quốc lưu ý các quan chức Úc không được đưa ra “những nhận xét vô trách nhiệm”. Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc báo chí Úc ngụy tạo những tin tức về “cái gọi là ảnh hưởng của Trung Quốc và sự thâm nhập vào nước Úc”.

Trong nhiều thập niên, các chính phủ nối tiếp nhau ở Washington đã làm việc vì một nước Trung Quốc vững mạnh hơn. Nhưng giờ đây khi Trung Quốc đã mạnh mẽ hơn thì Hoa Kỳ, cùng với nhiều nước khác trên khắp thế giới, đã không còn dám chắc rằng, đó là điều mà họ mong muốn.

John Pomfret: The global backlash against China is growing
Washington Post, 19 December 2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

(*) John Pomfret từng là trưởng văn phòng báo Washington Post tại Bắc Kinh. Ông cũng là tác giả sách “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present”.

Màn borelo cực ấn tượng của Ngọc Hoàng Quốc Khánh tại Táo quân

Dù còn những tranh cãi về nội dung nhưng Táo quân luôn là chương trình có nhiều bài hát chế đáng chú ý và tạo ấn tượng với khán giả. Táo quân 2017 là lần hiếm hoi Ngọc Hoàng Quốc Khánh trổ tài ca hát và nhanh chóng khiến dân mạng cực kỳ thích thú và truyền tay nhau đoạn video này với tốc độ chóng mặt.


Đây là màn "hòa giọng" của Ngọc Hoàng Quốc Khánh với Nam Tào Xuân Bắc và Bắc Đẩu Công Lý trong ca khúc chế dựa trên nhạc phẩm Hoa trinh nữ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Chung kết World Cup đã phải "nhận thua" trước U20 Việt Nam thế nào?


Tại sao đội tuyển đến từ một nền bóng đá kém tiếng tăm trên thế giới lại có thể tạo nên sức hút lớn đến như vậy?

704 nghìn lượt khán giả đã xem đoạn clip bàn thắng trận chung kết U20 World Cup 2017 giữa Venezuela và Anh. Con số trên dĩ nhiên không thể so với các MV ca nhạc đình đám, song vẫn rất ấn tượng.
Vậy trận đấu giữa U20 Việt Nam – tân binh của World Cup – với U20 New Zealand cũng là một đội tuyển chẳng mấy nổi bật có thể thu hút được bao nhiêu người. Tính đến những ngày cuối tháng 12/2017, số lượt xem đã lên tới 778 nghìn, tức là vượt trên cả trận chung kết.


U20 World Cup: U20 Việt Nam 0-0 U20 New Zealand

Thống kê đầy ấn tượng này có sự góp sức rất lớn từ cộng đồng người hâm mộ bóng đá quốc tế. Không chỉ xem, họ còn đưa ra hàng loạt lời nhận xét đầy tích cực về U20 Việt Nam.

Bình luận được nhiều lượt yêu thích nhất: "Tuyệt lắm Việt Nam! Các bạn đã làm quá tốt. Chúc mừng các bạn với trận đấu đầu tiên tại World Cup và hi vọng trận sau sẽ có bàn thắng".

Fan bóng đá từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Iraq, Anh, Mexico… và chính New Zealand đều gửi lời tới đoàn quân đỏ. Trên Reddit, một diễn đàn nổi tiếng thế giới bàn luận đủ mọi vấn đề, thậm chí còn xuất hiện cả CĐV của CLB Swansea chúc mừng và mong Việt Nam sớm góp mặt tại World Cup cho ĐTQG.

Đó là những ngày vô cùng đáng tự hào của bóng đá Việt Nam. Đoàn quân áo đỏ liên tục góp mặt trong các thông tin mà FIFA đăng tải, bên cạnh những "đại gia" của bóng đá thế giới như Pháp, Anh, Argentina. Trong khu vực Đông Nam Á, người Thái Lan, Indonesia… vừa khâm phục, vừa có chút ghen tị.

Tại sao U20 Việt Nam lại làm nên những điều đặc biệt đến vậy? Có rất nhiều lí do.

Trước New Zealand, đoàn quân dưới quyền HLV Hoàng Anh Tuấn đã chơi một trận để đời. Họ tận dụng tất cả mọi lợi thế nhỏ nhất, nỗ lực hết mình và khiến cho đối thủ phải choáng váng với những cú đòn bất ngờ. Ai cũng thừa nhận rằng, U20 Việt Nam nếu may mắn hơn đã thắng trận rồi.

Khi các cầu thủ gục xuống sân sau trận, HLV Hoàng Anh Tuấn tiến đến và kêu gọi tất cả đứng dậy. Tờ Fourfourtwo mô tả lại hành động ấy với sự ấn tượng cao độ: "Vị HLV nói với các cầu thủ không được vội vàng gục xuống, phải đứng dậy và sẵn sàng đương đầu với các đối thủ còn lại".


HLV Hoàng Anh Tuấn luôn cố gắng kích thích tinh thần thi đấu của các học trò.

Tinh thần mà U20 Việt Nam mang tới World Cup cũng được thể hiện rất rõ nét trong cú sút trúng cột dọc ở những phút cuối trận gặp Honduras. Hi vọng đi tiếp không còn, nhưng toàn đội vẫn tiến lên. Và Quang Hải, trong phút xuất thần, đã có cú dứt điểm khiến đội bạn sững sờ. Chỉ tiếc là cột dọc lại từ chối bàn thắng lịch sử.

Trên sân là như vậy, trên khán đài, người hâm mộ cũng tạo nên những hình ảnh lan tỏa khắp thế giới. Các trận đấu của U20 Việt Nam luôn có rất đông người xem. Ở cuộc đọ sức với Honduras, số lượng khán giả tới sân lên tới hơn 10 nghìn, vượt qua rất nhiều trận tại vòng bán kết hay tứ kết.


Những khán đài đỏ rực

Những CĐV Việt Nam phủ đỏ các khán đài bằng màu áo đỏ, Quốc kỳ cũng những băng rôn, khẩu hiệu rực rỡ. Họ hát, hô vang những câu cổ vũ suốt trận đấu. Bầu không khí tại các SVĐ Hàn Quốc lúc ấy chẳng khác nào tại Mỹ Đình hay Thống Nhất. FIFA vô cùng hào hứng và thậm chí còn dựng hẳn 1 đoạn clip về CĐV Việt Nam.

Từ futsal đến U20, hình ảnh bóng đá Việt Nam đã được giới thiệu một cách không thể tuyệt vời hơn với thế giới. Sắp tới, chúng ta có tới 6 đội tuyển góp mặt tại các sân chơi châu lục. Hi vọng rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những điều ấn tượng với bạn bè bốn phương.

Nguồn: Tri Thức trẻ

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Nền kinh tế Việt Nam tăng tốc ngoạn mục

Năm 2017 sắp kết thúc đã trở thành một năm thành công nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua, đất nước đã đạt được kết quả kỷ lục trong nhiều lĩnh vực.

Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
Tp. Hồ Chí Minh

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế ổn định.

"Chứng tỏ về điều đó là nhiều chỉ số kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% đạt mức tăng trưởng cao nhất trong gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một thành tựu quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Chứng tỏ về điều đó là khối lượng đầu tư thu hút trong năm nay — 33 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Việt Nam thu hút ngày càng nhiều dự án nước ngoài lớn. Ngành ngoại thương tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao chưa từng thấy. Theo Tổng cục Hải quan dự kiến, tới hết năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt mức 410 tỷ USD, mức thặng dư thương mại sẽ khoảng 3 tỷ USD. Cần lưu ý rằng, Việt Nam thực hiện nhanh hơn mục tiêu tổng kim ngạch tăng thêm 100 tỷ USD.

Việt Nam đã mất 6 năm để con số này từ 30 tỷ USD lên mốc 100 tỷ USD, và chỉ mất 2 năm để đạt mốc 400 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Một yếu tố quan trọng là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với định hướng xuất khẩu. Cùng với mức tăng trưởng gần 12% của ngành công nghiệp chế biến, khu vực dịch vụ của Việt Nam cũng đạt được mức tăng trưởng tốt - 7,3%.

Hiện nay dịch vụ càng ngày càng chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu, và khu vực này đang thu hút sự chú ý lớn. Dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng kỷ lục, đạt 46 tỷ USD, yếu tố này cũng rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế cũng như mức lạm phát thấp, chỉ có 1,6%. Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm nay lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Việt Nam đã hoàn thành cả 13 chỉ tiêu kinh tế — xã hội."

Kết quả của những thành tựu này là Việt Nam đã tăng mấy bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế phát triển, — giáo sư Mazyrin nói tiếp.

GDP Việt Nam đạt gần 220 tỷ USD, và tính theo GDP ngang giá sức mua thì GDP của Việt Nam được lên gần 600 tỷ USD. Việt Nam đang tiến nhanh tới con số một nghìn tỷ USD. Đây là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, mà mới gần đây không ai có thể tin được. Kết quả này đã đạt được nhờ chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo đất nước. Ở đây cách đánh giá của tôi mâu thuẫn với ước tính của một số chuyên gia phương Tây.

Họ cho rằng những trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của Việt Nam là sự thống trị của khu vực công, quản lý nhà nước mạnh quá mức, điều kiện không thuận lợi cho vốn nước ngoài. Nếu ban lãnh đạo đất nước thực thi chính sách không đúng đắn thì không thể đạt được những kết quả như vậy. Và các tài sản chính cần phải thuộc quyền sở hữu nhà nước. Nếu hơn một nửa tài sản nhà nước bị cổ phần hóa, thì đây sẽ là cảnh hara-kiri của chủ quyền kinh tế.

Theo tính toán của tôi, chu kỳ kinh tế của Việt Nam thường kéo dài từ 9 đến 11 năm. Như vậy, sự tăng trưởng chắc chắn sẽ tiếp tục thêm 2-3 năm nữa, sau đó sẽ bắt đầu quá trình suy thoái, giai đoạn không tránh khỏi trong sản xuất tư bản. Các nhà kinh tế, bao gồm cả các chuyên gia Việt Nam, chỉ ra rằng, Việt Nam không thể duy trì trong một thời gian dài những lợi thế hiện nay như nguồn lao động trẻ và lao động giá rẻ. Đất nước cần phải chuyển sang mô hình kinh tế sáng tạo, cần phải tăng năng suất lao động và hiện đại hóa nông nghiệp.

Trong tương lai Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khác. Đây là việc đẩy mạnh tự động hóa và sử dụng công nghệ robot trong sản xuất tại các nước phương Tây, chủ yếu ở Mỹ. Kết quả là các nước này sẽ không có nhu cầu đặt cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á.

Một vấn đề nghiêm trọng hơn là quá trình biến đổi khí hậu làm tăng mực nước đại dương. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên chịu tác động mạnh của hiện tượng này. Theo đánh gía cho biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển tăng 1-2 m, cả thung lũng sông Hồng, và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sâu, điều đó sẽ gây ra làn sóng người di cư khổng lồ. Bây giờ vấn đề này đang được nghiên cứu, các chương trình liên quan đang được chuẩn bị. Nhưng, đây là vấn đề tương lai. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, và các ngân hàng thế giới và các cơ quan đánh giá đưa ra những dự báo lạc quan nhất cho sự phát triển của Việt Nam trong năm tới.

Nguồn: Sputnit News

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt

'Hai lúa' Bình Dương chế tạo thành công 2 máy bay trực thăng

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, kỹ sư Bùi Hiển ở Bình Dương đã chế tạo thành công 2 máy bay trực thăng mang tên “Bùi Hiển” và “Giấc mơ".

Lời tuyên cáo hùng hồn trên Biển Đông


Vào ngày 22/12/2017, một tàu ngầm Kilo của VN ở chế độ ngầm đã phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M.

Hình ảnh video cho thấy, con tàu ngầm Kilo này đang hợp đồng tác chiến với 3 "ong độc" Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…
Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này khẳng định một điều, Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc Kilo vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E. Ảnh: VTV

"Tàu ngầm Kilo Việt Nam " - không chỉ là cái tên!

Khi 6 chiếc tàu ngầm Kilo xuất hiện tại Cam Ranh, những người "ngoại đạo" chắc mẩm cho rằng, thế là từ nay Hải quân Việt Nam đã có 6 Kilo tung hoành trên biển… nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có sức mạnh răn đe.

Để thực sự Kilo trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…
Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.

Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ hải quân Cam Ranh.


Kíp điều khiển của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam. Ảnh: VTV.

Để cho tàu ngầm Kilo hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thống thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của Kilo với chỉ huy trên bờ như thế nào...

Vấn đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.

Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình… nhưng mà không bị lộ bí mật,...
Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.

Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì tàu ngầm Kilo bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.

Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật, chỉ biết, sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật. Đây là một cuộc thi sát hạch thực sự, vượt qua được thử thách này thì các kíp chiến đấu mới chính thức được coi là đã làm chủ những chiếc tàu ngầm Kilo hiện đại.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đã phóng tên lửa Club-S, không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến và với quả đạn này, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, Kilo đã chính thức trực chiến.

Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.

KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?

Giới bình luận quân sự quốc tế xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapore…

Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.

Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số 0.
Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indonesia, Singapore có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi tác chiến như "sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông", "một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam"… không phải là điều sáo rỗng.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub

Nguồn: Soha.vn

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tên lửa phòng không S-300 bảo vệ hai khu vực đặc biệt quan trọng của Việt Nam


Hai Trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại, đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Mặc dù chưa được trang bị toàn diện các khí tài trọn bộ như các đơn vị tên lửa S-300 tiêu chuẩn của Nga, nhưng các tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 của Việt Nam vẫn có đầy đủ những thành phần quan trọng nhất, đảm bảo chiến đấu tốt trong mọi tình huống.
Trong đó, đài radar cảnh giới nhìn vòng 96L6E hiện đang là trang bị tiêu chuẩn cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Hai trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung đoàn 64 chủ yếu bảo vệ vùng trời Thủ Đô và các tỉnh phía Bắc, còn Trung đoàn 93 bảo vệ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, khi có lệnh, các đơn vị tên lửa S-300 sẵn sàng hành quân bảo vệ các mục tiêu được giao ở bất cứ nơi đâu.

Nguồn: soha.vn

Quân đội huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng


Quân đội tập trung nâng cao chất lương - huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng. Nguồn: Truyền hình QPVN

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub


Trong chương trình thời sự 19g tối 22-12, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa chống hạm Klub.


Theo đó, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, VTV đã có phóng sự tìm hiểu về lực lượng Không quân Hải quân của Quân đội ta. Đây là 1 trong những lực lượng trụ cột cùng với tàu mặt nước, tàu ngầm tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.


Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam trước khi phóng tên lửa.

Đoạn phóng sự này cũng chiếu hình ảnh tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam (rất có thể nằm trong đợt diễn tập quy mô lớn diễn ra vào đầu tháng 06 vừa qua) phóng tên lửa trong khi đang lặn.


Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.


Hình ảnh bên trong khu vực điều khiển phóng tên lửa của tàu ngầm Kilo.

Có thể nói đây là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin công khai thì loại tên lửa được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-54E có tầm bắn tối đa lên đến 300km, tốc độ tối đa Mach 2.9.


Container chứa đạn tên lửa chống hạm 3M-54E trang bị cho các tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, đoạn phóng sự này cũng cung cấp thêm nhiều hình ảnh về đợt diễn tập lớn vừa qua của Hải quân nhân dân Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,...


Trận địa tên lửa bờ tham gia diễn tập.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E.

Nguồn: VTV, Thời Đại, Facebook

[Video] Bộ công an phát lệnh truy nã ông Vũ "nhôm"


Hôm nay Bộ công an phát lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") về tội làm lộ tài liệu bí mật nhà nước.

Ngành công an TP.Đã Nẵng đang triển khai thực hiện quyết định của Bộ Công an về việc truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”.

Khuya 22.12, một nguồn tin cho biết, ngành công an của TP.Đà Nẵng đang triển khai thực hiện quyết định định truy nã của Bộ Công an đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), 42 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công toy CP Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong); chỗ ở trước khi trốn: 82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

Một nguồn tin của Thanh Niên xác nhận Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.

Trước đó, chiều 21.12, lực lượng mặc cảnh phục xuất hiện trước ngôi nhà của ông Vũ “nhôm” (82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Vụ việc thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người dân địa phương.

Ông Phan Văn Anh Vũ là một đại gia bất động sản có tiếng tại Đà Nẵng, sở hữu nhiều dự án lớn tại các vị trí đắc địa. Thời gian gần đây, ông Vũ được nhiều người biết đến khi cùng đối tác triển khai “siêu dự án” lấn biển khu đô thị quốc tế Đa Phước (Q.Hải Châu) với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 4.465 tỉ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH The Sunrise Bay, ông Vũ làm chủ tịch hội đồng thành viên. Công ty này được thành lập bởi sự góp vốn của Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 do ông Vũ làm chủ tịch hội đồng quản trị và Công ty CP Nova Bắc Nam 79. Tuy nhiên, mới đây, dự án bị cáo buộc sử dụng cát hút trộm từ vùng biển Cửa Đại (TP.Hội An, Quảng Nam). Sau đó, dự án này tiếp tục dính đến nghi án làm giấy tờ giả để hợp thức hóa nguồn gốc cát sử dụng san lấp mặt bằng.

Ông Anh Vũ còn dính đến những sai phạm đất đai tại TP.Đà Nẵng đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ năm 2012. Cụ thể theo kết luận, năm 2006, khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng được UBND TP.Đà Nẵng chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, ủy quyền cho ông Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,526 tỉ đồng (chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Quan tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá 585 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, tại dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước, ông Vũ được TP.Đà Nẵng giao đất với giá thấp hơn quy định, làm lợi cho Công ty CP xây dựng 79 hơn 570 tỉ đồng.

Tháng 9.2017, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Trong danh sách 9 dự án bị điều tra có một số dự án được cho có liên quan ông Phan Văn Anh Vũ, gồm: dự án khu công viên An Đồn (nay là Trường mẫu giáo ABC rộng 3.600 m2); dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước; dự án khu du lịch ven biển đường Trường Sa; dự án Phú Gia Compound; khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông.

Trong số 31 lô nhà, đất công sản trong danh sách đang được phía công an đề nghị cung cấp hồ sơ để làm rõ đều nằm tại các vị trí đắc địa nhất ở Đà Nẵng và hầu hết được bán cho doanh nghiệp không qua đấu giá, dù theo quy định của luật Đất đai, khi bán nhà hoặc đất công sản, phải đưa ra đấu giá công khai. Phần nhiều trong số đó cũng liên quan đến ông Vũ như: lô đất số 32 Lê Hồng Phong hiện là nơi đặt trụ sở của 3 công ty gồm: Công ty CP xây dựng 79, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty TNHH I.V.C. Lô đất số 16 Bạch Đằng là trụ sở Sở Tư pháp TP (cũ), cuối năm 2014, TP giao cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 với giá 45,3 tỉ đồng. Hiện khu đất này chưa xây dựng công trình gì.

Ngoài ra, còn có các lô 45 Nguyễn Thái Học (chuyển nhượng từ thời điểm năm 2007, 2010). Đây là những lô nằm liền kề căn nhà số 43 được UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) bán cho cha mẹ của ông Nguyễn Xuân Anh (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) từ năm 1993. Ông Xuân Anh cũng sử dụng ngôi nhà liền kề số 45. Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Xuân Anh thiếu gương mẫu vì “sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp”, gây dư luận xấu trong xã hội. Cụ thể, căn nhà số 45 Nguyễn Thái Học được Công ty I.V.C (một trong những công ty có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ) mua vào năm 2007. Căn nhà 47 Nguyễn Thái Học được cho của ông Vũ “nhôm” cũng nằm trong danh sách 31 lô nhà bị điều tra.

Nguồn: Thanh Niên

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời nam California



Clip được đăng tải lên YouTube ngày 22.12.2017 cho thấy Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời nam California (Hoa Kỳ) có hình thù kỳ lạ.

[Video] Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công



Tên lửa Sư đoàn phòng không 361. Ảnh minh họa
Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công

Giáng sinh rực rỡ trên khắp thế giới

Không thể không nhận thấy là mùa Giáng sinh và Năm mới đang đến gần. Trong những ngày này, tất cả các thành phố lớn trên thế giới đều cố gắng thi nhau trang hoàng phố xá thật lộng lẫy và lạ mắt.


Ánh đèn Giáng sinh ở Ba Lan


Đèn màu đón Giáng sinh ở Litva


Ánh đèn đón năm mới ở Moskva


Đèn Giáng sinh ở Colombia


Giáng sinh ở Milan, Ý


Giáng sinh rực rỡ trên đường phố Barcelona, ​​Tây Ban Nha


Giáng sinh tại Tokyo, Nhật Bản


Cây cối được trang trí bằng đèn màu trên phố phường Băc kinh, Trung Quốc


Đèn Giáng sinh lung linh trên đường phố London, Anh



Đồ trang hoàng Giáng sinh ở Việt Nam


Nhà thời trang Christian Dior trên đại lộ Montaigne ở Paris, được trang trí đèn Giáng sinh


Ông già No-el cao 8m tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Hoàn Cầu: Việt Nam tăng khả năng răn đe, đối phó xung đột trên biển

VietTimes -- Việt Nam đang không ngừng tăng cường khả năng hoạt động kinh tế trên biển, khả năng tuần tra trên biển, khả năng đối phó xung đột trên biển... gây chú ý với dư luận Trung Quốc.


Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam, mua của Nga. Ảnh: Kaixian.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 9/12 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tư Trấn Đào, người chuyên nghiên cứu về Việt Nam, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc. Sau đây là nội dung cơ bản của bài viết:
Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tàu hộ vệ Gepard mới tiếp theo của Nga trước cuối năm 2017. Có quan điểm cho rằng đây là một phần trong các nỗ lực bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.

Nhưng theo Hoàn Cầu, sử dụng vũ lực ở Biển Đông hoàn toàn không nằm trong phạm vi cân nhắc của Việt Nam, bởi vì phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh vẫn là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam.

Mục đích hiện đại hóa quân đội của Việt Nam là để tăng cường khả năng phòng vệ, tập kích và chiến đấu lâu dài, hình thành khả năng răn đe có hiệu quả đối với kẻ thù, từ đó duy trì sự ổn định cơ bản của tình hình Biển Đông.

Trên cơ sở đó, nỗ lực nâng cao các khả năng hoạt động trên biển, lấy biện pháp "phi quân sự" để tạo được ưu thế tương đối trên biển, củng cố và mở rộng lợi ích ở Biển Đông mới là ý định thực sự của Việt Nam.

Một là năng lực hoạt động kinh tế trên biển. Trên phương diện tăng cường khả năng nghề cá đại dương, Việt Nam đã hạ quyết tâm rất lớn. Trước đây, tàu cá Việt Nam có trọng tải nhỏ, động cơ yếu, trang bị kém, khả năng vươn xa không đủ, gặp khó khăn khi hoạt động trên Biển Đông.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam thông qua khuyến khích chính sách, trợ cấp tài chính và hỗ trợ trang bị, kỹ thuật để giúp đỡ ngư đân. Dưới sự giúp đỡ của chính phủ, ngày càng nhiều tàu cá đã trang bị thiết bị thông tin vệ tinh, đã nâng cao khả năng hoạt động liên tục và chống chọi với sóng gió, năng lực hoạt động ở biển xa tăng mạnh, không chỉ có thể thường xuyên xuất hiện ở vùng biển gần, mà còn có thể vươn tới các vùng biển xa hơn để hoạt động.

Những năm gần đây, những vụ va chạm, xung đột thường xuyên liên quan đến tàu cá giữa Việt Nam với Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng phần nào phản ánh được khả năng hoạt động trên biển của tàu cá Việt Nam đã được tăng cường...

Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm đến xây dựng khả năng hoạt động kinh tế biển trên các phương diện khác. Tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, muốn thông qua mua sắm hoặc nhập khẩu công nghệ, chế tạo nhiều hơn các tàu khảo sát khoa học biển, tàu thi công công trình biển để triển khai hoạt động trên biển có hiệu quả hơn.

Hai là khả năng tuần tra trên biển. Những năm gần đây, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không chỉ tiếp nhận một số tàu tuần tra của các nước như Mỹ, Nhật Bản, mà còn nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, tự chế tạo tàu tuần tra để tăng cường khả năng tuần tra trên biển.

Gần đây, hải quân Việt Nam còn trang bị tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn ở biển xa. Tàu này có tốc độ nhanh, khả năng chống sóng gió mạnh, thiết bị thông tin và y tế tiên tiến, có chức năng tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận tải tiên tiến.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng các trạm y tế trên các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa, đã trang bị tàu cứu hộ y tế. Việt Nam đang thông qua một loạt biện pháp, tích cực xây dựng hệ thống tuần tra, bảo vệ các hoạt động trên biển, nỗ lực thực hiện được mục đích "ra biển được bảo vệ, gặp nguy hiểm được cứu giúp, bị thương và có bệnh là được chữa trị" cho ngư dân, các tổ chức và cá nhân khác khi tiến hành hoạt động trên biển.

Ba là khả năng xung đột "phi vũ trang". Hiện nay, Việt Nam một mặt chú trọng bảo vệ sự ổn định của Biển Đông, "hết sức tránh các loạt xung đột vũ trang có thể xảy ra", mặt khác lại đang không ngừng nâng cao khả năng xung đột "phi vũ trang".

Năm 2012, Việt Nam từng có kế hoạch nâng cấp, cải tạo quy mô lớn tàu cá ở khu vực miền trung và miền nam, cải tạo những tàu gỗ có điều kiện thành tàu vỏ thép. Dựa vào quan điểm của một số người ở Việt Nam, tàu cá sau khi được nâng cấp và cải tạo sẽ "nâng cao có hiệu quả khả năng chống đâm va".

Những năm gần đây, khi chế tạo tàu mới, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đặc biệt chú trọng thiết kế khả năng đối phó với các cuộc xung đột, đối đầu của các loại tàu, khả năng "chống đâm va" của một số tàu mới được tăng cường.

Theo Viettimes.vn

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vũ khí

Theo thông tin từ tờ Asia Times, Philippines sẽ đặt mua một số tàu tuần tra cao tốc do Việt Nam đóng dưới sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

Dù không nêu cụ thể loại tàu nào do Việt Nam sản xuất được Philippines quan tâm, nhưng ứng viên sáng giá nhất có lẽ chính là tàu pháo TT-400TP hoặc biến thể tàu tuần tra TT-400 - sản phẩm của Nhà máy Z173 (Công ty Hồng Hà).


Tàu TT-400TP của Việt Nam.

Để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài tàu TT-400TP được đánh giá không hề thua kém tàu Svetlyak tương tự của Nga về vũ khí, trang bị mà còn vượt trội ở tốc độ cũng như cự ly hành trình.

Ngay cả khi so với tàu pháo lớp M-58, được coi là “niềm tự hào” của ngành đóng tàu Thái Lan thì TT-400TP của Việt Nam hơn hẳn về nhiều mặt.

Theo thông tin được công khai, TT-400TP có thiết kế kiểu module, với kiểu thiết kế này, tàu đã lắp đặt sẵn trang thiết bị gần như hoàn chỉnh, được ghép với nhau theo phương thức tổng đoạn. Nhờ đó, tiến độ đóng tàu nhanh và có độ chính xác tuyệt đối.

Việc áp dụng Hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tiến độ cũng như chất lượng cho mỗi con tàu. Đây là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu những con tàu này được xuất khẩu ra nước ngoài.

Về giá, TT-400TP rẻ hơn rất nhiều so với Svetlyak của Nga, chỉ riêng việc mua thiết kế sơ bộ từ nước ngoài đã giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho Việt Nam. Giá nhân công cũng là một lợi thế cực lớn, giúp tiết giảm chi phí hơn nhiều so với tàu của Nga.

Ngoài tàu pháo TT-400TP, biến thể của lớp nó là TT-400 cũng nằm trong "danh sách" có thể được Philippines muốn mua. Tại Việt Nam, tàu TT-400 đang được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển.

Tàu TT-400 có chiều dài 54 m; rộng 9,3 m; lượng giãn nước 400 tấn. Tàu tuần tra TT-400 được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng cấp 10.

Vũ khí trang bị trên các tàu tuần tra TT-400 gồm 2 pháo 25 mm nòng đôi bố trí phía trước và sau tàu cùng 2 súng máy hạng nặng 14,5 mm. Các tàu TT-400 của Cảnh sát biển là phiên bản được nhà máy đóng tàu Hồng Hà đóng thử nghiệm trước khi đóng tàu pháo TT-400TP cho lực lượng Hải quân.

Theo thông tin từ Nhà máy đóng tàu Hồng Hà, tàu TT-400 và TT-400TP có cùng khung thân, chỉ khác một chút về thiết kế thượng tầng và trang bị vũ khí.

Ngoài tàu TT-400TP và TT-400 có thể nằm trong danh sách được xuất khẩu, trong hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta liên tục nội địa hoá thành công các loại vũ khí ngày càng hiện đại trên khuôn mẫu các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Đặc biệt hiện nay, chúng ta đã làm chủ hoàn toàn việc sản xuất đạn pháo phản lực 122mm cho các hệ thống phóng loạt như BM-21 Grad. Nhu cầu về đạn cho các hệ thống gọn nhẹ như HM-27 hay RL-4 là rất lớn. Các hệ thống này đều dùng chung đạn với BM-21 nên việc ta tìm cách xuất khẩu các loại đạn BM-21 là rất khả thi.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự chủ trong việc sản xuất nhiều loại súng và đạn của súng chống tăng có sức mạnh không thua kém sản phẩm tương tự của nước ngoài. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng tương lai không xa, những vũ khí này cũng sẽ nằm trong sách được phép xuất khẩu của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Ba cán bộ môi trường bị bắt liên quan đến Formosa Hà Tĩnh

Công an Việt Nam bắt ba cán bộ môi trường ở Hà Nội vì gian dối trong xử lý rác tại nhà máy Formosa, cho rằng họ làm hồ sơ khống để thu lợị.


Nhà máy Formosa Hà Tỉnh

Truyền thông Việt Nam hôm 12/12 loan tin Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 3 người nguyên là cán bộ của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 (URENCO 10), gồm ông Ngô Xuân Hiếu, nguyên Giám đốc, ông Bùi Trí Bình, nguyên Phó giám đốc và ông Tống Ngọc Thanh, nguyên cán bộ phòng kinh doanh, về hành vi lập khống giấy tờ, thủ tục xử lý rác thải tại Formosa Hà Tĩnh.

Báo Công an Nhân dân nói một đại lý ở Hà Tĩnh đã ký hợp đồng với công ty Formosa để thu gom, xử lí rác thải. Sau đó, đại lí này ký hợp đồng với số cán bộ trên của URENCO 10 thuê xử lí rác thải của Formosa.

Tuy nhiên, khi vận chuyển rác ra Hà Nội, nhóm cán bộ trên không đưa rác về công ty để xử lý mà lập chứng từ khống gây thiệt hại hàng tỷ đồng rồi đưa ra ngoài xử lý nhằm thu lợi, báo Công an Nhân dân cho biết thêm.

Báo Dân trí nói cơ quan công an xác định từ 2013 - 2015, nhóm cán bộ trên ký các hợp đồng thu gom, xử lý ba bên, nhưng hoàn thiện hồ sơ khống, thu về không xử lý ở công ty mục đích để thu lời.

Nhà hoạt động vì môi trường Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương nói với VOA rằng việc bắt ba cán bộ này cho thấy có bàn tay của Formosa cấu kết với các viên chức nhà nước trong việc che đậy thảm họa môi trường:

“Đây chỉ là những cán bộ thuôc công ty bên ngoài Formosa, nhưng họ cấu kết với Formosa để xử lý chất thải, nhưng thực tế là họ không xử lý, mà chỉ hợp thức hóa giấy tờ cho cái gọi là xử lý đó. Mặt khác, họ còn rút tiền từ ngân sách nhà nước qua việc xuất hóa đơn khống. Tôi nghĩ chắc chắn công ty Formosa có nhúng tay vào việc này và cần thiết phải điều tra luôn cả công ty Formosa để làm rõ và xử lý triệt để.”

Thảm họa biển miền trung xảy ra hồi năm ngoái khi nhà máy thép của hãng Formosa của Đài Loan đặt ở Hà Tĩnh gặp sự cố khi vận hành thử, xả thải độc hại trái phép làm cá chết hàng loạt ở tỉnh này và 3 tỉnh khác.

Ônh Nhân nói qua đó cho thấy có hành vi gian lận trong việc Formosa xử lý chất thải:

“Thường chính quyền rất ngại đụng đến Formosa một cách trực tiếp và chỉ đụng đến các cán bộ kinh tế liên quan mà thôi. Trên giác độ quan sát của người dân thì chúng ta thấy rõ rằng đây là một hành vi gian lận để chôn giấu chất thải của nhà máy Formosa mà không xử lý.”

Tháng 6/2016, Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ này và chấp nhận bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.

Từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã phát tiền đền bù cho những người bị ảnh hưởng nhưng nhiều người vẫn chỉ trích rằng số tiền đền bù và sự minh bạch của chính phủ về vụ ô nhiễm còn chưa thỏa đáng.

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

"Sàn nhẩy của người ngoài hành tinh"


MOSKVA (Sputnik) - Một video quay cơn giông bão ở Quận Kimberley Úc đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược từ người dùng YouTube. Hiện tượng tự nhiên này được ghi lại bởi nhân chứng Jeff Greene.

Một số người xem đoạn video clip đã nhắc đến cảnh quay trong bộ phim "Chúa tể những chiếc nhẫn", người khác — một trò chơi điện tử.

"Người ngoài hành tinh nhẩy disco", — người có nick BooAdmin bình luận.


Có nhiều người nghi ngờ tính xác thực của đoạn video.

"Trông giống như được làm giả," — Pennywise nói. " Đã được chỉnh sửa", — dima sokolov khẳng định.

Hầu hết các bình luận không giấu sự ngưỡng mộ đối với thiên nhiên.

Nét đẹp tuyệt vời," All Extreme viết. "Thật không thể tin được, lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cơn giông mạnh mẽ như vậy, bạn đã quay được một đoạn video tuyệt vời" — Johnny Cook Jr's Vlogs chia sẻ.

Cơn bão lốc "Dahlia" đã tràn vào bờ biển phía tây của Australia vào đầu tháng 12, Fox8 viết. Tại thời điểm này lục địa châu Úc đang trong mùa mưa, điển hình cho thời tiết đầu mùa hè ở đây.

Theo: Sputnik News

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Bộ đôi pháo-phà tự hành Việt Nam phối hợp tác chiến

Trong cuộc diễn tập mới đây của Quân khu 9 đã có sự phối hợp tác chiến hiệu quả giữa phà tự hành GSP và pháo tự hành trên khung gầm M548.

Trong cuộc diễn tập mới đây, Lữ đoàn 25 đã lập tức sử dụng phà tự hành GSP để đưa pháo tự hành bánh xích trên khung gầm xe tải bọc thép M548 qua sông.


Pháo tự hành 105 mm đặt trên khung xe bánh xích M548 được phà GSP chở qua sông

Phà bánh xích tự hành GSP do Liên Xô chế tạo chuyên dùng để chở xe tăng chiến đấu chủ lực trọng lượng lên tới 52 tấn (kể cả xe có lắp thiết bị rà phá mìn), tên lửa đất đối đất, pháo phản lực phóng loạt, pháo tự hành và nhiều loại khí tài hạng nặng khác vượt sông.

Phà tự hành GSP được tạo thành từ hai nửa trái - phải, hành quân độc lập trên cạn bằng xích, nhưng khi xuống nước sẽ chạy bằng chân vịt và được ghép lại với nhau thông qua các chốt đặc chủng.

Mỗi nửa phà gồm có xe cơ sở, phao, vệt lên xuống, chân vịt, hệ thống nâng hạ bằng thủy lực cùng các thiết bị khác như bơm thoát nước và thông tin liên lạc, chúng không thể đổi lẫn cho nhau.


Mỗi nửa phà tự hành chở tăng hạng nặng GSP khi ở trên cạn

Mỗi nửa phà GSP có khối lượng: 17,3 tấn; kíp làm việc: 3 người; độ mớn nước theo xích: 1,54 m. Công suất riêng: 13,87 mã lực/tấn; Công suất động cơ: 240 mã lực; Tốc độ di chuyển lớn nhất: trên đường nhựa 40 km/h, trung bình trên đường đất 18 km/h, khi bơi: 11 km/h.

Khi ghép lại thì tổng khối lượng của phà GSP lên tới: 34,6 tấn; Kíp vận hành: 6 người. Tốc độ bơi dưới nước lớn nhất: Không tải: 10 - 11 km/h; Có tải 52 tấn: 6 - 8 km/h. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu: 18 - 21 giờ.


Thao tác ghép 2 nửa phà tự hành GSP

Mức nước nhỏ nhất mà phà qua được với tải trọng 52 tấn: 1,0 m. Mức nước nhỏ nhất khi chất, dỡ tải (ở thành nửa phà phía gần bờ): Với tải 45 - 52 tấn: 1,2 m; Với tải dưới 45 tấn: 1,1 m.

Nó vượt qua được chướng ngại vật có độ dốc lớn nhất: 25 độ; Độ nghiêng mặt đường lớn nhất: 15 độ; Chiều rộng của hào: 2,5 m; Chiều cao của vật cản: 0,65 m. Độ dốc của bến để nửa phà xuống: 25 độ; Độ dốc của bến để nửa phà lên: 20 độ; Lưu tốc dòng chảy: tới 2,5 m/s.

Xem video: Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 9) bảo đảm vượt sông trong mọi tình huống. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.


Nguồn: Báo Đất Việt