Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Nhạc vàng trước 1975 tuyển chọn - Tình lính



Tuyển chọn nhạc Vàng hay nhất phần 3 qua các giọng hát Chế Linh, Duy Khánh, Trường Vũ, Giang Tử, Tuấn Vũ, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh, Sơn Tuyền, Thanh Tuyền,... trong những nhạc phẩm nhạc Vàng nổi tiếng: Hành trang giả từ, Kẻ ở miền xa, Kỉ niệm mùa hè, Đêm trên vùng đất lạ, Trăng tàng trên hè phố,...

Nhạc vàng trước 1975 tuyển chọn - Tình lính



Tuyển chọn nhạc Vàng hay nhất phần 3 qua các giọng hát Chế Linh, Duy Khánh, Trường Vũ, Giang Tử, Tuấn Vũ, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh, Sơn Tuyền, Thanh Tuyền,... trong những nhạc phẩm nhạc Vàng nổi tiếng: Hành trang giả từ, Kẻ ở miền xa, Kỉ niệm mùa hè, Đêm trên vùng đất lạ, Trăng tàng trên hè phố,...

Đêm tàn bến Ngự - Ngọc Hạ


Kế tiếp: "Đường xưa lối cũ" trong ... giây



Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng
nhớ chăng non nước Hương Bình
có những ngày xanh
lưu luyến bao tình
vương mối tơ mành

[HTML5] Tạo danh sách phát (playlist) MP3 hoặc video tự động phát ngẫu nhiên

Giả sử bạn có 9 bài hát (mp3 hoặc video/mp4) là bài 1, bài 2, bài 3,..., bài 9 và bạn muốn phát các bài hát này một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự mỗi khi người xem truy cập vào trang blog/ web của bạn giống như Zing radio, Nhưng Zing radio viết bằng Flash (bị hạn chế ở nhiều thiết bị chạy Android, iOS), ở đây mình viết bằng HTML5 (hỗ trợ hầu hết thiết bị chạy Windows, Android, iOS,...). Các đoạn mã sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Xem minh họa: http://jsfiddle.net/fe7JL/192

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<!--Shuffle-->
<script type='text/javascript' src='https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.7.2/jquery.min.js'></script>

<!--Đường dẫn file javascript trên có thể thay thế bằng: https://ia601500.us.archive.org/20/items/audio-shuffle-jquery-1.7.2-jquery.min/audio-shuffle-jquery-1.7.2-jquery.min.js -->

<script type='text/javascript'>//<![CDATA[
$(window).load(function(){
for (var $x=$(".content li"), i=$x.length-0, j, temp; i>=0; i--) { j=Math.floor(Math.random()*(i+1)), temp=$x[i], $x[i]=$x[j], $x[j]=temp; }
$x.each(function(i, li) { $(".content").append(li); });
});//]]>
</script>
<!--End shuffle-->

<!--Playlist-->
<style type='text/css'>
#playlist,audio{background:#ccccff;width:400px;padding:10px;}
.active a{color:#5DB0E6;text-decoration:none;}
li a{color:#eeeedd;background:#194775;padding:5px;display:block;}
li a:hover{text-decoration:none;}
</style>

<script type='text/javascript'>//<![CDATA[
$(window).load(function(){
var audio;
var playlist;
var tracks;
var current;

init();
function init(){
current = 0;
audio = $('audio');
playlist = $('#playlist');
tracks = playlist.find('li a');
len = tracks.length - 0;
audio[0].volume = .80;
playlist.find('a').click(function(e){
e.preventDefault();
link = $(this);
current = link.parent().index();
run(link, audio[0]);
});
audio[0].addEventListener('ended',function(e){
current++;
if(current == len){
current = 0;
link = playlist.find('a')[0];
}else{
link = playlist.find('a')[current];
}
run($(link),audio[0]);
});
}
function run(link, player){
player.src = link.attr('href');
par = link.parent();
par.addClass('active').siblings().removeClass('active');
audio[0].load();
audio[0].play();
}
});//]]>

</script>
<!--End playlist-->

</head>

<body>

<!-- HTML5 audio player-->
<audio id="audio" preload tabindex="0" controls="" type="audio/mpeg" autoplay>
<source type="audio/mp3" src="https://archive.org/download/iPhone_7_ringtone_cutted/iPhone_7_ringtone_cutted.mp3">
Sorry, your browser does not support HTML5 audio.
</audio>

<!--End HTML5 audio player-->

<div id="n"></div>
<ul id="playlist" class="content">
<li class="active"><a href="https://archive.org/download/HaTrangElvisPhuong/HaTrang-ElvisPhuong.mp3">Ha trang - Elvis Phung</a></li>
<li><a href="https://archive.org/download/O.LaiThan.hHa/O.Lai-Than.hHa.mp3">Ở lại - Thanh Hà</a></li>
<li><a href="https://archive.org/download/ToiRuEmNguElvisPhuong/T%C3%B4i%20Ru%20Em%20Ng%E1%BB%A7-Elvis%20Ph%C6%B0%C6%A1ng.mp3">Tôi ru em ngủ - Elvis Phuong</a></li>
<li><a href="https://archive.org/download/MaHHngTuNNgcBgngKiBu/M%C6%B0a%20h%E1%BB%93ng%20-%20Tu%E1%BA%A5n%20Ng%E1%BB%8Dc-B%E1%BA%B1ng%20Ki%E1%BB%81u.mp3">Mưa hồng - Tuấn Ngọc, Bằng Kiều</a></li>
<li><a href="https://archive.org/download/NhCCnhVCBayKhynhLy/Nh%C6%B0%20C%C3%A1nh%20V%E1%BA%A1c%20Bay-Kh%C3%A1nh%20Ly.mp3">Như cánh vạc bay - Khánh Ly</a></li>
<li><a href="https://archive.org/download/MuaChieuKyNiemYPhuongQuocKhanh/MuaChieuKyNiem-YPhuong-QuocKhanh_rqyb.mp3">Mưa chiều kỷ niệm - Y Phương, Quốc Khánh</a></li>

</ul>

</body>

</html>

Để tắt chức năng tự động phát ngẫu nhiên, chỉ cần xóa bỏ dòng này: <div id="n"></div> và ngược lại.

Để phát danh sách video (mp4), thay <audio ...></audio> bằng <video ...></video> và thay tệp có đuôi .mp3 bằng tệp có đuôi .mp4, Thay tất cả chữ audio thành video, thêm kích cỡ cho trình phát video ví dụ: <video height="350px" width="550px id="video" poster="url.jpg" autoplay controls><source src="url.mp4" type="video/mp4"></video>

Bạn có thể sao chép tất cả mã html trên rồi dán vào notepad. Sau đó lưu tệp tin với tên có đuôi .html (ví dụ: audio-array-shuffle-playlist-1.html).

Kế tiếp, bạn vào nơi lưu tệp tin này rồi nhấp đúp chuột vào tệp để mở trình duyệt xem minh họa. Lưu ý HTML5 không hỗ trợ một số trình duyệt quá cũ đại loại như IE6.

Để mở notepad: Start -> Run -> gõ notepad -> nhấn enter

Cũng đăng trên Timvn.blogspot.com

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Nhạc vàng tuyển chọn 1


Tuyển chọn nhạc vàng hay nhất với các bài hát Lời kẻ đăng trình, Biển mặn, Vùng lá me bay, Hành trang giả từ,... qua những giọng hát Quang Lê, Chế Linh, Trường Vũ, Tâm Đoan, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền,...

Cải lương: Người tình trên chiến trận


Minh Vương, Thanh Tuấn, Thang Sang, Thanh Kim Huệ, Diệp Lang,...

Không, yêu nhau không bao giờ có tội nhưng anh chỉ muốn nói với em một điều mà bấy lâu ôm ấp mãi trong tim…
Mà giờ đây đã muộn màng rồi, anh có còn j nữa đâu. Để nhớ thương những kỷ niệm trong đời.
Mình đã 1 thời chắt chiu, trong tuổi còn thơ ấu hồn nhiên, để tạo dựng 1 thiên đường, một thiên đường đầy hoa thơm.
Mỹ Châu: Lời anh nói ra em đâu hiểu được j, anh đã buồn đã khổ vì ai…và tự bao lâu rồi, cho mãi đến ngày hôm nhay.
Thanh Tuấn: Đã từ lâu anh muốn nói một điiều quan trọng, nhưng cứ lặng câm theo ngày tháng lạnh lùng. Anh muốn nói với một người, nỗi đau sầu vì yêu…

Cải lương: Đêm lạnh chùa hoang



Minh Vương: Tần Lĩnh Sơn; Minh Cảnh: Cao Nguyên Bình; Lệ Thủy: Hồ Bảo Xuyên; Phương Liên: Vương Bích Tuyền; Thanh Sang: Bạch Long Sứ; Thanh Thanh Hoa: Lý Hồng Miên;...

"Bảo Xuyên ơi, đêm nay giữa canh trường cô liêu. Ta gối đầu trên đá, thèm giấc mơ yêu. Đắm hồn vào mộng liêu trai. Để yêu em được trọn lòng. Không ngăn cách bởi biên thùy... Sầu đêm này và ngàn đêm nữa đi. Em vẫn yêu vẫn yêu một mình anh. Dù mai này tình đôi phương cách ngăn. Ngủ đi anh một giấc mơ thần tiên...".

Cải lương: Đêm lạnh chùa hoang


Minh Vương: Tần Lĩnh Sơn; Minh Cảnh: Cao Nguyên Bình; Lệ Thủy: Hồ Bảo Xuyên; Phương Liên: Vương Bích Tuyền; Thanh Sang: Bạch Long Sứ; Thanh Thanh Hoa: Lý Hồng Miên;...

"Bảo Xuyên ơi, đêm nay giữa canh trường cô liêu. Ta gối đầu trên đá, thèm giấc mơ yêu. Đắm hồn vào mộng liêu trai. Để yêu em được trọn lòng. Không ngăn cách bởi biên thùy... Sầu đêm này và ngàn đêm nữa đi. Em vẫn yêu vẫn yêu một mình anh. Dù mai này tình đôi phương cách ngăn. Ngủ đi anh một giấc mơ thần tiên...".

Giọng ca Thanh sang qua các trích đoạn nổi tiếng

Giọng ca trầm buồn của nghệ sĩ Thanh Sang đã in sâu vào lòng khán giả mộ điệu bao năm qua. Trong đó có những vai diễn trong các vở cải lương nổi tiếng như Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa....

Mời bạn đọc nghe lại một số trích đoạn cải lương nổi tiếng của nghệ sĩ Thanh Sang:


Nghệ sĩ Thanh Sang và Thanh Nga trong vở Tiếng Trống Mê Linh - Nguồn Youtube

Mê linh biệt khúc. Nguồn: YouTube


Vở Bên cầu dệt lụa. Nguồn: YouTube

Các vỡ cải lương nổi tiếng với sự góp mặt của Thanh Sang:
Người tình trên chiến trận
Đêm lạnh chùa hoang

Cải lương: Tâm sự loài chim biển



Minh Phụng; Mỹ Châu; Minh Vương; Hữu Phước; Phượng Liên; Dũng Thanh Lâm; Thanh Thanh Hoa

Cải lương: Tâm sự loài chim biển



Minh Phụng; Mỹ Châu; Minh Vương; Hữu Phước; Phượng Liên; Dũng Thanh Lâm; Thanh Thanh Hoa

Việt Nam tuyệt đẹp của chàng trai 8x tập chơi drone

Video được chàng trai thiết kế đồ họa thực hiện trong các chuyến đi với nhiều điểm đến nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt, An Giang, Phú Quốc...


Clip "I want to travel Viet Nam" (Tôi muốn đi du lịch Việt Nam) được Phạm Ngọc Tiến ghi hình năm 2016 và 2017.



Phạm Ngọc Tiến, sinh năm 1988, ở Đà Nẵng, cho biết video hơn 2 phút nhưng là kết quả sau 8 tháng tập chơi drone (thiết bị bay không người lái).




Nguồn:VnE

Nhạc Vàng tuyển chọn 2


Nhạc Vàng tuyển chọn 2 với các bài hát Hoa cỏ May, Những đốm mắt hỏa châu, Chín tháng quân trường,... qua tiếng hát Chế Linh, Trường Vũ, Giao linh, Hoàng Oanh, Trunh Chỉnh, Trường Vũ,...

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

[HTML] Tự động thực thi một nhiệm vụ sau khi video kết thúc - Phát hiện video phát kết thúc


Trang blog/ web của bạn chuyên về video và bạn muốn khi người xem xem xong một video clip trên một trang blog/ web thì trình duyệt sẽ tự động thực hiện một nhiệm vụ nào đó ví dụ như tự động tải trang có video tiếp theo. Bạn có thể tham khảo cách sau:

Xem minh họa: --> http://kimluc.blogspot.com/2017/04/em-tan-ben-ngu-ngoc-ha.html

<video id="myVideo" controls>
<source src="http://grochtdreis.de/fuer-jsfiddle/video/sintel_trailer-480.mp4" type="video/mp4" />
</video>

<script>
var aud = document.getElementById("myVideo");
aud.onended = function() {
window.location.href = ['http://kimluc.blogspot.com/2017/04/em-tan-ben-ngu-ngoc-ha.html'];
};
</script>

Hiện thời gian báo trước khi tải trang video kế tiếp:
<video autoplay id="myVideo" controls width="630" height="380">
<source src="https://archive.org/download/Dentanbenngu_ngocha/%C4%90%C3%AAm%20t%C3%A0n%20b%E1%BA%BFn%20Ng%E1%BB%B1%20-%20Ng%E1%BB%8Dc%20H%E1%BA%A1.mp4" type="video/mp4" />
</video>
<div>
<b>Kế tiếp: "Đường xưa lối cũ" <span id="timer">...</span> giây</b>
</div>
<script>
var aud = document.getElementById("myVideo");
aud.onended = function() {
setTimeout(function(){ window.location.href = ['http://kimluc.blogspot.com/2015/12/uong-xua-loi-cu-thanh-tuyen.html']}, 16000);
var hou = 0;
var sec = 15;
setInterval(function(){
var a = new Date();
document.getElementById("timer").innerHTML = hou +" : " + sec ;
sec--;
if(sec == 00)
{
hou--;
sec = 15;
if (hou == 0)
{
hou = 0;
}
}
},1000);
}

function resetTimer()
{
};
</script>

Xem minh họa: --> http://kimluc.blogspot.com/2017/04/em-tan-ben-ngu-ngoc-ha.html

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (1943-1954)

Nghiên cứu những tư liệu và chứng cứ cho thấy, rõ ràng là những văn kiện pháp lý quốc tế từ Tuyên bố Cairo năm 1943, Tuyên ngôn Hội nghị Potsdam năm 1945, Hòa ước San Francisco năm 1951 và Hội nghị Geneve năm 1954 đều đã thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

Quá trình hoạch định và triển khai chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến đã được thể hiện rõ nét trong suốt mọi giai đoạn lịch sử, nội dung đó đã hình thành và liên tục được kế thừa phát triển qua các thể chế nhà nước. Đặc biệt, trong chính sách về biển đảo có nội dung khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những chứng lịch sử đã chứng minh quá trình xác lập chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển đảo của Nhà nước Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những nội dung cơ bản của quá trình triển khai chính sách về biển đối với các Nhà nước phong kiến Việt Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên các vùng biển đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông luôn được xác định rõ ràng, nội dung này được thể hiện qua những nội dung cơ bản của quá trình hoạch định và thực thi chính sách về biển của quốc gia, điều này hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về xác lập chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ vô chủ đương thời.

Việt Nam trong thời kỳ Lê – Trịnh (1592 – 1788), đã chứng kiến sự mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Từ khi chúa Nguyễn Hoàng (1558 -1613), đặt nền móng cho sự mở rộng bờ cõi mà đến đỉnh cao là chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), vị chúa của những kỳ công mở cõi đầu thế kỷ XVII. Trong thời kỳ này, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác lập và đi vào quản lý, khai thác một cách đồng bộ vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự. Tuy nhiên, do vấn đề lịch sử để lại, bởi vậy, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông đã bị một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực bất chấp những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như những quy định của luật biển quốc tế đã xâm chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam. Điều này, đã dẫn đến hệ quả là cuộc đấu tranh trên các phương diện bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế, luật pháp quốc gia và phương diện ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài nhưng oanh liệt, khó khăn và rất phức tạp.

Tiếp cận cơ sở pháp lý quốc tế từ kết quả phân tích nội dung chính của một số hội nghị quốc tế diễn ra trong thế kỷ XX, đã đương nhiên thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hướng nghiên cứu mới. Những nội dung cơ bản được quy định trong các hội nghị quốc tế có thể được xem là một trong những cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để Nhà nước Việt Nam làm căn cứ phục vụ cho cuộc đấu tranh trường kỳ để khẳng định chủ quyền của mình, buộc các bên hữu quan có yêu sách phi lý về chủ quyền trao trả quần đảo Hoàng Sa và một số điểm đảo đá, bãi ngầm, bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa cho Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bằng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

1. Tuyên bố Cairo

Năm 1943, bối cảnh chung của thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các mối quan hệ quốc tế liên tiếp diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, song mục đích chính của các nước lớn là tranh dành phạm vi ảnh hưởng và phân chia lại biên giới lãnh thổ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Để xem xét một số vấn đề quan trọng của thế giới có liên quan đến biên giới lãnh thổ, đại diện ba nước Anh, Mỹ và Trung Quốc (Cộng hòa Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch đứng đầu) đã nhóm họp tại Cairo Thủ đô của Ai Cập ngày 27-11-1943, mà lịch sử gọi là Hội nghị Tam cường Anh – Mỹ – Trung. Hội nghị kết thúc đã đưa ra được Tuyên bố chung, trong tuyên bố có đoạn viết: Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất năm 1914, và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa.[1] Ở đây chúng ta xem xét chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên hai khía cạnh cơ bản:

Thứ nhất, vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, Tuyên bố Cairo đã khẳng định ý chí của các cường quốc buộc Nhật Bản phải trao trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc bao gồm: Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ, không có gì liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vì chủ quyền đó đã thuộc về Nhà nước Việt Nam từ lâu.

Thứ hai, Tuyên bố Cairo đã không đề cập đến chủ quyền của quốc gia nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại sao vậy? Bởi vì, hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ XVII đã có những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền thuộc về Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, những người đứng đầu của hội nghị đã không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ của Hoàng Sa và Trường Sa là lẽ đương nhiên.

Tựu trung lại, nội dung của Tuyên bố Cairo năm 1943, được xem là một trong những điều ước quốc tế quan trọng để hợp thành hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời là một trong những căn cứ pháp lý quốc tế quan trọng để Nhà nước Việt Nam vận dụng, nhằm bác bỏ những luận thuyết sai trái về hiện thực khách quan. Đồng thời phản đối sự khẳng định chủ quyền phi lý của Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam.

2. Hội nghị Postdam

Vào năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai dần dần đi vào kết thúc, thế giới có nhiều việc phải làm đối với các cường quốc thắng trận như vấn đề lãnh thổ, phân chia phạm vi ảnh hưởng… Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc ở mặt trận châu Âu, tháng 7-1945, đại diện ba nước lớn là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tổ chức nhóm họp tại Postdam của Đức, nội dung chính của cuộc họp là để thảo luận về tương lai chính trị, đặc biệt về vấn đề tổ chức tuyển cử tại các nước Đông Âu và Trung Âu. Hội nghị Postdam đã ra Tuyên bố chung ngày 26-7-1945, nội dung của Tuyên bố còn ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc.

Đối với Việt Nam, để giải giáp quân đội Nhật, ba nước Anh – Mỹ – Liên Xô đã quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực từ vĩ tuyến 16, theo đó quân đội Trung Hoa có nghĩa vụ giải giáp và hồi hương quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc và quân đội Anh được ủy nhiệm giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. Theo tuyên bố Postdam, phía Trung Quốc do phái đoàn Cộng hòa Trung Hoa (Quốc dân đảng) có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tọa lạc tại vĩ tuyến 16: nhóm Lưỡi Liềm phía Tây Nam tại vĩ độ 16030’N và nhóm An Vĩnh phía Đông Bắc tại vĩ độ 16050’N. Trong khi đó, quân đội Hoàng gia Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, kể cả quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến từ 120 đến 70 N, tính từ Cam Ranh xuống tỉnh Cà Mau. Nhiệm vụ đã được quy định rõ ràng trong nội dung của tuyên bố Postdam, đó là lực lượng của các nước Cộng hòa Trung Hoa và Anh thay mặt Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, chứ không phải tiếp thu hay chiếm hữu lãnh thổ của quốc gia đến làm nhiệm vụ. Xét tính chất đóng vai trò quan trọng là nhiệm vụ đã được quy định rõ ràng trong bản tuyên bố là giải giáp quân Nhật, đồng thời thực tế này cho thấy, các nước Đồng minh đã mặc nhiên thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam là lẽ đương nhiên.

Tháng 8-1945, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vào miền Bắc để tiến hành việc giải giáp quân Nhật ở đây. Sau một thời gian, Trung Quốc đã ký với Pháp bản Hiệp ước Trùng Khánh vào ngày 28-02-1946. Theo nội dung chính của Hiệp ước thì “Pháp khước từ trị ngoại pháp quyền và các quyền liên hệ khác tại Trung Hoa” điều thể hiện rõ nét là Pháp trả Trung Quốc các tô giới tại Thượng Hải và Quảng Châu Loan. Đổi lại Trung Quốc đồng ý để quân đội Pháp vào bắc vĩ tuyến 16 thay thế quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng để thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Ngay sau thời điểm đó, Chính phủ Pháp đã ký với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiệp định Sơ bộ vào ngày 06-3-1946, xoay quanh vấn đề nước Pháp thừa nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một Quốc gia tự do và tự trị nằm trong Liên bang Đông Dương và trong Khối Liên hiệp Pháp và quân đội Pháp sẽ ra miền Bắc của Việt Nam để thay thế quân Tưởng.

3. Hội nghị hòa bình San Francisco

Hội nghị San Francisco được tổ chức từ ngày 04 – 08/9/1951, có đại diện 51 nước tham dự để bàn về việc ký hòa ước hòa bình với Nhật Bản. Đầu tháng 9-1951, theo lời mời của Chính phủ Mỹ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị hòa bình nhóm họp tại thành phố San Francisco của Mỹ để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu thuộc Chính phủ Bảo Đại làm trưởng đoàn cũng được mời tham gia hội nghị. Tuy nhiên, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đều không được mời tham dự Hội nghị. Trong Hội nghị này, nội dung chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Mỹ đề nghị ngày 12-7-1951. Ngày 08-9-1951, các nước tham dự Hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản, ngoại trừ ba nước còn lại là Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc đã không ký.

Mỹ đã gạt Trung Quốc ra ngoài Hội nghị, chính vì vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng gay gắt. Một mặt Chính phủ Trung Quốc đã ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác họ cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Trung Quốc tham dự Hội nghị và để trình bày quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 05-9-1951, trong phiên họp toàn thể thứ hai của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô là Andrei A. Gromyko Tại phiên họp toàn thể ngày 05-9-1951, Andrei Gromyko, trưởng đoàn đại biểu của Liên Xô đó đề nghị một tu chỉnh trong Dự thảo Hòa ước với Nhật Bản, theo đó Nhật Bản công nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên các quần đảo Paracels và Spratlys.[2] Nhưng Hội nghị đó bỏ phiếu bác bỏ tu chỉnh này với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống gồm: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc và một phiếu trắng.

Tại Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 07-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc: Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.[3] Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Việt Nam tại Hội nghị San Francisco.

Về khía cạnh pháp lý, với sự công bố khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham dự hội nghị San Francisco năm 1951, cho thấy: từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới đương nhiên thừa nhận là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trong một Hội nghị quốc tế có sự tham gia của 50 quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc. Sự kiện 92% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị tuyệt đối phù hợp với luật pháp quốc tế, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận, kể cả đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham dự Hội nghị như Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Việc hòa ước San Francisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Tại khoản f quy định: Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với quần đảo Spratlys and Paracels.[4]

Như vậy, việc phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị San Francisco tháng 9-1951 và ra tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm chứng minh về sự xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nhà nước Việt Nam. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này ra các hội nghị quốc tế và khu vực, tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, cũng có thể đưa vào hồ sơ pháp lý để đấu tranh với các bên có yêu sách chủ quyền tại tòa án quốc tế.

4. Hội nghị Geneve

Hội nghị Genève bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc vào ngày 08-5-1954, một ngày sau khi Việt Nam giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Tham dự hội nghị chính thức có 9 phái đoàn gồm Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Liên Xô và Anh làm đồng chủ tịch hội nghị. Hai phái đoàn của Chính phủ kháng chiến Lào (Pathet Lào) và Chính phủ kháng chiến Campuchia (Khmer Issarak) không được công nhận tư cách đại biểu và chỉ do Việt Nam dân chủ Cộng hòa đại diện trình bày nguyện vọng trước hội nghị.

Sau 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập, ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết. Ngày 21-7-1954, Hội nghị Geneve kết thúc, thông qua tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng như đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình, tổng tuyển cử thống nhất đất nước và các vấn đề thi hành Hiệp định cho toàn bộ Đông Dương. Sự nghiệp cách mạng của Dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác, Hội nghị Geneve 1954 cũng là một chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Hội nghị Geneve kết thúc ngày 21-7-1954 với 3 Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia; tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thống nhất của Việt Nam nghĩa là bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Năm 1954, Pháp đã hoàn thành xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Pháp thay mặt Việt Nam thực hiện chủ quyền của Việt Nam, đưa lực lượng đóng quân tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho đến khi rút khỏi Việt Nam năm 1956 và trao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, theo Hiệp định Geneve năm 1954, đối tượng được thừa hưởng, thừa kế toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa là Chính phủ quốc gia Việt Nam, sau này là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trung Quốc với tư cách là một quốc gia lớn tham gia Hội nghị với 214 người, trong đó đích thân Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.

Trung Quốc cũng là quốc gia cuối cùng ký tuyên bố Hội nghị. Điều này cho thấy Trung Quốc đặc biệt coi trọng Hội nghị Geneve và những điều khoản được ký kết năm ấy. Theo các tài liệu để lại, vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa được đề cập trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị, cụ thể, nó được đề cập ở Điều 1 và Phụ lục của Điều 1 trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị khi quyết định về giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam tại sông Bến Hải, tức là vĩ tuyến 17 kéo dài ra Biển Đông[5]. Theo đó, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Như vậy trong tuyên bố cuối cùng và Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Điều 1 và Điều 4 đã xác nhận vấn đề pháp lý chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo Hiệp định Geneve năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa mới là chủ thể quản lý khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Trong thực tế, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cả trên lĩnh vực quân sự lẫn dân sự để thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cộng động quốc tế cũng đã công nhận điều này. Trung Quốc là một bên ký kết Hiệp định Geneve năm 1954, đương nhiên Trung Quốc phải có trách nhiệm tôn trọng Hiệp định họ đã ký kết và tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tôn trọng việc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền của Việt Nam mà Hiệp định Geneve đã xác định.

Năm 1954, Trung Quốc là một bên tham gia Hội nghị Geneve và họ đã chấp nhận tất cả các điều khoản được ký kết tại Hội nghị. Khi đặt bút ký vào Tuyên bố chung của Hội nghị năm ấy, nghĩa là họ đã thừa nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam Cộng hòa với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một Hiệp định được cộng đồng quốc tế công nhận, được xây dựng bởi hệ thống luật pháp quốc tế và Trung Quốc không được quyền chối bỏ. Dưới những góc nhìn phân tích khác, các chuyên gia quốc tế cho rằng, việc Trung Quốc phủ nhận các kết quả của Hội nghị San Francisco năm 1951 và Hội nghị Geneve là sự phi lý, đi ngược lại quan điểm và chữ ký của chính họ tại Hội nghị năm ấy. Dư luận quốc tế đánh giá rất cao Hiệp định Geneve, như vậy họ thừa nhận những nội dung cơ bản của Hiệp định này, trong đó có vấn đề chủ quyền pháp lý của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy Trung Quốc đã thừa nhận gián tiếp chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc phủ nhận quyết định của Hội nghị San Francisco và Hội nghị Geneve là phi lý.

Kết luận

Nghiên cứu những tư liệu và chứng cứ nêu trên cho thấy, rõ ràng là những văn kiện pháp lý quốc tế từ Tuyên bố Cairo ngày 27-11-1943 và Tuyên ngôn Hội nghị Potsdam ngày 26-7-1945 khẳng định lại nội dung Tuyên bố Cairo cho đến Hòa ước San Francisco ký ngày 08-9-1951 đã không xác nhận chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời việc không một quốc gia nào tại Hội nghị San Francisco được tổ chức vào năm 1951 phản đối hoặc bảo lưu về tuyên bố của Trưởng Đoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam lúc đó về khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điều này chứng tỏ cộng đồng quốc tế đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, các vùng lãnh thổ mà Tuyên bố Cairo xác nhận và Hòa ước San Francisco khẳng định lại là của Trung Quốc chỉ bao gồm Đài Loan và Bành Hồ. Xuyên suốt các hội nghị quốc tế, từ Tuyên bố Cairo, Hội nghị San Francisco cho đến Hội nghị Geneve đều đã thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thừa nhận chủ quyền thuộc về Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ 51 nước thành viên của tổ chức Liên hợp quốc là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng và sinh động, nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực và trên thế giới có cơ sở pháp lý quốc tế từ các hội nghị quốc tế để tiếp tục đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến tới buộc các bên hữu quan có yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải tiến hành trao trả lại cho Nhà nước Việt Nam đúng theo quy định của luật pháp quốc tế.

Thiếu tá TS. Nguyễn Thanh Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

[1] Hội nghị Cairo và Teheran 1943, trang 448. Văn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ, 1961 – Washington.

[2] Đề nghị của Andrei Gromyko như sau: “Nhật Bản công nhận chủ quyền đầy đủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Mãn Châu Lý, đảo Đài Loan cùng tất cả các đảo phụ cận của nó như Bành Hồ, Đông Sa quần đảo cũng như các đảo thuộc Tây Sa quần đảo và Trung Sa quần đảo (quần đảo Paracels, nhóm đảo Vĩnh An) và Nam Sa quần đảo kể cả các đảo Spratleys, và từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các lãnh thổ có tên nêu trên”. Conference for the Conclussion and Signature of the Peace Treaty with Japan, Record of Proceedings (Hội nghị tổng kết và ký kết Hòa ước với Nhật Bản) Washington D.C, Department of State, 1951, p.119.

[3] Hội nghị ký kết Hòa ước với Nhật Bản trang 314. Văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 12 năm 1951 – Washington.

[4] Hội nghị ký kết Hòa ước với Nhật Bản trang 314. Văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 12 năm 1951 – Washington.

[5] Liên quan đến phân vùng lãnh thổ trên đất liền và trên biển, Hiệp định quy định: “Giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặt nước thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của lãnh hải. Tất cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường ranh giới sẽ được rút quân bởi lực lượng quân đội của Liên hiệp Pháp, còn tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam” (Điều 4 thuộc Chương I của Hiệp định). Theo đó, các đảo ở nam vĩ tuyến 17, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc quyền quản lý của Quốc gia Việt Nam oài có thể được thiết lập ở vùng tái tập kết của mỗi miền; hai miền phải bảo đảm những khu vực được phân công không gia nhập vào khối liên minh quân sự nào và không được lợi dụng để tái diễn tình trạng chiến tranh hay để đẩy mạnh chính sách xâm lược”(Điều 19 thuộc Chương III của HĐ). Đồng thời, “Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, cấm nước ngoài đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam” (Điểm 4 trong Tuyên bố cuối cùng).

Nguồn bài đăng: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/6480-mot-so-hoi-nghi-quoc-te-lien-quan-den-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1943-1954

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 3: Đâm Lao Phải Theo Lao - Sách của TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 22: Ông Đại Sứ Cuối Cùng Ở Việt Nam - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 21: Sao Chúng Không Chết Phứt Cho Rồi ! - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 20: Hãy Giúp Chúng Tôi - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 19: Che Giấu Quốc Hội, Nhân Dân Hoa Kỳ ( tiếp theo ) - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 18: Che Giấu Quốc Hội, Nhân Dân Hoa Kỳ - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 17: Lúc Tuyệt Vọng ( tiếp theo) - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 16: Lúc Tuyệt Vọng - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 15: Nhát Gươm Đao Phủ ( tiếp theo) - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 14: Nhát Gươm Đao Phủ - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 13: Năm Của Định Mệnh (tiếp theo) - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 12: Năm Của Định Mệnh - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 11: Làm Thế Nào Để Bớt Lệ Thuộc ? - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 10: Cú Sốc Mùa thu - TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 9: Thân Phận Tiểu Quốc (tiếp theo) - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 8: Thân Phận Tiểu Quốc - TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 7: Lùi Vào Bóng Tối (tiếp theo) - TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 6: Lùi Vào Bóng Tối - Sách của TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 5: Làm Thế Nào Để Tháo Gỡ ?!

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy #4: Tài Nghệ Ông Phụ Tá - Sách của TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy # 2: Kissinger, Ông Là Ai? - Sách của TS Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Khi đồng minh tháo chạy # 1: Làm sao thoát khỏi vũng lầy? - Sách của TS. Nguyễn Tiến Hưng - mp3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.


Lời Nói Đầu

Khi Đồng Minh Tháo Chạy: Lời Nói Đầu - Sách của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng - MP3/ audio

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.


Phần 1

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị (P.1)



Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử.

Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc).


Dưới đây là phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông:

Kế thứ 1: Dương mưu – Âm mưu

“Mưu kế trí lược, mỗi cái đều có hình dạng của nó: hoặc vuông hoặc tròn, hoặc âm hoặc dương”.

Mưu kế có âm mưu và dương mưu, trong bất kỳ tình huống nào, người ta đều không được coi thường đối phương. Bởi vì sự việc, có những việc giả dối mà đối phương cố ý tạo ra. Tình báo cũng có tình báo giả. Cho nên thánh nhân phải làm cho đối phương không thể dò biết được thực hư.

Âm mưu ở đây không phải là thứ thủ đoạn của bọn tiểu nhân, mà là âm mưu của thánh nhân.

Mưu việc ở âm mà thành sự ở dương. Mục đích là làm cho dân giàu nước mạnh.

Cho nên Quỷ cốc tử lại nói: Thánh nhân mưu ở âm nên gọi là Thần, thành ở dương nên gọị là Minh, chủ sự thành tức là tích đức vậy.

Kế thứ 2: Xoay chuyển Càn khôn

“Giữ vững ý chí, tinh thần thì sẽ có uy lực. Có uy lực ắt bên trong mạnh, bên trong mạnh thì không ai địch nổi”.
Quỷ cốc tử cho rằng: Khi tình thế bất lợi cho ta, ta phải dùng trăm phương ngàn kế để hàm dưỡng sức mạng tinh thần, và chỉ khi nào sức mạnh tinh thần của ta hùng hậu thì mới có thể xoay chuyển Càn Khôn.

Kế thứ 3: Đánh bại lần lượt

“Phân tán được uy thế của đối phương thì ta mạnh như thần”.

Muốn phân tán uy lực của đối phương thì ta phải phục sẵn, chờ cơ hội xuất hiện mà lần lượt đánh bại đối phương.

Kế thứ 4: Ứng biến thần tình

“Tiến thoái xoay trở, xuất quỷ nhập thần khiến người không biết đâu mà lần”.

Khi tác chiến ta phải tùy cơ ứng biến không nên cố định, xoay chuyển tùy ý muốn, khiến cho đối phương không đoán biết được.

Kế thứ 5: Giành hết thiên cơ

“Thánh nhân ở giữa trời đất: Lập thân, tạo nghiệp, lên tiếng, tuyên truyền đều phải quan sát tượng trời để chớp đúng thời cơ”.

Một người cao minh, trước sự biến đổi mau lẹ của sự vật, sẽ biết nắm lấy thời cơ, vận hội một cách kịp thời mà thực thi, hoặc điều chỉnh kế hoạch của mình.

Kế thứ 6: Họa phúc tùy lời

“Lời lẽ của Thánh nhân rất huyền diệu, có thể chuyển nguy thành an, cứu cả mạng sống”.

Thế gian có câu: “Một lời nói ra, ngựa giỏi chẳng đuổi kịp.” Hàn Phi Tử nói: “Cái tâm của kẻ vô mưu, lời lẽ của kẻ có mưu: đều là nguy”. Ngụ ý rằng người ta phải thận trọng trong lời ăn tiếng nói.

Ngôn ngữ là tiếng lòng, là biểu hiệu tư tưởng.

Tục ngữ Trung quốc có câu: “Muốn biết việc trong bụng, hãy nghe lời cửa miệng, họa phúc là tùy ở lời nói vậy”.

Kế thứ 7: Chúng bất địch quả

Quỷ cốc tử nói: “Xuân sinh; Hạ trưởng; Thu thu; Đông tàng. Đạo trời là vậy, chẳng thể làm trái.” Lại nói: “Làm trái, dù thịnh ắt suy”.

Trời đất có 4 mùa thay đổi, nhân sự cũng có quy luật biến hóa của nó, mỗi người nếu có hành động trái ngược với quy luật phát triển của sự vật, thì dù thế lực lớn mạnh đến mấy cuối cùng cũng sẽ thất bại.

Một người, nếu hành động đúng theo quy luật phát triển của sự vật, thì dù hiện thời còn đơn thương độc mã, nhưng rồi vẫn có thể lấy ít thắng nhiều.

Kế thứ 8: Trăm phương ngàn kế

“Vạn sự trên thế gian biến hóa vô cùng, tình hình lúc thế này khi thế khác. Người đời cũng trăm phương ngàn kế.” Một vị chủ soái ắt hẳn cũng phải nắm vững nhiều loại mưu kế để ứng phó với tình huống không ngừng thay đổi.

Kế thứ 9: Thiên địa vô thường

“Trời đất luôn thay đổi há có gì trường cửu”.

Một cái lý chung xuyên suốt giữa trời và người. Khi trời luôn đổi, nhân sự làm sao bất biến. Một người chỉ một mực theo đuổi truyền thống mà không chịu đổi mới, ắt sẽ bị lạc hậu so với thời cuộc.

Kế thứ 10: Thay cũ đổi mới

“Uốn lượn thì toàn vẹn, cong ắt sẽ qua, đầy ắt sẽ tràn, rách nát sẽ đổi mới, ít rồi đủ, nhiều ắt giảm”.

Thay cũ đổi mới là quy luật phát triển của vạn vật trong vũ trụ . Song sáng tạo cái mới bao giờ cũng dựa trên cơ sở truyền thống sẵn có. Không kế thừa truyền thống thì đừng nói gì đến sáng tạo cái mới.

Phải hiểu thấu đáo truyền thống mới có thể tiếp nhận tinh hoa và gạt bỏ cặn bã, từ đó mà phát huy thêm tinh hoa của truyền thống.

Kế thứ 11: Nhìn xa trông rộng

“Bậc đại trí dùng cái mà mọi người không hay biết, cũng dùng cái mà mọi người không nhìn thấy”.

Cái mà mọi người không hay biết, không nhìn thấy thì chỉ có bậc đại trí mới thấy rõ. Như vậy gọi là “biết nhìn xa trông rộng”.

Kế thứ 12: Xử lý linh hoạt

“Lợi hay thiệt, được hay mất, nhiều hay ít… đều dùng âm dương chế ngự. Dương động mà vận hành, âm tĩnh mà thu tàng. Dương động mà hiện ra, âm theo mà nhập vào. Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương”.

Vạn vật trong thiên hạ luôn luôn thay đổi. Khí hậu có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông luôn đổi thay. Đời người có sống chết, đủ thấy biến đổi là quy luật phát triển của vạn vật. Ta phải linh hoạt chứ không máy móc xử lý mọi việc mới có thể: “Thắng không kiêu, bại không nản”.

Kế thứ 13: Mưu thâm thích hợp

“Phàm theo hay bỏ, thuận hay nghịch phải tùy theo hoàn cảnh. Hợp ở mưu ắt thành ở sự, bỏ ta theo người hay bỏ người theo ta: ấy là do mưu thuật có toàn vẹn hay không?

Dùng thiên hạ có mưu kế này, dùng một nước có mưu kế khác, dùng một phái có mưu kế nọ, dùng một người có cách dùng riêng. Lớn nhỏ tiến thoái… đều có cách thích hợp.

Xưa nay, kẻ giỏi xoay trở: theo hay bỏ, giúp được 4 biển, chi phối được chư hầu đều trải qua lắm phen chuyển hóa, theo hay bỏ, mới tìm ra chỗ thích hợp.

Cho nên Y Doãn mấy bận theo vua Thang, mấy bận theo vua Kiệt, cuối cùng mới theo vua Thang.

Lã Vọng 3 lần theo Văn Vương, 3 lần nhập điện vẫn chưa thật rõ. Cuối cùng mới hợp với Văn Vương.”

Kế thứ 14: Hành động bí mật

“Đạo âm của Thánh hiền, đạo dương của kẻ ngu, đạo của Thánh nhân ẩn giấu rất kỹ”.

Tướng soái khôn ngoan thường tạo nên những cái giả để mê hoặc đối phương, ngấm ngầm hành động để giáng cho đối phương những đòn trí mạng.

Kế thứ 15: Đột phá điểm yếu

“Từ ngoài chế ngự bên trong, sự việc có điểm cốt lõi phải nhắm vào đó”.

Muốn khống chế nội tâm kẻ khác thì phải nắm chắc: đâu là điểm mấu chốt, đâu là chỗ yếu để mà chĩa mũi nhọn vào đó.

Kế thứ 16: Nhỏ mà thấy lớn

“Quan sát sự việc, luận về vạn sự, chớ tranh hơn thua. Phải biết nhìn: cái tuy nhỏ nhưng mà nhìn thấy nó lớn lao”.

Người thông minh chỉ căn cứ vào triệu chứng nhỏ bé mà biết nó tiềm ẩn sự kiện trọng đại.


Kế thứ 17: Đổi vai chủ – khách

“Mạnh tích tụ từ yếu, có tích tụ từ không. Yếu muốn thắng mạnh, mềm muốn thắng cứng thì phải tích yếu, tích mềm.”

So sánh thế giữa chủ và khách để đổi vai chủ khách.

Đó cả là một nghệ thuật.

Kế thứ 18: Chiêu nạp người hàng

“Cự tuyệt là bịt kín lối vào, đề phòng quá kỹ thì chẳng ai theo”.

Một vị chủ soái thông minh thì phải có khí phách của một chính trị gia vĩ đại, sẵn sàng chiêu nạp những ai muốn chạy về phía mình.

Kế thứ 19: Ứng địch hành động

“Tuy động mà ứng, việc gì cũng xong.” Ứng nghĩa là chuyển động sau người, bất đắc dĩ mới động. “Ứng” đây không phải là thái độ tiêu cực, bất đề kháng, mà là dùng “vô vi” để đạt tới cảnh giới “vô bất vi”.

Một cá nhân, nếu ở đâu cũng hiếu thắng, tranh giành hơn thua: thì thể lực và tinh thần sẽ bị hao tổn rất nhanh, tuổi thọ sẽ chẳng được lâu bền.

Ngược lại, nếu hiểu rõ lẽ “ứng địch nhi động” thì sẽ không vọng động một cách khinh xuất. Mà không ngừng rèn luyện thể lực và ý chí một cách nghiêm túc, cho đến khi hoàn toàn có khả năng thắng địch thì mới hành động. Không làm thì thôi, mà đã ra tay thì không có gì cản nổi, đã đánh là thắng.

Kế thứ 20: Tam giáo cửu lưu

“Tìm kiếm nhân tài, phải tìm khắp xa gần. Phải có người tài về từng phương diện để khi cần thì ta có thể xử dụng.” Một người muốn dựng nghiệp lớn thì phải chiêu nạp nhiều tài năng.

Tử Nghiêm là người nước Trịnh rất biết chọn và dùng người. Công Tôn Huy am hiểu tình hình 4 nước. Tỳ Thâm thì giỏi bày mưu. Phùng Giản Tử có tài phán đoán mọi sự. Tử Đại Thúc thì văn hay chữ tốt.

Gặp sự việc liên quan giữa các nước. Tử Nghiêm hỏi Công Tôn Huy, sau đó bàn mưu tính kế với Tỳ Thâm, đoạn để Phùng Giản Tử phán đoán mọi khả năng diễn biến của sự việc. Sau khi xong việc bèn để Tử Đại thúc soạn lời văn ứng đối với quan khách các nước.

Kế thứ 21: Bổ dọc chen ngang

Quỷ Cốc Tử nói: “Dùng cách phân tán uy quyền để chuyển quyền”. Người tài giỏi nhất phải biết phá vỡ sự liên minh của các đối thủ phân tán uy lực của chúng mà tăng cường uy thế của mình.

Kế thứ 22: Trói buộc chi phối

“Lập thế tạo thế. Phải quan sát, nghe ngóng, xác định mức độ của người và việc mà định kế an nguy. Xem thiên thời thịnh suy, địa hình rộng hẹp của các quốc gia, tài sản của dân chúng, quan hệ giữa các chư hầu mà dùng thiên hạ. Xem tài năng, khí thế, sức vóc mà dùng người.

Xem cái gì, người nào cần giấu giếm hay phô bày, cần dung nạp hay mời chào. Xem Đông Tây, ngó Nam Bắc. Rồi dùng mọi biện pháp khả dĩ để chi phối, trói buộc một cá nhân, một tập đoàn hay một quốc gia làm theo ý muốn của mình, để họ không thể nào làm khác được.”

Kế thứ 23: Liệu địch như thần

“Ngồi một chỗ mà nắm biết mọi chuyện trong thiên hạ”.

Bậc đại trí có thể qua mọi diễn biến phức tạp, chằng chịt, qua hiện tượng mà nhận biết phương hướng hành động thật sự của đối phương.

Kế thứ 24: Không lừa nổi ai

“Kế sách dù muôn ngàn kiểu, cuối cùng cũng không nằm ngoài tâm lý con người”.

Người thông minh, tỉnh táo, từ triệu chứng nhỏ nhặt tưởng như không đáng kể mà nắm bắt được sự kiện trọng đại để phá vỡ âm mưu của đối phương.

Kế thứ 25: Yếu thắng được mạnh

“Mạnh tích tụ từ yếu, có tích tụ từ không. Đó là cả một nghệ thuật”.

Yếu muốn thắng mạnh, mềm muốn thắng cứng thì phải tích yếu, tích mềm. Yếu và mạnh chỉ là 1 cách nói tương đối. Trong tình huống nhất định, yếu cũng có thể thắng được mạnh.

Kế thứ 26: Biến không thành có

“Thần đạo hỗn thuần vi nhất, dù đạo trời phức tạp đến mấy cũng có thể suy diễn bất tận”.

Bậc quân tử hay thống soái có thể suy luận hàng vạn lý lẽ biến hóa trên thế gian để lý giải các bí ẩn vô cùng vô tận.

Kế thứ 27: Uốn ba tấc lưỡi

“Lời lẽ khôn khéo hay giả dối đều lợi hại khôn tả”.

Người khôn khoan thường lợi dụng ngôn từ để vẽ ra lâu đài trên cát, kích thích người ta hăng hái hay dẫn dụ đối phương mắc lừa.

Muốn được vậy thì phải tô điểm cho thật khéo và nói năng phải thật hùng hồn, đầy sức dẫn dụ và thuyết phục.

Kế thứ 28: Thu phục nhân tâm

“Dùng tâm hệ trọng hơn dùng binh”.

Dùng binh vẫn phải lấy việc dùng tâm làm nguyên tắc cao nhất. Chỉ dùng binh mà không dùng đến tâm thì rất là nguy hiểm. Bởi lẽ dùng binh vốn là để giết địch, nếu ta thất bại thì địch sẽ giết ta. Cho nên dùng binh cũng có thể đem lại hậu quả “tự giết mình”.

Dùng binh hoàn toàn không chỉ giới hạn ở việc dùng mệnh lệnh hay kỷ luật bắt người ta phục tùng, mà còn phải làm cho người ta “tâm phục”. Lòng người đã phục thì dù hành động, động tác có thể chệch choạc, song hết thảy đều đồng lòng như một.

Kế thứ 29: Một công đôi việc

“Vừa lợi cho mình mà cũng lợi cho người, trên hay mà dưới cũng tốt”.

Một mưu kế phải đem lại nhiều hiệu quả thì mới là kế hay, kiểu như một mũi tên mà bắn trúng 2 con chim.

Kế thứ 30: Bốn lạng ngàn cân

“Lượng quyền là gì? Là đo lường lớn nhỏ, xác định nhiều ít”.

Tướng soái thì phải “biết mình biết người” mới có thể dùng sức “bốn lạng mà thắng ngàn cân”.

Thông thường thì 4 lạng có thể bị đè bẹp bởi ngàn cân. Nhưng nếu sức bốn lạng khôn khéo tránh né sức ngàn cân, rồi sau đó giáng đòn thì có thể hoàn toàn thắng ngàn cân.

Kế thứ 31: Ngàn vàng phá địch

“Mọi sự đều có sự cố kết bên trong, có thể dùng tiền tài, nhan sắc để phá vỡ sự cố kết ấy”.

Dùng nhiều tiền để mua chuộc, ly gián nội bộ đối phương có thể thu được thắng lợi mà ở chiến trường không thể nào giành được.

Kế thứ 32: Chủ động quyền biến

“Sự việc quý ở chỗ mình chủ động, nếu để cho người giành được phần chủ động thì hỏng”.

Người chủ động thì mới giành được quyền hành, quyền biến. Đã bị động thì khó mà đạt được thắng lợi. Khi lâm sự phải sáng suốt, cân nhắc lợi hại, bỏ cái lợi nhỏ mà tránh cái hại lớn, nhận cái hại nhỏ để giành cái lợi lớn.

Kế thứ 33: Tuyệt đối bí mật

“Giữ kín mưu đồ thì việc mới thành”.

Một vị thống soái hay tướng lĩnh muốn giành thắng lợi phải tuyệt đối giữ bí mật.

Kế thứ 34: Kích động vua chúa

“Tiếp xúc, phán đoán có nhiều cách: hoặc dùng binh, hoặc dùng chính, hoặc dùng hỷ, hoặc dùng nộ… Dùng nộ là kích động”.

Người khôn ngoan chẳng những dùng lời lẽ để thuyết phục, phân trần, mà còn phải dùng những lời lẽ để kích động, nói khích vua chúa.

Kế thứ 35: Kế sách lâu dài

“Người thông minh thì luôn nhìn cái rất xa để mà kiểm nghiệm”.

Người khôn ngoan thì phải biết nhìn xa trông rộng, sẽ không tham cái lợi nhỏ mà để mất cái lớn, tham cái lợi trước mắt mà quên kế sách lâu dài.

Người có đảm lược thật sự thì biết tính toán sâu xa, chu đáo, không chỉ thấy cái trước mắt, không chấp vào tập quán thông thường.

Kế thứ 36: Biết trước thời thế

“Dự đoán thời thế để quyết định lợi hại, quyền biến”.

Một thống soái hay một tướng lĩnh nắm được thời là điều trọng yếu. Họ phải hành động lặng lẽ một khi hết thảy chưa ai chú ý, đến lúc thời cơ chín muồi là họ ra tay: lập tức làm nên chuyện lớn.


Thiếu Kỳ biên dịch

Theo Đại Kỷ Nguyên