Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

AFF Cup 2018 | Việt Nam Vs Philippines: - 2-1

Trận đấu giữa hai đội Việt Nam gặp Philippines trong khuôn khổ AFF Cup 2018 diễn ra lúc 19:30 ngày 06/12/2018 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình



Phải đối mặt với không ít khó khăn trước quyết tâm lật ngươc thế cờ của người Philippines nhưng bằng lối chơi lăn xả, đấu pháp hợp lý và bùng nổ khôn ngoan vào cuối trận, thầy trò HLV Park Hang Seo tiếp tục có một chiến thắng với cùng tỷ số 2-1 như trận lượt đi. Như vậy, Việt Nam đã vào chung kết AFF Cup 2018 gặp lại Malaysia, đội mà chúng ta đã thắng 2-0 ở vòng bảng mùa này.

Ghi bàn: Quang Hải 83'; Công Phượng 87' - James Younghusband 89'
DANH SÁCH XUẤT PHÁT
Việt Nam: Văn Lâm, Duy Mạnh, Đình Trọng, Quế Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Văn Hậu, Xuân Trường, Đức Huy, Quang Hải, Phan Văn Đức, Anh Đức.
Philippines: Deyto, Steuble, Silva, De Murga, Aguinaldo, Adam, Ingreso, Ramsay, Schröck, Reichelt, Phil Younghusband.

* Lượt đi Philippines Vs Việt Nam: 1-2



NHM mừng chiến thắng của ĐTVN



Sân Mỹ Dình trước giờ bóng lăn 45 phút.


Các cổ động viên Việt Nam khuấy động không khí bên ngoài sân Mỹ Đình. Nhiều người mang theo cả cờ Hàn Quốc nhằm bày tỏ sự ủng hộ với HLV Park Hang-seo. Ảnh: Ngọc Thành.


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Hồ Nước Ngọt 3

Hồ Nước Ngọt 2

Hồ Nước Ngọt

Chùa Dơi - Phường 3, TP. Sóc Trăng

Cầu C247 như một vầng trăng soi lung linh trên mặt nước sông Maspero

Tượng đài Tp. Sóc Trăng

Trung tâm Tp. Sóc Trăng

Vòng xoay Bưu điện Tp. Sóc Trăng

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Mùa thu không trở lại - Thơ Nguyễn Việt Chiến

Cô bé ấy có một lần nói khẽ
Anh tin không, em sẽ ngủ một tuần
Anh đừng đến và đừng buồn anh nhé
Em ngủ rồi còn ai nữa mà mong

Em ngủ rồi, em có dậy nữa không?
Mùa thu tiễn anh qua miền phố vắng
Mỏng mảnh quá lời yêu không đủ ấm
Những đam mê ngày ấy ngỡ xa rồi

Nỗi buồn chiều, ta uống với ta thôi
Em như rượu - em làm ta cháy mất
Giấc ngủ ấy ai tin là có thật
Em một mình đốt hết cả mùa thu

Ở bên kia thành phố có sương mù
Ai hát đấy: Ta buồn như cỏ dại
Dậy thôi em, mùa thu không trở lại
Giấc mơ nào trên cỏ hãy còn xanh...


Nguồn:
1. Ngọn sóng thời gian, NXB Thanh niên, 1998
2. Hoa hồng không vỡ, NXB Phụ nữ, 2015

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

[Phim] Hoa Mộc Lan - Mulan: Rise of a Warrior (2009) | Thuyết minh



Status: Thuyết Minh
Diễn viên: Trần Khôn, Triệu Vy,
Quốc gia: Phim Trung Quốc
Đạo diễn: Jingle Ma
Thời lượng: 114 phút

-> Xem phim trên OK Ru | Tải xuống - Download


Thời Bắc Ngụy có một cô gái tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô đã thích tập võ, chơi đánh trận. Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh, quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Cô gái quyết định giả trai, thay cha đầu quân chống giặc…

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Tam sinh tam thế Thập lý đào hoa - Tập 32 | Thuyết minh


Phim Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa chuyển thể từ bộ ngôn tình cùng tên của tác giả Đường Thất Công Tử. Phim kể về câu chuyện tình chất chứa yêu và hận kéo dài 3 kiếp giữa Thanh Khâu đế cơ Bạch Thiển và thái tử Cửu Trùng thiên Dạ Hoa.

https://www.dailymotion.com/video/x64hmqo

https://tv.zing.vn/video/Tam-Sinh-Tam-The-Thap-Ly-Dao-Hoa-Tap-32/IWZCZ97E.html

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Thế giới kỳ bí trong hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng

TTO - Bức tường nhũ, bãi chông nhũ, thạch nhũ trứng, thạch nhũ xương, thác nước, rừng cây xanh ở ngay trong hang động... là những công trình thiên nhiên tuyệt tác mà không phải du khách nào cũng được chiêm ngưỡng.



Bức tường thạch nhũ cao 90m trong hang Sơn Đoòng, điềuchưa được tìm thấy ở các hang động lớn khác trên thế giới.

Phần lớn trong diện tích hơn 120.000ha ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng núi đá vôi và rừng cây xanh trên núi đá vôi. Tính chất địa chất địa mạo như thế "sinh" cho khu vực này hơn 300 hang động lớn nhỏ.



Phong Nha - Kẻ Bàng còn được mệnh danh là "vương quốc của hang động", chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí chưa được khám phá hết. Có thể kể đến hàng chữ trong hang Bi Ký ở động Phong Nha đã khiến các nhà ngôn ngữ học, các chuyên gia hang động và nhà khoa học xã hội Việt Nam và nước ngoài suốt gần 100 năm qua vẫn chưa giải nghĩa được...

Từ năm 1993 đến nay, khi các nhà thám hiểm và nghiên cứu hang động thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành nhiều đợt khảo sát, tìm kiếm hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.



Đã có hàng triệu lượt du khách tham quan các hang động như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…


Thạch nhũ như được sắp xếp thành những bậc thềm trong hang Tiên.


Những vách đá mang màu sắc của ngọc trong hang Tiên.


Loài bọ cạp sống trong bóng tối ở hang động nên có thân hình trong suốt.


Chữ viết trong động Phong Nha được một nhóm chuyên gia ngôn ngữ của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient, Pháp) nghiên cứu năm 2015 và xác nhận đây là chữ Chăm, theo hình thức văn bia. Giáo sư Arlo Griffiths cho biết vẫn chưa thể dịch nghĩa được chữ viết trên văn bia có nội dung gì - Ảnh: LAM GIANG


Hồ nước trong một hang động.


Thác nước trong lòng hang.


Cột trụ nhũ còn được gọi là cột chống trời.


Vân đá vôi kỳ ảo trên vách hang.


Sông ngầm chảy dài hàng trăm mét trong động Thiên Đường - Ảnh: LAM GIANG


Thạch nhũ trong động Thiên Đường, trông như tường của một pháo đài mini - Ảnh: LAM GIANG


Thạch nhũ trong hang Sơn Đoòng trông như hoá thạch động vật.


Hoá thạch của một loài giáp xác trên vách đá trong hang Sơn Đoòng.


Thạch nhũ viên và thạch nhũ lớp trong hang Sơn Đoòng.


Rừng cây mọc ngay trong hang động tại nên hệ sinh thái trong hang Sơn Đoòng.


Rừng cây mọc ngay trong hang Sơn Đoòng.


Một chiếc chum cổ được phát hiện trong động Phong Nha - Ảnh: LAM GIANG


Thạch nhũ chảy trong một hang động.


Hang nằm trên vách hang ở hang Tiên.


Một cửa giếng trời cách nền hang cả trăm mét trong hang Sơn Đoòng.


Thạch nhũ như một bãi chông cắm xuống nền hang.


Một khối thạch nhũ lớn, trông như một bàn đá trong một hang động.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Khúc nhạc Cao Sơn Lưu Thủy - Đàn Tranh


Vào một ngày đẹp trời năm 1977, có một kiệt tác âm nhạc đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2.

Bài chi tiết: https://vinfile.blogspot.com/2018/05/kiet-tac-khuc-nhac-cao-son-luu-thuy.html

Bản gốc: https://www.youtube.com/watch?v=K57QVySEivU

Việt Nam Vs Malaysia 2 - 0 | AFF Suzuki Cup 2018 | Highlight

Thầy trò HLV Park Hang-seo giành lợi thế lớn vào bán kết sau khi đánh bại Malaysia với tỷ số 2-0 vào tối ngày 16/11/2018.


Cổ động viên xuống đường mừng chiến thắng tối 16/11/2018:


Hơn 23h, nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội vẫn đông nghẹt cổ động viên. Ảnh: Gia Chính


Nữ cổ động viên ăn mừng với màn nhảy theo tiếng nhạc thu hút nhiều người xem. Ảnh: Ngọc Thành


Cổ động viên Hà Nội xuống đường. Ảnh: Ngọc Thành

Nguồn: https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/co-dong-vien-dot-phao-sang-tren-nhieu-tuyen-pho-ha-noi-3840412.html

Tiếng hát Hà Thanh - Nhạc Xưa


Hà Thanh sinh ngày 25 tháng 7 năm 1937 tại quê ngoại là làng An Đô, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nguyên quán là Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà (nay thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát.

Hà Thanh là một người theo đạo Phật thuần thành, quy y với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết với Pháp danh Tâm Tú và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử Hương Từ tại Huế.

Ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.

  1. Trả lại em yêu
  2. Chiều Mưa Biên Giới - Nguyễn Văn Đông
  3. Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn - Văn Phụng
  4. Thiên Thai - Văn Cao
  5. Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm vui - Trịnh Công Sơn
  6. Biển Nhớ - Trịnh Công Sơn
  7. Tiếng Xưa - Dương Thiệu Tước
  8. Dứt Đường Tơ - Văn Thủy, Doãn Cảnh
  9. Các anh đi - Văn Phụng
  10. Máu Chảy Về Tim - Anh Việt Thu
  11. Mùa Thu Paris - Phạm Duy (thơ Cung Trầm Tưởng)
  12. Khi Đã Yêu - Phượng Linh
  13. Thơ Ngây - Anh Việt
  14. Ai Về Sông Tương - Thông Đạt
  15. Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn - Văn Phụng
  16. Hoa Xoan Bên Thềm Cũ - Tuấn Khanh
  17. Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay - Đoàn Chuẩn
  18. Á Lụa Vàng - Phạm Thế Mỹ
  19. Ai Ra Xứ Huế - Duy Khánh
  20. Người Về - Phạm Duy
Nguồn:

1. Tiếng Hát Hà Thanh
2. Hà Thanh Hải Ngoại 2 - Chiều Mưa Biên Giới
3. Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông qua giọng hát Hà Thanh

* Đang cập nhật...

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ

TTO - Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.


Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao - Ảnh: THẾ DŨNG

Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.

Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách thành phố Pleiku, Gia Lai khoảng 30km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa bạt ngàn rừng xanh, đã ngưng hoạt động hàng triệu năm.


Bình minh trên núi lửa - Ảnh: THẾ DŨNG


Chư Đăng Ya bừng sáng và hùng vĩ khi mặt trời dần lên cao - Ảnh: THẾ DŨNG

Chư Đăng Ya đang vào mùa lễ hội hoa dã quỳ, diễn ra từ ngày 10 đến 13-11 với nhiều hoạt động phong phú. Du khách có thể ngắm hoa, leo núi, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa như cơm lam, gà nướng hay rượu cần.

Trên đường lên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể bắt gặp những cây cổ thụ, cả luống ngô, khoai, bí đỏ hay dong riềng được nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Dong riềng được xem là loại cây trồng chủ đạo tại khu vực núi lửa này, vì chịu được khô hạn.

Dã quỳ nở nhuộm vàng óng ả hai bên đường dẫn tới chân đồi, và trải dài miên man tới miệng núi lửa, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên Chư Đăng Ya thêm ấn tượng hơn.

Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, phong cảnh hiện ra quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến tất cả khi đắm chìm say mê trước những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.

"Tôi không không khỏi choáng ngợp khi ngắm màu vàng đặc trưng hoa dã quỳ xung quanh sườn núi lửa Chư Đăng Ya" - nhiếp ảnh gia Thế Dũng chia sẻ.


Một nhiếp ảnh gia sáng tác ảnh mùa hoa dã quỳ - Ảnh: THẾ DŨNG


Vùng trời bình yên miền cao nguyên - Ảnh: THẾ DŨNG


Vạt hoa dã quỳ bên sườn núi - Ảnh: THẾ DŨNG


Một góc đồi núi Chư Đăng Ya phủ thảm hoa dã quỳ nhìn từ cánh đồng ngô - Ảnh: THẾ DŨNG


Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông - Ảnh: THẾ DŨNG


Vạt hoa dã quỳ bên sườn đồi - Ảnh: THẾ DŨNG


Hoa đong đưa trong gió - Ảnh: THẾ DŨNG


Quang cảnh Chư Đăng Ya đẹp mê ly vào mùa hoa dã quỳ - Ảnh: THẾ DŨNG


Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này - Ảnh: THẾ DŨNG


Mùa thu hoạch lúa - Ảnh: THẾ DŨNG


Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ phía xa - Ảnh: THẾ DŨNG

Ngoài du khách, giới nhiếp ảnh gia thường check-in Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Đây còn là nơi lý tưởng của các bạn trẻ để thực hiện một bộ ảnh cưới đậm chất Tây Nguyên.

Theo anh Thế Dũng, "Con đường Hàng thông - Vườn chè Biển Hồ - Núi lửa Chư Đăng Ya" được xem là cung đường đẹp như "chốn bồng lai tiên cảnh" ở Gia Lai khi lựa chọn đến núi lửa Chư Đăng Ya.

Với cung đường này, du khách xuất phát từ Ngã 4 Biển Hồ về hướng Kon Tum tầm 3km, rẽ vô đường Lê Văn Sỹ, đi ngang qua những địa danh nổi tiếng như con đường với 2 hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp, vườn chè xanh ngát, chùa Bửu Minh với tượng Phật nằm và đập Tân Sơn thơ mộng.

Du khách tiếp tục di chuyển tới Ngã 3 đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr, sau đó rẽ trái đi khoảng 5km sẽ đến núi lửa Chư Đăng Ya.


Một cung đường lên núi lửa - Ảnh: THẾ DŨNG

Ngoài sắc vàng hoa dã quỳ, du khách còn có thể ngắm "mùa vàng" Gia Lai với sắc hoa muồng vàng, đang nở khắp nẻo đường Gia Lai giữa tiết trời mùa thu.


Thiếu nữ bước đi giữa mùa hoa muồng vàng tại Bàu Cạn, Gia Lai - Ảnh: THẾ DŨNG

Ngoài núi lửa Chư Đăng Ya, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Gia Lai không thể bỏ qua gồm vẻ đẹp yên bình của Biển Hồ (hồ T’Nưng, Pleiku), Thủy điện Yaly (huyện Chư Păh), Biển Hồ Chè thơ mộng (huyện Chư Păh) hay thác Phú Cường hùng vĩ (huyện Chư Sê).

Gia Lai đang vào mùa thu nắng lạnh, tiết trời dịu êm cùng với làn gió vi vu và rực vàng sắc hoa dã quỳ, hoa muồng như mời gọi du khách hãy lang thang khắp nẻo đường phố núi này.

HUỲNH PHƯƠNG - Ảnh: THẾ DŨNG/ Tuổi Trẻ