Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Người dân cả nước xuống đường mừng chiến thắng của Olympic Việt Nam

Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu Việt Nam - Syria ngày 27/8 trong khuôn khổ Á Vận Hội 2018 vang lên, người dân TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng... đổ ra đường reo hò "Việt Nam chiến thắng".


Đường phố trung tâm Hà Nội chật cứng người hâm mộ


Người hâm mộ Hà Nội đổ xuống đường. Ảnh: Bá Đô


Hầm chui Kim Liêm, Hà Nội. Ảnh: Bá Đô


Tại Nha Trang, hàng nghìn người mang theo cờ, băng rôn kéo xuống các ngã đường Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật, Quảng trường 2 Tháng 4... hò reo "Việt Nam vô địch". "Các cầu thủ có một trận bóng kịch tính và hấp dẫn", anh Huy nói.




Các tuyến đường dẫn vào trung tâm TP HCM như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng... chật kín xe máy, ôtô. Mọi người thổi kèn, đánh trống, hò hét: "Việt Nam chiến thắng. Việt Nam vô địch". Người dân hai bên đường cũng đổ ra vỉa hè đứng, hô hào, hoà không khí tưng bừng của dòng xe.






15 phút sau tiếng còi kết thúc trận đấu giữa tuyển Olympic Việt Nam và Syria, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm bên Hồ Gươm đã chật kín người và xe. Cả chục nghìn người reo hò, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng".




Tp. Hồ Chí Minh đêm 27/8




Hải Phòng: cổ vũ U23 Việt Nam 27/8

Xem thêm:

https://thanhnien.vn/thoi-su/olympic-viet-nam-olympic-syria-1-0-vo-oa-hanh-phuc-997312.html

https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/nguoi-dan-ca-nuoc-xuong-duong-mung-olympic-viet-nam-chien-thang-3799140.html

U23 Việt Nam Vs U23 Syria: 1 - 0 | Highlight | Asiad 2018

U23 Việt Nam vs U23 Syria (19h30 ngày 27/8): Xem trực tiếp trên VTC3, VTV6, VTC Now, VOV, VTC.

TÌNH CA ĐỂ ĐỜI - Xin Còn Gọi Tên Nhau




Tình ca để đời - Album Xin còn gọi tên nhau qua tiếng hát của các danh ca hải ngoại.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Tình khúc Trịnh Công Sơn 1 - Elvis Phương


Tình khúc Trịnh Công Sơn 1 qua tiếng hát ca sĩ Elvis Phương:

1. Con mắt còn lại
2. Diễm xưa
3. Hạ trắng
4. Một cõi đi về
5. Nắng thủy tinh
6. Nhìn nhữ ng mùa thu đi
7. Tình xa
8. Tôi ru em ngủ
9. Tuổi đá buồn

U23 Việt Nam Vs U23 Bahrain | Asiad 2018 | Highlight


U23 Việt Nam Vs U23 Bahrain | Asiad 2018 | Highlight. ideo bàn thắng U23 Việt Nam vs U23 Bahrain Asiad 2018, trận đấu được định đoạt vào phút 88 sau pha dứt điểm quyết đoán của tiền đạo Công Phượng sau khi vào sân từ băng ghế dự bị.

U23 Việt Nam vs U23 Nhật Bản Asiad 2018 | Highlight


U23 Việt Nam - U23 Nhật Bản, lượt cuối bảng D môn bóng đá nam ASIAD 2018. U23 Nhật Bản bất lực trong việc chọc thủng lưới U23 Việt Nam ở những phút cuối. Hết trận Việt Nam chiến thắng 1 - 0 trước Nhật Bản

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Những Ca khúc Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Văn Cao




Cố Nhạc sĩ Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam, một tài hoa thiên bẩm. So với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn , Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc.

Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm 2 mảng chính: tình ca và hùng ca. Ông được xem là " cha đẻ" của hùng ca Việt Nam. Bên cạnh đó, nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai...được đánh giá là " cực điểm của lãng mạn trong ca nhạc Việt Nam".

Cho đến nay bản lĩnh sáng tạo trong ca khúc của Văn Cao vẫn được ghi nhận là sự tổng hợp hài hoà của nhạc-hoạ-văn-thơ. Nhiều tác phẩm của Văn Cao đã trở thành di sản âm nhạc quý báu, thành một phần trong tài sản tinh thần của biết bao thế hệ người Việt.

* List ca khúc bất hủ của Nhạc sĩ Văn Cao :
01. Buồn Tàn Thu
02. Suối Mơ
03. Chiều Mưa Công Viên
04. Đàn Chim Việt
05. Thiên Thai
06. Cung Đàn Xưa
07. Bến Xuân
08. Làng Tôi
09. Trương Chi
10. Mùa Xuân Đầu Tiên
11. Thu Cô Liêu
12. Trường Ca Sông Lô

Bkav tung ảnh thiết kế hoàn chỉnh của Bphone 3

Hình ảnh được cho là thiết kế của Bphone 3 vừa xuất hiện cho thấy máy đi kèm camera kép ở mặt sau và thậm chí cả notch.

Các tin đồn gần đây cho biết Bkav có khả năng sẽ tiếp tục ra mắt phiên bản thế hệ thứ 3 của dòng smartphone Bphone ngay trong năm nay. Điều này khác với phiên bản Bphone 2, vốn phải mất khoảng 2 năm mới được ra mắt.


Theo thiết kế thì Bphone 3 sẽ có notch phía trước và camera kép ở mặt sau.

Mặc dù phía Bkav vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về kế hoạch dành cho Bphone 3 nhưng hình ảnh được cho là bản thiết kế của chiếc điện thoại này đã được xuất hiện trên nhóm Facebook “Cộng đồng Fan Bkav Bphone 3”. Dĩ nhiên đây chỉ là ý tưởng thiết kế mà người dùng kỳ vọng cho Bphone 3 nhưng ít nhiều nó sẽ mang đến một cái nhìn hấp dẫn hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm.

Theo những gì đăng tải, Bphone 3 sẽ thừa hưởng thiết kế hiện đại với hai mặt kính ở trước lẫn sau trông khá bóng bẩy, mang đến cảm giác sang trọng với khung kim loại cứng cáp. Chiếc smartphone này cũng đi kèm tai thỏ, hay notch, giống như nhiều smartphone Android đang bắt chước iPhone X gần đây. Nhờ vậy, Bphone 2 sẽ có màn hình chiếm gần như toàn bộ mặt trước thiết bị để nâng tầm hấp dẫn của máy.


Mặt sau của Bphone chứa camera kép và logo Bphone với chữ B đặc trưng.

Quan trọng hơn, cuối cùng Bkav cũng hướng tới thiết kế camera kép cho mặt sau điện thoại của mình. Cách thiết kế của cụm camera kép này tương tự iPhone 8 Plus của Apple khi đặt nằm ngang và lệch ở góc bên trái. Ở giữa 2 ống kính là hệ thống đèn flash LED trợ sáng. Không bất ngờ khi logo Bphone tiếp tục được đặt ở phía sau, và nó có màu vàng.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới - Full HD ↓


Chương trình Paris By Night tưởng nhớ cố nhạc sĩ Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa NGUYỄN VĂN ĐÔNG đã diễn ra ngày 29/4.

Link tải/ Xem trực tuyến:

1. https://www.fshare.vn/file/2I3LJL3C7NEU

2. https://www.dailymotion.com/playlist/x5xp3q

Google Drive: https://drive.google.com/drive/folders/1EWtG0Q3VwtTn1mf7sL-zF6AEUhqDklVc

Đặc khu- nên làm hay không nên làm?

"Nhà nước của dân phải luôn biết lắng nghe ý kiến của dân, kể cả trước và sau khi thông qua quyết định. Phản biện khoa học và thảo luận bình đẳng là con đường tiếp cận chân lý mà không có gì có thể thay thế trong khoa học xã hội. Trường hợp vừa rồi là cách tốt cần được phát huy đối với nhiều việc khác.

Từ xưa đến nay, kể cả lịch sử tất cả các triều đại, khi nào lãnh đạo đất nước thật sự cầu thị lắng nghe dân thì lòng dân tin tưởng và hướng về triều đình, lúc ấy dân tộc có sức mạnh gấp bội để giữ nước và kiến thiết quốc gia. Còn khi nào triều đình quan liêu, xa dân, không biết lắng nghe mà còn đối phó với nhân dân, thì lòng dân ly tán, sức mạnh quốc gia suy yếu, đến lúc nghiêm trọng thì kẻ thù từ bên ngoài lợi dụng cơ hội ấy để tấn công, đất nước không đứng vững trước hiểm nguy và triều đình suy vong, sụp đổ" (Vũ Ngọc Hoàng)

KD (kimdunghn.wordpress.com/): Ts Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo TƯ vừa gửi cho Blog bài viết này. Một bài viết chủ đề nhạy cảm- Đặc khu kinh tế- với những phân tích thấu đáo về những được mất, thành bại, nên và không nên làm xung quanh chủ đề đặc khu kinh tế. Xin trân trọng đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Các tiêu đề nhỏ, chủ Blog xin đặt để bạn đọc dễ theo dõi.


Đặc khu- thành công và thất bại

Chuyện đặc khu kinh tế đã bàn từ lâu, hàng chục và hàng trăm năm trước, tại nhiều nước trên thế giới và kể cả ở nước ta. Thế giới đã có hàng nghìn đặc khu kinh tế ở hơn một trăm nước. Một số đặc khu thành công, số lớn hơn thì không thành công hoặc thất bại. Họ tổ chức bao gồm 2 loại hình: Loại thứ nhất, có đơn vị hành chính riêng (của một khu). Loại thứ hai, không có đơn vị hành chánh riêng mà chỉ là cho áp dụng cơ chế đặc biệt trên một vùng lãnh thổ nhất định (khác với cả nước ở bên ngoài đặc khu) tại địa điểm cụ thể nào đó. Loại thứ nhất số lượng rất ít nhưng thường mạnh mẽ hơn về cơ chế chính sách và quyền tự chủ, nhiều nơi gần giống như “khu tự trị” về kinh tế; loại thứ hai nhiều hơn, phổ biến hơn.

Ở nước ta hàng trăm năm trước đã từng có các đặc khu kinh tế. Phố Hiến ngày trước cũng là một kiểu đặc khu. Tại Hội An, cách đây khoảng 4 thế kỷ, chúa Nguyễn đã từng tổ chức một đặc khu kinh tế, và đã rất thành công tại đó vào lúc ấy. Với đặc khu kinh tế Hội An, gắn với một thương cảng quốc tế Cửa Đại sầm uất-một trung tâm giao lưu buôn bán của khu vực, nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế của Xứ Đàng Trong. Trung tâm kinh tế này đã đóng góp rất quan trọng về nguồn tài chính và hậu cần cho công cuộc khai khẩn hòa bình khi cư dân Đại Việt tiến dần về phương Nam để mở mang bờ cỏi và nhân đôi nước Việt.

Cách đây hơn 25 năm, giai đoạn đầu của đổi mới, lãnh đạo nước ta đã có chủ trương cho nghiên cứu để xây dựng một vài đặc khu kinh tế. Sau đó, khi triển khai, thì Bộ Chính trị và Chính phủ lúc đó chỉ đạo cho làm trước một khu Kinh tế mở Chu Lai (không gọi đặc khu nữa). Lúc đó được hiểu là chỉ cho cơ chế thoáng mở để thu hút đầu tư phát triển, chứ không lập đơn vị hành chánh riêng theo kiểu gần như “khu tự trị” vì xét thấy không cần thiết phải như thế, do vậy không gọi là đặc khu kinh tế, mà chỉ là khu kinh tế mở. Như vậy, theo cách hiểu phổ biến của thế giới, thì Khu Kinh tế mở Chu Lai cũng là một kiểu đặc khu theo mô hình thứ hai-không có đơn vị hành chánh riêng.

Sau 15 năm thành lập, Khu kinh tế mở này mặc dù đã có một số thành công đáng kể, bắt đầu tạo ra một số ngành công nghiệp và tham gia phát triển du lịch, tạo việc làm trực tiếp cho mấy vạn lao động, trong đó có một bộ phận lao động kỹ thuật có tay nghề cao, góp phần quan trọng nhất để tăng thu ngân sách của tỉnh Quảng Nam lên gấp 150 lần so với 20 năm trước, từ một trong hai tỉnh nghèo nhất cả nước về thu ngân sách, hằng năm trung ương phải thường xuyên trợ cấp hầu hết ngân sách, đã trở thành một trong số các tỉnh tự cân đối được ngân sách và có đóng góp một phần về ngân sách trung ương. Tuy nhiên so với ý định và mục tiêu ban đầu nêu ra thì có thể khẳng định rằng Khu kinh tế mở Chu Lai chưa thành công. Đáng lẽ trước khi bàn về đặc khu kinh tế thì cần tổng kết lại câu chuyện về Khu Kinh tế mở Chu Lai, xem thử thành công và thất bại ở điểm nào, vì sao ngày ấy không làm đặc khu mặc dù trước đó đã có nghị quyết.

Nhà nước của dân phải biết lắng nghe dân

Trong kỳ họp Quốc hội gần đây có bàn dự luật về 3 đặc khu kinh tế theo loại hình thứ nhất-có đơn vị hành chánh riêng (tại Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong). Khi biết nội dung của dự luật thì dư luận trong cả nước đã có nhiều ý kiến phản đối. Và khi nghe thông tin về ý kiến của Chính phủ và Quốc hội cho tạm dừng, chưa thông qua trong kỳ họp vừa rồi, để thảo luận kỹ thêm về dự thảo luật đặc khu, cán bộ, nhân dân đã có nhiều ý kiến đánh giá cao thái độ và tinh thần cầu thị đó của lãnh đạo.

Nhà nước của dân phải luôn biết lắng nghe ý kiến của dân, kể cả trước và sau khi thông qua quyết định. Phản biện khoa học và thảo luận bình đẳng là con đường tiếp cận chân lý mà không có gì có thể thay thế trong khoa học xã hội. Trường hợp vừa rồi là cách tốt cần được phát huy đối với nhiều việc khác. Từ xưa đến nay, kể cả lịch sử tất cả các triều đại, khi nào lãnh đạo đất nước thật sự cầu thị lắng nghe dân thì lòng dân tin tưởng và hướng về triều đình, lúc ấy dân tộc có sức mạnh gấp bội để giữ nước và kiến thiết quốc gia. Còn khi nào triều đình quan liêu, xa dân, không biết lắng nghe mà còn đối phó với nhân dân, thì lòng dân ly tán, sức mạnh quốc gia suy yếu, đến lúc nghiêm trọng thì kẻ thù từ bên ngoài lợi dụng cơ hội ấy để tấn công, đất nước không đứng vững trước hiểm nguy và triều đình suy vong, sụp đổ. Việc lãnh đạo thật sự cầu thị, lắng nghe dân là tín hiệu tốt đẹp.

Có người cho rằng nếu cứ đưa ra dự luật mà Quốc hội không thông qua thì mất uy Bộ Chính trị và Chính phủ. Tư duy kiểu ấy chắc chắn là sai. Quan điểm của Đảng là xây dựng nhà nước của dân, (chứ không phải của Đảng); Đảng lãnh đạo bằng thuyết phục, nói rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề, bằng phát huy dân chủ, chứ không phải áp đặt mất dân chủ. Dùng quyền lực để áp đặt không phải là lãnh đạo theo đúng nghĩa khoa học và chân chính của nó. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, một nhà nước của dân, phải đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực chất chứ không phải hình thức, không phải là khẩu hiệu mị dân.

Đảng mong muốn Quốc hội là một tập thể có trách nhiệm với nhân dân, trung thành với nhân dân, và có năng lực tư duy độc lập, chứ không phải là cơ quan thụ động, hình thức. Một bộ luật được thông qua hay không thông qua là do sự cần thiết, chất lượng chuẩn bị hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, và đó là việc rất bình thường, như lẽ tự nhiên, thể hiện chính kiến của Quốc hội. Uy tín của Chính phủ và Quốc hội trong việc đề ra chủ trương và xây dựng luật chỉ có thể được tăng lên khi nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các quyết định và nhất là biết lắng nghe dân, thấy sai thì tiếp thu và sửa chữa một cách nghiêm túc và cầu thị. Xử sự như trường hợp vừa rồi là đúng.

Vừa qua, cán bộ đảng viên và nhân dân, nhất là trí thức Việt Nam trong và ngoài nước, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp tích cực và xây dựng, rất đáng hoan nghênh và khuyến khích. Cần phải như thế trong trách nhiệm và tâm huyết đối với quốc gia. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến phê phán nặng nề, suy diễn và quy chụp về động cơ làm đặc khu, cứ như thể chỉ có mình mới biết yêu nước. Trước sự trì trệ trong công việc, những suy nghĩ về đổi mới để phát triển đều cần được khuyến khích và lắng nghe. Những đề xuất đưa ra chắc sẽ có cái đúng và chưa đúng hoặc sai. Nếu cứ suy diễn và quy chụp thì ai còn dám đổi mới. Nào là có động cơ đen tối, bán nước, chệch hướng, chống đối, phản động…Cái bệnh hay quy chụp lẫn nhau là một tội đồ kìm hảm tư duy của dân tộc. Cần phải biết lắng nghe nhau một cách cầu thị và biết tôn trọng những ý kiến khác mình.

Hiện nay chuyện đặc khu không còn nóng hổi và thời sự như thời kỳ 30-40 năm trước, vì tình hình đã khác, đã không như lúc đó. Nhưng nói vậy cũng không có nghĩa là nhất thiết không được xây dựng đặc khu kinh tế. Vẫn có thể xây dựng đặc khu, nhưng nếu cần làm thì phải có cách tiếp cận khác, cách tiếp cận mới, chứ không phải như vừa rồi. Phải bảo đảm chắc chắn về hiệu quả kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh cho đất nước. Nếu thấy không chắc chắn thì không làm, bởi vì không để làm gì. Bản thân việc xây dựng đặc khu kinh tế là một cách làm, nhằm bảo đảm hiệu quả, chứ không phải là một mục đích tự thân hay một nguyên tắc nhất thiết phải làm cho bằng được hoặc tuyệt đối không được làm.

Đặc khu- nên làm hay không nên làm?

Đặc khu là một khu vực đặc biệt. Xuất phát từ nhiệm vụ đặc biệt và được áp dụng cơ chế đặc biệt. Dự định xây dựng đặc khu để làm gì, nói cách khác, nhiệm vụ đặc biệt ở đây là gì? Phải chăng có 2 mục tiêu chính: Thứ 1, là để thử nghiệm cơ chế, thể chế, chính sách cho việc quản trị một nền kinh tế hiện đại; thứ 2, là để tạo ra đột phá trên thực tế nhằm hình thành một khu phát triển động lực với một số ngành nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà, có hiệu quả cao về tài chính, và từ đó mà lan tỏa, thúc đẩy cả vùng phát triển theo. Đối với mục tiêu thứ 1 thì chưa thấy rõ trong dự thảo định thử nghiệm cơ chế, thể chế gì? Và để đạt mục tiêu đó thì cách làm là cần đưa ra thảo luận rộng rãi, nhiều lần, để huy động chất xám, nâng cao hàm lượng trí tuệ và từ đó mà tạo ra nhận thức chung về cách quản trị đối với nền kinh tế hiện đại. Bản thân việc thảo luận ấy nếu biết tổ chức tốt thì nó đã tạo ra sản phẩm về nhận thức.

Đối với mục tiêu thứ 2, để tạo ra một khu phát triển thì rất cần làm rõ xem thử khu ấy là khu gì, ưu tiên cho cái gì (ngành nghề gì, sản phẩm gì) ở đó, và chắc chắn không thể ưu tiên tràn lan cho mọi thứ. Trong một đặc khu chỉ nên ưu tiên cho vài thứ ngành nghề quan trọng nhất theo chủ định của ta, có trọng tâm rõ ràng, còn các thứ khác thì phát triển bình thường như bên ngoài đặc khu, theo cơ chế chung như cả nước. Ví dụ du lịch, khách sạn, thương mại, casino, kinh doanh bất động sản, nhà hàng ăn uống, các nhà máy với công nghệ trung bình…thì có thể phát triển bình thường, không cần thiết phải tạo đặc khu. Người ta tạo đặc khu cũng là để rút kinh nghiệm rồi sau này hòa chung với cả nước mà nhân lên sự phát triển, chứ đâu phải để tạo ra một sự tách biệt nào trên lãnh thổ thống nhất. Còn những thứ xét thấy rất quan trọng, ví dụ như một hệ thống công nghiệp công nghệ cao nằm trong chuổi giá trị toàn cầu, hay một trung tâm tài chính quốc tế, một cảng trung chuyển hàng hải hay trung chuyển hàng không quốc tế…hay cái gì đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế VN thì mới cần khuyến khích nhiều, tức là mới thuộc đối tượng ưu tiên theo kiểu đặc khu. Các ưu đãi cần thực hiện theo hướng ưu tiên cái gì (ngành gì) chứ không phải ưu tiên tràn lan cho tất cả những thứ gì có trong địa bàn, không gian của đặc khu đó. Bản thân hình thức đặc khu đã là xuất phát từ tư duy không tràn lan.

Cũng có ý kiến rằng, vì nước ta còn thiếu vốn, làm đặc khu để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Việc đó cũng cần, nhưng chỉ là yêu cầu kết hợp chứ không phải là chính, vì nếu chỉ để thu hút đầu tư thì thực hiện trên cả nước chứ không nhất thiết phải đặc khu, mặt khác, độ mở của nền kinh tế VN đối với đầu tư nước ngoài đã khá lớn, thậm chí có một số mặt cần phải chấn chỉnh lại. Cái quan trọng hơn là phải mở cho nội lực phát triển. Mục tiêu cuối cùng là sự phát triển của chủ nhân đất nước (tức là nhân dân) chứ không phải cho ai khác.

Sau khi lựa chọn hướng phát triển, tức là xác định cụ thể cho rõ nhiệm vụ đặc biệt là gì, căn cứ vào đó để mà chọn địa điểm xây dựng đặc khu, cụ thể hiện nay là căn cứ vào đó mà xem xét lại địa điểm có phù hợp không? Nếu địa điểm không phù hợp với nội dung phát triển thì phải chọn lại địa điểm cho phù hợp.

Đây là công việc phải rất khách quan, khoa học, chứ không phải “đẽo chân” cho vừa giày. Không phải địa điểm quyết định nội dung phát triển đặc khu, mà nội dung cần phát triển sẽ quy định việc chọn địa điểm, vì nó xuất phát từ yêu cầu cốt lõi của nội tại nền kinh tế nước nhà. Theo đó, có thể dễ nhìn thấy là khu vực Vân Phong nhằm để phát triển một cảng trung chuyển hàng hải quốc tế. Nếu có Cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong thì sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của VN, chi phí vận chuyển hàng hải đi quốc tế sẽ giảm, gắn nền sản xuất hàng hóa của nước ta với thị trường thế giới, tạo thêm thế và lực để Việt Nam đồng hành cùng các quốc gia lân cận khác theo tinh thần “cần thiết” cho nhau, “tùy thuộc” lẫn nhau; đồng thời cũng là một kiểu “quốc tế hóa” Biển Đông, huy động sức mạnh tổng hợp của quốc tế để bảo đảm tự do hàng hải ở biển đông gắn với bảo vệ chủ quyền của VN ở khu vực này.

Đối tác chiến lược để làm cảng trung chuyển hàng hải quốc tế có thể tìm chọn của một nước phát triển ở phương tây đã có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, nhất là hàng hải vượt đại dương xa. Cũng có ý kiến cho rằng, để phát triển cảng trung chuyển thì cũng không cần đặc khu? Việc này phải luận chứng, nếu không cần đặc khu theo kiểu có đơn vị hành chánh riêng mà chỉ cần cho cơ chế vẫn làm được cảng trung chuyển thì không cần phải làm đặc khu. Mục đích chính ở đây là một cảng trung chuyển quốc tế chứ không phải là một đặc khu. Cũng có ý kiến rằng, lấy đâu ra hàng hóa mà làm cảng trung chuyển quốc tế, trong khi ở gần ta đã có Hồng-Kông, Singapor…?

Tôi thì nghĩ khác, việc sản xuất hàng hóa ở nước ta và khu vực gần ta sẽ còn phát triển nhiều chứ không thể chỉ dừng lại như hiện nay mãi; mặt khác, có con đường vận tải nào thuận lợi hơn thì người ta sẽ chọn để đi và nó sẽ tác động kích thích sản xuất hàng hóa nhiều hơn cho khu vực lân cận. Việc nghiên cứu thị trường, tổ chức thị trường thì nhà đầu tư đương nhiên sẽ tính kỹ và cụ thể hơn. Chính phủ chọn hướng đi là trên cơ sở của nhu cầu và lợi thế so sánh về phát triển cảng biển nước sâu ở Vân Phong.

Còn Vân Đồn và Phú Quốc, nếu đúng lợi thế lớn nhất là du lịch và không có lợi thế khác để phát triển nội dung nào quan trọng hơn đối với nền kinh tế nước nhà thì cũng nên xem xét lại vấn đề địa điểm ở đây thử có cần làm đặc khu tại đó hay không? Du lịch thì cứ phát triển mạnh trên cả nước và không cần đặc khu. Còn nơi nào định làm cảng trung chuyển quốc tế hoặc các thứ công nghiệp công nghệ cao thì du lịch không thể đứng chung trong một không gian với các nội dung đó. Đối với công nghệ cao và trung tâm tài chính quốc tế như đã nêu ví dụ ở phần trên, thì nó thường thích hợp hơn với các địa điểm không cách xa các đô thị trung tâm.

Mà công nghệ cao thì đã có một số khu ở cả bắc trung nam, thậm chí đã 20 năm rồi nhưng chưa thành công, trước mắt cần phải xem xét lại cho kỹ về nguyên nhân, cách làm, xem vì sao mà chưa thành công, điều chỉnh và bổ sung giải pháp để bảo đảm cho các khu ấy thành công, đồng thời có thể phát triển thêm các khu công nghiệp công nghệ cao khác mà không cần đặc khu. Riêng đối với trung tâm tài chính quốc tế thì quan trọng nhất là các cơ chế liên quan đến vận hành, đến sự duy chuyển của các dòng tài chính, tiền tệ quốc tế, các loại tiền và công cụ tài chính, hệ thống tài khoản, sự minh bạch về tài chính….(trong dự thảo ít nói chuyện này). Đúng ra phải làm rõ nội dung cần phát triển trước khi chính thức quyết định địa điểm.

Cần chú ý mục tiêu quốc phòng và chủ quyền quản lý lãnh thổ

Người viết bài này chưa được rõ các căn cứ khi lựa chọn địa điểm như các phương án đã nêu ra! Mà nếu cần làm đặc khu thì cũng không nên đưa việc lựa chọn địa điểm cụ thể vào trong luật. Dự luật chỉ cần làm rõ các nguyên tắc, tiêu chí về mục tiêu, yêu cầu, nội dung phát triển và cơ chế chính sách lớn, chế tài xử lý đối với việc làm sai, vi phạm. Còn lựa chọn địa điểm ở đâu thì luận chứng rõ ràng trong từng dự án, và đó là loại dự án cần đưa ra cho quốc hội phê chuẩn sau khi đã lựa chọn kỹ lưỡng đối tác chiến lược. Với vị trí địa chính trị và trong tình hình cụ thể ở khu vực như ta đã biết, việc lựa chọn địa điểm cần đặc biệt chú ý mục tiêu quốc phòng về lâu dài, đề phòng cảnh giác đối với âm mưu thâm hiểm của thế lực muốn tìm cách xâm lăng nước ta.

Bản thân đặc khu, sau một thời gian, phải đem lại hiệu quả cao về tài chính cho đất nước, chứ không phải là nơi tiêu hao ngân sách. Các chính sách ưu đãi về thuế nói chung không kém hấp dẫn so với các đặc khu đã có trong khu vực, nhưng không nhất thiết phải vượt trội so với thiên hạ. Cần quan tâm hơn về cải cách hành chánh, cơ chế quản lý thoáng mở, thủ tục không rườm rà, giảm tối đa thời gian làm thủ tục, bảo đảm sự minh bạch, không có phí tiêu cực. Lấy đó làm hướng chính thay cho việc miễn giảm thuế. Sự miễn giảm thuế không nằm ngoài việc hướng đến tạo nguồn thu lớn hơn cho ngân sách. Nói chung, không phải tập trung ngân sách để đầu tư vào đặc khu để xây hạ tầng vượt trội trong điều kiện tài chính mất cân đối như hiện nay.

Khu Thẩm Quyến của Trung Quốc chỉ được đầu tư rất ít từ ngân sách để xây hàng rào, còn hạ tầng thì đặc khu tự cân đối và kêu gọi các nhà đầu tư. Nhưng sau đó một thời gian không lâu thì đặc khu đã có nguồn thu lớn nộp cho ngân sách. Nước ta phải nghĩ theo cách đó chứ không phải tính chuyện dùng nhiều tiền từ ngân sách để đầu tư vào mấy đặc khu gây hụt nguồn cho các nhu cầu khác hoặc lâm nợ. Đặc khu phải hạch toán có hiệu quả, vừa bảo đảm tự cân đối cho công việc phát triển đặc khu, vừa có nguồn để nộp cho ngân sách nhà nước, chứ không thể chi nhiều hơn thu. Đây là yêu cầu khó khăn khi thực hiện, nhưng không thể không làm thế. Nếu đặc khu là chỗ tiêu hao ngân sách quốc gia và không đem lại hiệu quả tài chính thì không cần phải xây dựng đặc khu trong tình hình hiện tại. Nên sử dụng cơ chế là chủ yếu để tạo ra đặc khu, chứ không phải chọn địa điểm để tập trung đầu tư ngân sách.

Thời gian cho thuê đất cần bảo đảm thu hồi vốn cho nhà đầu tư và sẽ gia hạn khi nhà đầu tư có yêu cầu chính đáng trước lúc giấy phép hết hạn. Thời gian cho thuê đất như quy định trong luật pháp hiện hành là được rồi, không cần phải kéo dài thêm. Luật đặc khu của nước Nga chỉ cho thuê đất không quá 20 năm và không cho lập đơn vị hành chánh riêng.

Giữ vững chủ quyền quản lý lãnh thổ (cả chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng) là một nguyên tắc không lúc nào được lãng quên. Chính điều này làm cho hình thức đặc khu khác với hình thức tô nhượng mà trước kia một số nước đã từng thực hiện. Theo đó, quyền phán quyết bằng tòa án kinh tế phải do VN đảm nhận thực hiện và theo luật pháp VN. Còn việc các doanh nghiệp VN và doanh nghiệp nước ngoài tự nguyện hợp đồng với nhau chọn cơ quan trọng tài kinh tế nào (kể cả của quốc tế) để xử lý khi có tranh chấp thì có thể được tôn trọng đối với dự án cụ thể ấy. Qua thực tiễn nếu xét thấy luật pháp VN về xử lý tranh chấp kinh tế có điểm nào thiếu hoặc không không tiên tiến, không phù hợp với luật pháp quốc tế thì công việc lập pháp sẽ bổ sung hoặc điều chỉnh.

Để triển khai xây dựng đặc khu, cần lựa chọn kỹ lưỡng chủ đầu tư là những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm phát triển lĩnh vực ngành nghề mà ta dự định. Đó là hướng chủ yếu chứ không phải dùng cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư để sử dụng ngân sách. Trong tình hình hiện tại, nước ta không đủ ngân sách để xử lý đồng thời nhiều nhiệm vụ quan trọng. Mặt khác, việc đầu tư cho hạ tầng bằng ngân sách nhà nước thường bị lảng phí một tỷ lệ đáng kể, chất lượng công trình cũng dễ có vấn đề và đưa vào sử dụng hiệu quả thường không cao. Như vậy, có thể rút ra cách suy nghĩ là, nhà nước không trực tiếp tạo ra đặc khu kinh tế, mà chính các tập đoàn kinh tế mới là người tạo ra các khu ấy, còn nhà nước thì chỉ tạo điều kiện, nhất là khung pháp lý. Vì vậy, để bảo đảm cho sự thành công của đặc khu, cần thiết phải tìm chọn chủ đầu tư chiến lược song song với quá trình chuẩn bị đề án, chứ không phải lập ra đặc khu và chờ nhà nước cân đối vốn đến đâu thì làm đến đấy.

VN đất hẹp người đông, mặt khác, lại nằm ở vị trí địa lý rất nhạy cảm mà đối phương luôn dòm ngó, mưu tính lâu dài. Vì vậy, vấn đề các cư dân sẽ sinh sống lâu dài ở đây cần được xem xét cẩn trọng. Cư dân hiện tại và lâu dài chủ yếu vẫn phải là người VN. Dân cư đang sinh sống trong đặc khu nên được sắp xếp lại và giúp đỡ đào tạo nghề nghiệp để họ có thể sinh sống lâu dài tại chỗ, chứ không nên chuyển dời tất cả đi nơi khác. Đồng thời cũng có thể mở về cơ chế để các cư dân nước ngoài là những nhà khoa học-công nghệ, nhà văn hóa, nhà tài chính được định cư ở đây nếu họ đến làm việc trong đặc khu và có nguyện vọng ổn định chỗ ở để làm việc. Ngoài ra, đều phải quản lý việc nhập cư một cách chặt chẻ, không thể mất cảnh giác.

Quảng Nam tháng 7.2018

Nguồn: https://kimdunghn.wordpress.com/2018/08/20/chuyen-dac-khu-kinh-te/#more-41870

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Làng Tôi - Văn Cao - Mai Hương, Quỳnh Giao


Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
Bóng cau với con thuyền, một giòng sông.
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang.

Sự thật về Sài Gòn - "Hòn ngọc viễn đông" mà Bangkok và Singapore từng mơ ước

Có thật là Bangkok và Singapore từng mơ được như ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ Sài Gòn VNCH 1975.
Việc ngợi ca “hòn ngọc Viễn Đông số một” và “Singapore mơ thành Sài Gòn” chỉ là suy nghĩ của những người Việt hoài cổ và dí dỏm sau 1975.

Mùa xuân của mẹ | Karaoke | Tone Nam | Beat

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi... Mà nay đời con đang còn lênh đênh...

Trường Ca Hòn Vọng Phu 1, 2, & 3 (Lê Thương) - Thế Sơn, Họa Mi, Ngọc Hạ & Thiên Tôn


Hòn vọng phu là trường ca trứ danh do nhạc sĩ Lê Thương sáng tác từ năm 1943 đến 1947. Đây là một trong những bản nhạc mang tính trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

Con Đường Cái Quan (trường ca) - Phạm Duy - PBN 91


Con đường cái quan là một bản trường ca nổi tiếng, do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác từ năm 1954 đến 1960. Tại Việt Nam, từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cũng như những ca khúc khác của Phạm Duy, Trường ca này bị cấm lưu hành trong nước Việt Nam và đến tháng 5 năm 2006, có tin cho rằng trường ca đã được phép cho phổ biến trở lại.

Theo nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, Trường ca này được soạn xong phần đầu ở Paris năm 54, ngay sau Hiệp định Genève, 1954 "để phản đối ngay lập tức sự chia cắt đất nước", nhưng rồi bỏ dở. Chỉ khi tác giả về lại Sài Gòn, nhờ kiến trúc sư Võ Đức Diên (cũng là chủ tờ báo Sáng Dội Miền Nam lúc đó) giúp đỡ phương tiện để nhạc sĩ đi từ Sài Gòn đến Quảng Trị và lấy cảm hứng để hoàn thành. Khi hoàn tất, Trường ca cũng được in ra đầu tiên trên báo Sáng Dội Miền Nam với bản viết tay của tác giả.

Trường ca này rất dài, chia ra làm 19 bài hát nhỏ có thể hát như 19 bài riêng biệt. Nội dung của 19 đoạn nói về 1 cuộc du hành của người lữ khách, mà theo Phạm Duy:

Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước... Trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN gồm có ba phần:
Phần Thứ Nhất: Từ Miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ.
Phần Thứ Hai: Qua Miền Trung, với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa.
Phần Thứ Ba: Vào Miền Nam, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt...

— Phạm Duy (Đọc mở đầu cho phần thâu âm năm 1965)

Tình ca xứ Huế - Quang Lê (Paris By Night)


1. Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng) 0:00
PBN 81 - Âm Nhạc Không Biên Giới 2

2. Huế Mù Sương (Nguyễn Minh Khôi) 4:06
PBN 97 - Celebrity Dancing 2

3. Hương Giang Còn Tôi Chờ (Châu Kỳ) 8:56
PBN 78 - Đường Xưa

4. Người Em Vỹ Dạ (Minh Kỳ, Tôn Nữ Thụy Khương) 12:59
PBN 99 - Tôi Là Người Việt Nam

5. Ai Ra Xứ Huế (Duy Khánh) 17:30
Quang Lê & Ngọc Hạ
PBN 73 - Best of Duets

6. Trời Huế Vào Thu Chưa Em (Trịnh Lâm Ngân) & Huế Và Em (Nhật Ngân) 22:21
Quang Lê & Như Quỳnh
PBN 106 - Lụa

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

LK Chuyện Hoa Sim, Giàn Thiên Lý 2 - Đan Nguyên, Như Quỳnh, Tuấn Vũ, Băng Tâm



LK Chuyện Hoa Sim, Giàn Thiên Lý 2 - Đan Nguyên, Như Quỳnh, Tuấn Vũ, Băng Tâm. Bản quyền: ASIA Entertainment Inc.

Album Về lại đồi sim - Như Quỳnh, Tường Nguyên, Tường Khuê



Album Về lại đồi sim - Như Quỳnh, Tường Nguyên, Tường Khuê

CD Mấy Dặm Sơn Khê / Tình Ca Nguyễn Văn Đông



Tình Ca NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Những nhạc phẩm trích từ Paris By Night 125 "Chiều Mưa Biên Giới"

1. Phiên Gác Đêm Xuân - Khải Đăng 0:00
2. Chiều Mưa Biên Giới - Hương Lan 4:46
3. Anh Trước Tôi Sau - Anh Khoa 9:28
4. Mấy Dặm Sơn Khê - Ý Lan 14:37
5. Anh (Anh Nhớ Gì Không Anh) - Trần Thái Hòa 20:23
6. Xin Đừng Trách Anh - Đình Bảo 24:57
7. Nhớ Một Chiều Xuân - Vũ Khanh 28:54
8. Dạ Sầu (Nỗi Buồn Duyên Kiếp) - Nguyễn Hồng Nhung 33:32
9. Thương Muộn - Lam Anh 38:59
10. Cay Đắng Tình Đời - Ngọc Anh 43:28
11. Niềm Đau Dĩ Vãng - Như Ý 48:07
12. Hải Ngoại Thương Ca - Anh Dũng 52:15
13. Mùa Sao Sáng - Thiên Tôn 56:50
14. Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp - Hợp Ca 1:02:05

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Karaoke Một cõi đi về - Beat

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Karaoke Niệm khúc cuối | Beat

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi cũng yêu em

Karaoke Khu phố ngày xưa | Tone Nam | Beat

Gió cuộn mây đưa về làm không gian chợt tối.
Khu phố xưa điêu tàn vì tay quân giặc thù
Nghẹn ngào tôi nghe như trời đất vỡ
Xót xa phố phường ôi dâng bao câm hờn

Bài ca Đất Phương Nam - Karaoke/ Beat

Nhắn ai đi về miền đất phương Nam
Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang
Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh...

Sáng tác: Lưu Nhất Vũ

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Biển Đông trong bài toán chiến lược của Ấn Độ

Mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách của Ấn Độ về Biển Đông. Việt Nam và Ấn Độ đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Vị trí địa chiến lược, chính trị, quân sự của Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng đối với các nước lớn, được thể hiện trên các góc độ địa bàn ảnh hưởng, cơ hội hợp tác phát triển và công cụ kiềm chế chiến lược. Song, khu vực Biển Đông cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán chưa được giải quyết triệt để. Do đó, Biển Đông luôn là điểm nóng của khu vực và thế giới, dù căng thẳng ở các mức độ khác nhau tùy từng thời điểm.

Ấn Độ là một cường quốc đang trỗi dậy và ngày càng có ảnh hưởng lớn ở khu vực. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các nhà khoa học, hoạch định chính sách đang quan tâm đến những động thái và chính sách và quan điểm của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là Ấn Độ nhìn nhận Biển Đông ra sao, chính sách của Ấn Độ tác động như thế nào đến tình hình chính trị của khu vực và trên thế giới? Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ cố gắng trả lời cho câu hỏi đó, tập trung vào ba nội dung chính: (i) quan điểm của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông; (ii) Tầm quan trọng của Biển Đông trong chính sách Ấn Độ; và (iii) Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Để có câu trả lời thoả đáng, bài viết đã sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng, phân tích và luận giải sự kiện trong bối cảnh tình hình chính trị khu vực và quốc tế và tính tiếp nối của lịch sử, đảm bảo trật tự thời gian, tính logic, khoa học và hệ thống. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các kiến thức khu vực học và quốc tế học để phân tích sâu quan điểm của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông.

Biển Đông trong toan tính chiến lược của Ấn Độ

Biển Đông nằm ở giữa tuyến đường hàng hải trải dài từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực trong phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh. Tầm quan trọng của Biển Đông được thể hiện ở các góc độ kinh tế, chính trị và quân sự.

Về góc độ kinh tế: Biển Đông là một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới. Giao thông ở khu vực Biển Đông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Địa Trung Hải. Hàng ngày, có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại, chưa kể đến các tàu dưới 5.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông án ngữ các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch của các nền kinh tế quan trọng ở khu vực và thế giới, chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm thương mại khác của toàn cầu.[1] Ngoài ra Biển Đông cũng sở hữu nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu hỏa và khí đốt. Đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến tình trạng tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở một số vùng biển đảo, đồng thời một số nước lớn muốn gây phạm vi ảnh hưởng ở khu vực Biển Đông.

Về chính trị, quốc phòng và an ninh: Biển Đông là điểm nóng quan trọng của khu vực, nơi tập trung nhiều lớp mâu thuẫn cả về chính trị lẫn kinh tế, quốc phòng - an ninh. Thực tế cho thấy, Biển Đông đã diễn ra các tranh chấp về chủ quyền biển đảo quyết liệt, phức tạp nhất của thế giới và khu vực, những tranh chấp đó khó giải quyết do còn tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia hữu quan về chủ quyền và cách thức giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, vị trí của Biển Đông có liên quan đến nền kinh tế, quốc phòng của nhiều quốc gia, kể cả nước có chủ quyền và không có chủ quyền, cũng như các nước trong và ngoài khu vực.

Mặc dù không trực tiếp liên quan và không tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Ấn Độ đang ngày càng được công nhận là một bên trong cán cân quyền lực ở vùng biển này.[2] Mặc dù Ấn Độ không phải là nước ở khu vực Biển Đông nên không có các bờ biển hay hải đảo, hoặc các căn cứ và những thứ tương tự ở khu vực, Ấn Độ lại là một cường quốc ngoài khu vực có các hoạt động và tác động đối với khu vực thông qua việc thường xuyên triển khai hải quân, các chuyến thăm và tập trận trong vùng biển này, thông qua quan hệ đối tác chiến lược quân sự được thiết lập và đang phát triển với nhiều quốc gia ven Biển Đông, thông qua việc tham gia thăm dò dầu mỏ trong vùng biển này, và thông qua các cuộc thảo luận ngoại giao ở nhiều diễn đàn khu vực với các nước ngoài khu vực khác về vấn đề Biển Đông[3]. Theo quan điểm này, lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông có một tầm vóc chiến lược rõ ràng.[4]

Các yếu tố liên kết Biển Đông với chiến lược của Ấn Độ gồm hai khái niệm căn bản: đầu tiên là khái niệm láng giềng mở rộng, và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong đó, khái niệm về láng giềng mở rộng xuất hiện lần đầu tiên trong kho từ vựng chính thức của Ấn Độ vào năm 2000, dùng để chỉ các vùng địa lý bên ngoài Nam Á, khu vực mà Ấn Độ nhận thấy có những lợi ích nước này cần đạt được, duy trì và bảo vệ. Khi liên kết Biển Đông với khái niệm láng giềng mở rộng của Ấn Độ vào năm 2004, Ngoại trưởng Ấn Độ lúc đó là Yashwant Sinha đã xác định rõ ràng rằng, đó là khu vực trải dài từ kênh đào Suez tới Biển Đông, bao gồm Tây Á, Vùng Vịnh, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương. Còn khi đề cập đến khuôn khổ khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Biển Đông có liên quan trực tiếp với những tính toán chiến lược của Ấn Độ, do vùng biển này nằm ở giữa tuyến đường hàng hải trải dài từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Theo quan điểm này, lợi ích chính của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ngăn chặn sự quyết đoán của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương nhằm duy trì tự do hàng hải. Chính mối liên hệ chiến lược với tranh chấp ở Biển Đông này đã mở đường cho việc tăng cường vai trò của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Năm 2012, trong tuyên bố về khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương[5], Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh đã nêu rõ: "Các thỏa thuận Ấn Độ - ASEAN đã bắt đầu với sự tập trung mạnh mẽ vào kinh tế, nhưng nội dung của nó cũng đang ngày càng mang tính chiến lược, và một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định, an toàn và thịnh vượng là rất quan trọng đối với sự tiến bộ và thịnh vượng của chúng ta."[6] Do đó, theo hai khái niệm căn bản này, Biển Đông được xác định là một khu vực có lợi ích chiến lược đối với Ấn Độ, mặc dù nước này không trực tiếp liên quan đến tranh chấp chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Biển Đông.

Lợi ích địa chính trị và địa kinh tế của Biển Đông đối với Ấn Độ thể hiện rõ qua sự can dự của Ấn Độ ở Biển Đông trên hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, giống như các bên khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lợi ích chiến lược căn bản của Ấn Độ ở Biển Đông là địa chính trị, trong đó có liên quan đến an ninh hàng hải. Theo quan điểm này, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh thổ ở Biển Đông đã đe dọa trực tiếp đối với tự do hàng hải và hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia có chủ quyền khác trong khu vực. Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc trực tiếp thách thức nguyên trạng, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của khu vực. Do lợi ích địa chính trị của Ấn Độ liên quan tới vùng biển trải dài giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, nên việc đi lại an toàn qua các vùng biển ở Biển Đông nằm giữa hai khu vực này trở thành lợi ích chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ. Bởi vậy, sự can dự lớn hơn của Ấn Độ ở Biển Đông là cách thức ngăn chặn sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Thứ hai, Biển Đông chiếm vị trí trung tâm trong lợi ích địa kinh tế của Ấn Độ, dựa trên các lợi ích chiến lược hai mặt của Ấn Độ: (i) Thương mại của Ấn Độ với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước Đông Á; (ii) Nguồn cung năng lượng cho Ấn Độ như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ các mỏ nằm ở Biển Đông. Cả hai yếu tố này đóng vai trò chiến lược trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Có tới gần 92-95% hàng hóa thương mại của Ấn Độ đi qua Ấn Độ Dương, khoảng 55% đi qua eo biển Malacca. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao, Ấn Độ đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng của nước này. 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Ấn Độ được vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, Biển Đông đã trở thành một phần không thể tách rời của vành đai an ninh của Ấn Độ, đóng vai trò quyết định đối với ngoại thương, năng lượng và lợi ích quốc gia.[7]

Vai trò của Biển Đông trong chính sách Hành động Hướng Đông

Dưới chính quyền mới của Thủ tướng Narendra Modi, Chính sách hướng Đông vốn có từ lâu của Ấn Độ với 10 nước thành viên ASEAN đã phát triển thành Chính sách Hành động Hướng Đông - AEP và mang tính chủ động hơn. Chính sách này được tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar tháng 5/2014.[8] Chính sách này vạch kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai cực tăng trưởng của một châu Á năng động. Trong khuôn khổ Hành động hướng Đông, quan hệ đa chiều giữa Ấn Độ với ASEAN đã được tiếp thêm sức mạnh và động lực lớn hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh có những thay đổi nhanh chóng về địa chính trị: sự nổi lên nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị thế giới và việc Bắc Kinh tăng cường cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản, dẫn tới sự thay đổi lớn về cấu trúc chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược của Mỹ về tái cân bằng tại châu Á, Chiến lược Chuỗi kim cương an ninh dân chủ của Nhật Bản, và Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc, tất cả đều mang tham vọng chính trị và chiến lược lớn nhằm định hình cấu trúc khu vực theo cách riêng của họ. Trong bối cảnh đó, sự tham gia của Ấn Độ trong việc ổn định cấu trúc an ninh khu vực đóng vai trò then chốt.[9] Một trong những thay đổi chính trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ được phản ánh trong vấn đề Biển Đông. Nghĩa là, với yêu sách gây tranh cãi của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, Ấn Độ đã khẳng định rõ ràng lập trường nguyên tắc của mình về tự do hàng hải, an ninh hàng hải, và giải quyết nhanh chóng các tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phát triển một bộ quy tắc ứng xử, và giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển đảo thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình.[10] Vì những lợi ích chiến lược này, việc bảo vệ an ninh hàng hải và bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông có tầm quan trọng lớn đối với Ấn Độ. Ổn định ở Biển Đông được đề cập trực tiếp trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ[11], Hội nghị cấp cao An ninh châu Á – hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 17, với bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi về tầm nhìn cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lần đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn này, Thủ tướng Ấn Độ thể hiện chủ trương nhất quán Hành động Hướng Đông và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mà quốc gia này đang theo đuổi. Trước các nhà hoạch định chính sách an ninh khu vực, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng các nước, Thủ tướng Narenda Modi đã đưa ra tầm nhìn của Ấn Độ về cấu trúc an ninh khu vực, theo đó thúc đẩy đối thoại để giải quyết các thách thức an ninh đang nổi lên. Cụ thể Thủ tướng Modi khẳng định rõ vai trò của Ấn Độ tại các diễn đàn quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN và Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Việc mời Thủ tướng Ấn Độ phát biểu dẫn đề Đối thoại Shangri-La năm nay được cho là một lựa chọn mang tính chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia lớn thời gian qua liên tục nhấn mạnh đến tầm nhìn chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương. Có thể nói kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã có những bước đi tích cực nhằm gia tăng vai trò an ninh và chính trị của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược thông qua chính sách Hành động hướng Đông.

Trong định hướng chung gia tăng sự can dự với các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, các mục tiêu chiến lược của Ấn Độ là đóng vai trò cường quốc bên ngoài khu vực Đông Nam Á dựa trên mục tiêu kép: (i) tham vọng của Ấn Độ trở thành cường quốc nổi bật ở Đông Bắc Ấn Độ Dương, tập trung vào Vịnh Bengal và Biển Andaman, tại đây Ấn Độ đóng vai trò nhân tố phòng vệ chủ chốt nhằm chống các mối đe dọa tiềm tàng ở quần đảo Đông Nam Á; (ii) mục tiêu lớn hơn là nhằm đảm nhận vai trò chiến lược lớn hơn trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Lợi ích này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cấp thiết nhằm cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, cũng như mong muốn của Ấn Độ về mở rộng không gian chiến lược của nước này.[12]

Ấn Độ cam kết tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh và tự do hàng hải, cũng như sự an toàn của các tuyến giao thông đường biển đối với tự do thương mại, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.[13] Về khía cạnh này, mối quan ngại lớn của Ấn Độ là Biển Đông - khu vực nằm ở cửa ngõ của Ấn Độ, do vậy, đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Căn cứ vào mối quan ngại này, Ấn Độ có lợi ích an ninh hợp pháp đối với sự ổn định tại Biển Đông, bởi vì bất kỳ sự bất ổn nào trong khu vực này đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia của Ấn Độ. Lợi ích quan trọng nhất là tự do lưu thông hàng hải qua Biển Đông vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động buôn bán và thương mại bằng đường biển, cũng như đối với việc đảm bảo an ninh cho nguồn cung năng lượng từ khu vực Sakhalin của Nga.[14] Lợi ích kinh tế của Ấn Độ ở Biển Đông liên quan tới quyền thăm dò các nguồn dầu khí trong khu vực này của Công ty ONGC Videsh (OVL) - Công ty dầu khí đa quốc gia của Ấn Độ. Do vậy, động thái cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc buộc Ấn Độ phải duy trì quyền lợi và bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực này.[15]

Đánh giá của Ấn Độ về Biển Đông trong bối cảnh hiện nay

Quyết định của Ấn Độ can dự vào một môi trường an ninh phức tạp ở Biển Đông, ngay cả khi có nguy cơ kích động nước láng giềng khổng lồ của mình, cho thấy tầm quan trọng mà New Delhi đặt vào khu vực này cũng như các tuyến đường biển ở đây. Các tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông là một trong những xung đột khu vực lâu dài và phức tạp nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các tranh chấp liên quan đến Trung Quốc cùng với một số quốc gia trong khu vực và các vấn đề như tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn và tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng như năng lượng và thủy sản. Trong môi trường khó kiểm soát này, Ấn Độ đã và đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình thông qua việc thực hiện Chính sách hướng Đông của mình. Trung Quốc, quốc gia cố kiềm chế sự can dự gia tăng của New Delhi vào Biển Đông, đã không để tâm đến điều này.

Biển Đông nằm trong một khu vực có lợi ích chiến lược lớn với Ấn Độ. Về mặt địa lý, nối liền Ấn Độ Dương và biển Hoa Đông qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới. Đây là huyết mạch kinh tế quan trọng cho quốc gia Nam Á này. Có đến 97% tổng khối lượng thương mại quốc tế của Ấn Độ là đi đường biển, một nửa đi qua eo biển nói trên. Thương mại Ấn Độ-ASEAN hiện chỉ đạt 71 tỷ USD và đang giảm dần sau khi cán mốc 80 tỷ USD vào năm 2011-2012. Ngược lại, kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc hiện là 450 tỷ USD. Khả năng là mục tiêu thương mại 200 tỷ USD vào năm 2020 giữa Ấn Độ và ASEAN sẽ không thể đạt được. Mặc dù hơn 22% tổng FDI nước ngoài của Ấn Độ đổ vào ASEAN và 2.000 công ty Ấn Độ hiện có mặt tại các nước ASEAN, vị trí của Ấn Độ vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2016, Ấn Độ đã đầu tư 1 tỷ USD vào ASEAN so với mức 10 tỷ USD mà Trung Quốc đổ vào khu vực này. Chỉ có Singapore là một nhà đầu tư lớn tại Ấn Độ với mức khoảng 30 tỷ USD, chiếm hơn 98% tổng đầu tư của ASEAN. Mặc dù Ấn Độ và ASEAN đã ký một Thỏa thuận về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư, những mục tiêu đạt được vẫn rất khiêm tốn.[16] Về kinh tế, Ấn Độ có lợi ích về thương mại, năng lượng ở khu vực. Với bờ biển dài 7.500km, chuỗi đảo Andaman và Nicobar trải dài từ điểm cực nam cách Indonesia 90 hải lý và điểm cực bắc cách Myanmar dưới 10 hải lý là cửa ngõ trên biển về phía đông của Ấn Độ. Khoảng 77% giá trị thương mại và hơn 90% khối lượng thương mại của Ấn Độ được vận chuyển bằng đường biển, trong đó, 55% được vận chuyển qua Eo biển Malacca tới các thị trường ở Châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích về thương mại của Ấn Độ ở Biển Đông càng tăng khi Ấn Độ và ASEAN đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015-2016.[17] Năng lượng là một yếu tố khác mà Ấn Độ quan tâm ở Biển Đông. Năm 2015, Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới, với các chuyên gia trong ngành dự đoán mức tiêu thụ năng lượng của nước này sẽ tiếp tục tăng 4,2% mỗi năm, có 80% nhu cầu dầu mỏ của Ấn Độ là từ nhập khẩu nên nhiều khả năng sẽ cần phải đảm bảo các nguồn năng lượng mới khi nhu cầu trong nước tăng lên. Trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Đông đã thu hút được sự quan tâm của New Delhi. Trong năm 2013, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính khu vực này có thể chứa tới 11 tỷ thùng dầu và 19.000 tỷ feet khối khí đốt dự trữ. Như vậy, Ấn Độ đã và đang liên tục tham gia các dự án phát triển năng lượng ngoài khơi ở Biển Đông kể từ đầu những năm 1990, đấu thầu các lô dầu khí mới và tiến hành thăm dò dầu mỏ trong khu vực này.

Tầm quan trọng kinh tế của khu vực này đã chuyển thành lợi ích an ninh quốc gia đối với New Delhi. Với một nửa thương mại đường biển của mình đi qua eo biển Malacca, bất kỳ sự bất ổn nào ở Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến các tuyến đường vận chuyển và gây ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ. Nếu có một sức mạnh tiềm ẩn khả năng thù địch đến kiểm soát khu vực, nó có thể đe dọa việc Ấn Độ tiếp cận tuyến đường biển sống còn này. Do đó, sự tham gia của New Delhi vào Biển Đông tập trung vào ba mục tiêu: (i) Đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực, giữ cho các tuyến đường biển luôn rộng mở; (ii) Để duy trì quan hệ thân thiết với các cường quốc khu vực; (iii) Đảm bảo không có cường quốc nào khống chế toàn bộ khu vực này. Thông qua chính sách này, New Delhi đã theo đuổi các mục tiêu này bằng cách tìm kiếm tăng cường can dự với các quốc gia ASEAN. Bên cạnh tăng cường hợp tác kinh tế, hợp tác chiến lược đã được mở rộng qua các cuộc tập trận chung, các khoản tín dụng hào phóng, huấn luyện quân sự và bán vũ khí quân sự cho các nước trong khu vực. Hơn nữa, sự hiện diện mạnh mẽ các phương tiện, khí tài quân sự của Ấn Độ trong khu vực không chỉ để bảo vệ các tuyến đường biển này mà còn thể hiện vai trò cường quốc ở khu vực.

Sự can dự này để đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Mối quan hệ của Ấn Độ và Trung Quốc luôn khó khăn và mong manh. Cả hai bên đều bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp biên giới kéo dài, từng dẫn đến một cuộc chiến tranh vào năm 1962 và cho đến nay, vẫn là nguồn gốc căng thẳng đôi lúc dẫn đến những cuộc khủng hoảng. Điều này đã duy trì cảm giác nghi ngờ và không tin tưởng giữa hai nước. Như cuộc đối đầu ở Doklam trong năm 2017 cho thấy cuộc xung đột giữa hai bên vẫn là một viễn cảnh thực sự. Do đó, theo quan điểm của New Delhi, không thể để Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc. Việt Nam cần tận dụng vai trò này để thúc đẩy quan hệ và kéo New Delhi can dự sâu hơn vào Biển Đông, nhất là tham gia vào các dự án năng lượng trong thềm lục địa của Việt Nam. Hiện diện hải quân và bày tỏ quan điểm về Biển Đông cần được tiếp tục nhưng chưa đủ vì hiện diện hải quân liên quan đến vấn đề an ninh và dễ bị Trung Quốc phản đối, trong khi bày tỏ quan điểm mà ít hành động thì Trung Quốc vẫn cứ lấn tới. Các dự án kinh tế vừa giúp đảm bảo thực thi pháp luật, vừa tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ trên thực địa. Ngoài ra, đây còn là hành động thực tế giúp bảo vệ quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và thách thức đường chín đoạn phi lý của Trung Quốc.[18] Quan điểm về những tranh chấp lãnh thổ là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần miêu tả Biển Đông là một lợi ích cốt lõi, sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các tuyên bố của mình. Do đó, quan điểm của Ấn Độ về vấn đề này là một sự mơ hồ có chủ ý - không thiên vị bất kỳ bên nào mà thay vào đó ủng hộ tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Về phán quyết của Tòa trọng tài liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016, lập trường của Ấn Độ là không đứng về bên nào trong tranh chấp này nhưng kêu gọi tất cả các bên tôn trọng và duy trì phán quyết của tòa án dựa trên UNCLOS.

Tuy nhiên, tình hình gần đây ở Biển Đông khiến New Delhi quan ngại. Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền đối với 85% khu vực tranh chấp này, đã và đang xây dựng và quân sự hóa các cấu trúc mà nước này chiếm hữu. Từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc được cho là đã xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo trên các bãi ngầm và dựng các cơ sở quân sự gồm các sân bay, hệ thống radar và các căn cứ tên lửa trên các đảo chiếm hữu được cải tạo trong khu vực. Hơn nữa, các tàu của Trung Quốc có những hành động hung hăng, quấy rối và đe dọa tàu của các quốc gia khác đi vào gần các đảo mà họ tuyên bố có chủ quyền.

Ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc tại La Hay đã đưa ra phán quyết về vụ kiện mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Philippines liên quan vấn đề Biển Đông. Tòa án Trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines khi bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông dựa trên tấm bản đồ đường chín đoạn, và khẳng định yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 và không có bằng chứng cho thấy trong lịch sử Trung Quốc đã thực hiện quyền kiểm soát duy nhất đối với vùng biển hoặc các nguồn tài nguyên thuộc vùng biển này, và các hành động của Trung Quốc tại vùng biển này đã vượt quá giới hạn về địa lý và nội dung của UNCLOS.[19]

Phản ứng trước phán quyết này, Ấn Độ đã ngay lập tức đưa ra một lập trường rõ ràng và không thiên vị đối với bất kỳ bên nào trong vụ kiện trên khi chính thức tuyên bố: Với tư cách một quốc gia thành viên UNCLOS, Ấn Độ kêu gọi tất cả các bên hết sức tôn trọng UNCLOS, công ước thiết lập trật tự pháp lý quốc tế tại các vùng biển và đại dương. Tuyên bố về Phán quyết của Tòa án Trọng tài về Biển Đông[20] do Bộ Ngoại giao Ấn Độ đưa ra ở New Delhi ngày 12/7/2016 nêu rõ: Ấn Độ ghi nhận Phán quyết của Tòa án Trọng tài được nêu trong Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng nhấn mạnh rằng: Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không, và không cản trở thương mại, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS. Ấn Độ tin rằng, các nước nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang các tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định[21].

Theo nội dung tuyên bố trên, quan điểm của Ấn Độ đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài phù hợp với lập trường chính thức của New Delhi về vấn đề Biển Đông, vốn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Ấn Độ đối với tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế và đảm bảo tất cả các nước trong khu vực tuân thủ công ước quốc tế về luật biển liên quan tới vấn đề này. Mặc dù, lập trường của Ấn Độ đối với phán quyết này không phản ánh quan điểm của New Delhi đối với Trung Quốc, nhưng việc tuân thủ luật pháp quốc tế là trái ngược với cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bởi vì, xét về góc độ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý và lịch sử để chứng minh chủ quyền hợp pháp. Trung Quốc đã sử dụng yêu sách đường chín đoạn đã bị Toà trọng tài bác bỏ, rồi đến yêu chủ quyền sách tứ sa phi lý cũng bị nhiều nước phản đối. Xét về lợi ích chiến lược của Ấn Độ và theo UNCLOS, Biển Đông là một tuyến đường hàng hải chung, những căng thẳng đang gia tăng trong khu vực gây ra hậu quả tiêu cực đối với Ấn Độ.

Trong bối cảnh Biển Đông trở thành tâm điểm của sự đối đầu Mỹ -Trung ở Tây Thái Bình Dương, vùng biển này bắt đầu liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn hơn, chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự tăng cường hiện diện của Mỹ tại đây. Theo đó, cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc đòi hỏi các bên tranh chấp khác cần có các tính toán chiến lược nghiêm túc.[22] Tự do hàng hải ở Biển Đông đã trở thành mối quan ngại đối với Ấn Độ. Mặc dù không phải là bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp, với tư cách là cường quốc ngoài khu vực, vấn đề Biển Đông đã trở thành một yếu tố quan trọng trong những tính toán chiến lược và chương trình nghị sự an ninh của Ấn Độ.

Chuyển biến trong quan hệ Việt Nam và Ấn Độ

Mặc dù Ấn Độ là một nước nằm ngoài khu vực Biển Đông, song quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam liên quan trực tiếp tới Biển Đông. Năm 1988, Công ty dầu khí nhà nước ONGC của Ấn Độ đã bắt đầu dự án thăm dò dầu khí tại vùng thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Trong thời gian dài, Trung Quốc không đưa ra bất kỳ tuyên bố đáng kể nào liên quan tới dự án liên doanh này. Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phản đối vai trò của Ấn Độ trong liên doanh này. Ấn Độ đã phản ứng theo 2 cách: (i) khẳng định quyền của công ty quốc doanh của nước này trong việc thực hiện dự án như một phần lợi ích kinh tế hợp pháp của Ấn Độ; (ii) bán tàu tuần duyên cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tuần tra ven biển của Việt Nam. Các tàu chiến của Ấn Độ nhiều lần cập cảng Việt Nam, Ấn Độ bảo vệ quyền của mình trong việc thực hiện các chuyến thăm như vậy. Ấn Độ sẽ sử dụng hải quân để bảo vệ các cơ sở dự án liên doanh trên trong trường hợp bị đe dọa.[23] Như vậy, việc ký với Việt Nam Thỏa thuận khung về hợp tác năm 2003 và hiệp định Đối tác Chiến lược ký năm 2007 giống như viên kim cương ở Biển Đông của Ấn Độ đã bắt đầu được tăng cường về mặt quân sự, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh ở Biển Đông để kiểm soát khu vực.[24]

Sự tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam được phản ánh trong việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức cấp cao hai nước. Từ ngày 05-06/6/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã dẫn đầu đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng cấp cao, gồm đại diện các công ty vũ khí lớn nhất của Ấn Độ thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ quân sự song phương. Năm 2015, Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt nam. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ấn Độ, Parrikar, diễn ra nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.[25] Tương tự, vào tháng 10/2014, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ, được đánh dấu bằng lễ ký Thỏa thuận Hợp tác giữa OVL và PetroVietnam về các dự án thăm dò dầu khí mới tại Việt Nam.[26]

Điều này cho thấy quyết tâm của Ấn Độ và Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ hải quân và thiết lập sự hiện diện hàng hải bền vững vốn được duy trì trước đó, với việc tàu hải quân Ấn Độ được phép vào thăm quân cảng Nha Trang ở miền Nam Việt Nam theo lời mời của Việt Nam[27]. Do có nhiều quyền lợi ở Biển Đông, Ấn Độ và Việt Nam đang mở rộng quan hệ bao trùm tất cả các lĩnh vực hợp tác, làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược, phù hợp với chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. OVL đã quyết định lần thứ 3 gia hạn giấy phép thăm dò tại Lô số 128, khu vực mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, nhằm duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông. Năm 2011, Bắc Kinh đã cảnh báo OVL rằng, các hoạt động thăm dò của công ty này ở bờ biển ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và vi phạm chủ quyền Trung Quốc, song OVL vẫn tiếp tục hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển này. Việc duy trì chính sách này được coi là nỗ lực của New Delhi trong việc khẳng định sự hiện diện của Ấn Độ tại khu vực mà Trung Quốc thể hiện hành động gây hấn[28]. Ngoài ra, OVL tiếp tục sở hữu 45% cổ phần tại Lô số 6.1 ở bờ biển ngoài khơi Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đã vượt mốc 8 tỷ USD trong tài khóa 2013 - 2014, và trên đà đạt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2015, hiện 2 nước nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD vào năm 2020.

Một trong số các yếu tố chủ chốt nối kết Ấn Độ - Việt Nam liên quan tới vấn đề Biển Đông là quan hệ hợp tác quốc phòng, vốn đóng vai trò là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược đang ngày càng được tăng cường. Phát biểu nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 2014 của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ấn Độ Modi khẳng định: "Quan hệ hợp tác quốc phòng của chúng tôi với Việt Nam là một trong số các yếu tố quan trọng nhất. Ấn Độ vẫn duy trì cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa các lực lượng an ninh và quốc phòng."[29] Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 5/2015 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh, hai bên đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015-2020 và bản ghi nhớ về hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước.

Ngoài ra, Ấn Độ gần đây cũng đã cung cấp cho Việt Nam gói tín dụng trị giá 100 triệu USD để mua tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam.[30] Trong thời gian diễn ra chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Parikkar[31], tháng 6/2016, Cảnh sát biển Việt Nam đã ký văn bản đặt mua của Công ty Larsen and Toubro của Ấn Độ một tàu tuần tra cao tốc[32], phục vụ cho việc tuần tra bảo đảm an ninh hàng hải[33] và ven biển.[34]

Với việc tăng cường quan hệ chiến lượctrong những chuyến thăm cấp cao của Ấn Độ, đến Việt Nam đóng vai trò quan trọng, và được kỳ vọng sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất sẽ là quyết định của Ấn Độ về việc bán tên lửa siêu thanh BrahMos, do liên doanh Ấn - Nga sản xuất, cho Việt Nam, qua đó sẽ đem lại cho Việt Nam lợi thế chiến lược và vượt trội so với Trung Quốc.[35]

Kết luận

Trong bối cảnh diễn ra những thay đổi chiến lược, vai trò chủ động của Ấn Độ ở Biển Đông không phải là một ngoại lệ. Biển Đông liên quan tới lợi ích quốc gia quan trọng của Ấn Độ trong chính sách hành động hướng Đông. Khung chính sách này hợp thức hóa những quan ngại ngày càng gia tăng cũng như hành động của Ấn Độ ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Theo đó, mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách của Ấn Độ về Biển Đông. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Do vậy, Biển Đông là vấn đề bao trùm lên chương trình chiến lược của Ấn Độ trong quan hệ với Việt Nam. Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Ấn Độ đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các nội dung này được đưa ra bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Manila, Philippines. Chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ. Đồng thời, Ấn Độ coi Việt Nam là một trong những trụ cột của chính sách hướng Đông. Việt Nam và Ấn Độ đều thúc đẩy hợp tác quốc phòng, với việc Ấn Độ tăng cường chia sẻ công nghệ và cung cấp tín dụng quốc phòng cho Việt Nam. Đặc biệt, quan hệ đối tác chiến lược trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng được lãnh đạo hai nước rất coi trọng. Hai bên hiểu khá rõ về tiềm năng, thực lực và nhu cầu về an ninh, quốc phòng của nhau. Đây chính là cơ sở quan trọng để hai bên thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng trên cơ sở cùng có lợi. Hai nước cam kết củng cố hợp tác về cung ứng quốc phòng, các dự án chung, hợp tác đào tạo và trao đổi thông tin tình báo, nhất trí tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn giữa các tổ chức quốc phòng và an ninh hai nước, hợp tác về xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan của hai nước trong việc bảo đảm an ninh đường biển, bao gồm chống cướp biển, ngăn ngừa ô nhiễm, tìm kiếm và cứu hộ, củng cố hợp tác song phương trong việc đối phó với chủ nghĩa khủng bố một cách toàn diện và lâu dài, tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh mạng./.

TS. Nguyễn Thanh Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.

[1] Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Chính trị, Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1), Hải Phòng, 2011, tr.11.

[2] David Scott (2015), Sự gia tăng cân bằng của Ấn Độ ở Biển Đông, Quan hệ quốc tế, ngày 26/7/2015, http://www.e-ir.info/2015/07/26/indias-incremental-balancing-in-the-south-china-sea/.

[3] David Scott (2013), "Vai trò của Ấn Độ ở Biển Đông: Trò chơi địa chính trị và địa kinh tế", Ấn Độ Review, Vol. 12, 2, tr. 51.

[4] David Scott (2013), Vai trò của Ấn Độ ở Biển Đông: Trò chơi địa chính trị và địa kinh tế, Ấn Độ Review, Vol. 12, 2, tr. 51.

[5] Kim Anh, Ấn Độ với Biển Đông: Lọi ích kép và chính sách Hành động phía Đông, xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/chu-quyen-hoang-sa-truong-sa/an-do-voi-bien-dong-loi-ich-kep-va-chinh-sach-hanh-dong-phia-dong-420539.html. Truy cập ngày 12/6/2018.

[6] Đã được triển khai thực hiện.

[7] Chẳng hạn, ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã tiến hành các dự án khai thác năng lượng xa bờ ở Biển Đông với Việt Nam. Năm 1988, Tập đoàn ONGC Videsh Limited - OVL của nước này đã hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam và sau đó tham gia 45% quyền lợi và nghĩa vụ thăm dò và khai thác dầu khí tại lô 06/1 cách Vũng Tàu 370 km về phía đông nam bờ biển Việt Nam. Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phản đối vai trò của Ấn Độ trong liên doanh này. Tuy nhiên, Ấn Độ đã khẳng định quyền của công ty quốc doanh của nước này trong việc thực hiện dự án như một phần lợi ích kinh tế hợp pháp của Ấn Độ.

[8] Indonesia, Malaysia, Myanmar, Brunei, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippines, Singapore và Thái Lan.

[9] Rahul Mishra, “Từ hướng Đông đến Hành động Phía Đông: Sự hướng Đông của Ấn Độ”, The ASAN Forum, 1/12/2014, http://www.theasanforum.org/from-look-east-to-act-east-transitions-in-indias-eastward-engagement/

[10] Ashok Sajjanhar, Chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ và xa hơn nữa”, Gateway House, 12/5/2016, http://www.gatewayhouse.in/indias-act-east-policy-far-beyond/.

[11] Phạm Hà, Chính sách Hành động Hướng Đông của Án Độ qua Shangri-La 2018, xem tại: https://vov.vn/the-gioi/chinh-sach-hanh-dong-huong-dong-cua-an-do-qua-shangrila-2018-769373.vov. Truy cập ngày 12/86/2018.

[12] David Brewster, “Chiến lược quốc phòng Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ -ASEAN,” India Review, Vol. 12, no. 3, 2013, tr. 151.

[13] Tuyên bố tầm nhìn của Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, Association of Southeast Asian Nations, 21/12/2012.

[14] Dr. SubhashKapila, “Chính sách Hướng Đông, Hành động Phía Đông và Đông Nam Á: Động lực hiến lược chính trị,” South Asia Analysis Group, Paper No. 5603, 14/11/2013.

[15] Darshana M. Barua, Hợp tác hải quân Ấn Độ-ASEAN: Một chiến lược quan trọng, Observer Research Foundation, Analysis, 6/7/2013.

[16] Quan hệ ASEAN-Ấn Độ: Mãi là chiếc cốc vơi nửa? Xem tại: http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/6853-quan-he-an-do-asean. Truy cập ngày 12/6/2018.

[17] Phạm Duy Thực, Bước chuyển về nhận thức và hành động của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông, xem tại: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/5216-buoc-chuyen-ve-nhan-thuc-va-hanh-dong-cua-an-do-trong-van-de-bien-dong. Truy cập ngày 26/6/2018.

[18] Phạm Duy Thực, Bước chuyển về nhận thức và hành động của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông.

[19] Tòa án Trọng tài Thường trực, PCA trường hợp 2013-19 trọng tài về vấn đề Biển Đông, 12/7/2016, xem tại: https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/sites/175/2016/07/PH-CN-20160712-Award.pdf. Truy cập ngày 1/8/2016.

[20] Bộ Ngoại giao Ấn Độ, "Tuyên bố về phán quyết của tòa án trọng tài về Biển Đông Theo Phụ lục VII của UNCLOS", 12/7/2016, http://www.mea.gov.in/pressreleases.htm?dtl/27019/Statement+on+Award+of+Arbitral+Tribunal+on+South+China+Sea+Under+Annexure+VII+of+UNCLOS.

[21] Bộ Ngoại giao Ấn Độ, "Tuyên bố về phán quyết của tòa án trọng tài về Biển Đông Theo Phụ lục VII của UNCLOS", 12/7/2016.

[22] LeszekBuszynski, Biển Đông: Dầu, tuyên bố hàng hải và sự cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc, The Washington Quarterly, Vol. 35, 2, 2012, tr. 139-140.

[23]. Joseph ChinyongLiow, Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể cùng nhau làm điều gì trên Biển Đông, Brookings, 10/6/2016.

[24]. David Scott, Sự gia tăng cân bằng của Ấn Độ ở Biển Đông, 2015.

[25] Rajaram Panda, Xu hướng đi lên của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau chuyến thăm của Parikka, The Pioneer, 19/6/2016.

[26]. Bộ Ngoại giao, Tuyên bố chung của chuyến thăm Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ -October 27-28, 2014, Government of India, 28/102014.

[27] Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Ấn Độ thúc đẩy quan hệ quốc phòng, Defence Now.

[28] Ấn Độ - Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, The Economic Times, 17 September 2015.

[29] Bộ Ngoại giao, Họp báo về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ (October 28, 2014), Government of India, 28/10 2014.

[30] Bộ Quốc phòng, Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam, Press Information Bureau, Government of India, 26/5/2015.

[31] Gopal Suri,Việt Nam và Biển Đông, Vivekananda International Foundation, 13 June 2016.

[32]. Parrikar hội đàm với Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, The Indian Express, 6/6/2016.

[33]. DevirupaMitra, Modi đến thăm Việt Nam, đưa Chính sách Hành động phía Đông đến Biển Đông, The Wire, 31/7/2016.

[34]. David Scott,Sự gia tăng cân bằng của Ấn Độ ở Biển Đông, 2015.

[35] Harsh V. Pant, Chiến lược Ấn Độ mở đường ở Việt Nam, Livemint, 15/6/2016.