Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Trời Huế Vào Thu Chưa Em - Huế Và Em | Quang Lê & Như Quỳnh


Quang Lê & Như Quỳnh - Trời Huế Vào Thu Chưa Em (Trịnh Lâm Ngân) & Huế Và Em (Nhật Ngân)
Paris By Night 106 - Lụa

Nhạc Vàng Bolero - Album Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê

Chung vui đêm này cho trọn tình yêu thương
Đẹp tình quê hương, mai tôi về chúng mình đôi đường
Giờ phút phân kỳ, ai lên đường, ai vấn vương?
Mình thương, thương nhau trong đời
Thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi
Xin nhớ anh ơi!
  1. Xin anh giữ trọn tình quê - Duy Khánh
  2. LK Gõ Cữa - Căn Nhà Ngoại Ô/ Mạnh Đình, Băng Tâm
  3. Kỷ niệm mùa hè - Chế Linh
  4. LK Đưa em vào hạ, Bao giờ em quên - Duy Khánh, Khánh Triều
  5. LK Lính - Hoàng Oanh, Duy Khánh
  6. LK Sầu lẽ bóng - Tuấn Vũ,...
  7. Xuân này con về mẹ ở đâu - Quang Lê
  8. LK Tình ca quê hương - Quang Lê, Tường Nguyên
  9. Chuyện giàn thiên lý, Chuyện hoa sim - Mạnh Đình, Đan Nguyên
  10. Những đốm mắt hỏa châu - Hoàng Oanh, Trung Chỉnh
  11. Sao chưa thấy anh về, Nén hương yêu - Như Quỳnh, Trường Vũ
  12. LK Trúc Phương - Duy Khánh, Thanh Thúy, Phương Hồng Quế
  13. LK Chuyện chúng mình, Ngày sau sẽ ra sao - Hoàng Oanh, Trung Chỉnh
  14. Chuyến đò vĩ tuyến - Hoàng Oanh
  15. Đêm buồn tỉnh lẽ - Chế Linh
  16. Vọng gác đêm sương - Chế Linh
  17. Thành phố sau lưng - Đan Nguyên
  18. Tám điệp khúc - Thúy Hà






  • VNDCCH đã công nhận VNCH từ 1973 như thế nào ?

    Gần đây, có sự tranh cãi xung quanh việc VNDCCH (nay là CHXHCN Việt Nam) đã công nhận VNCH hay chưa. Phía chống cộng hải ngoại thì hả hê về phát ngôn của một số giới chức và cựu giới chức Việt Nam về việc thừa nhận quyền quản lý hợp pháp của VNCH với Trường Sa, Hoàng Sa khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và họ suy diễn rằng VNCH là một chính phủ hợp pháp, vì thế, Chiến dịch Mùa Xuân 1975 là “xâm lược” MNVN.


    Ngược lại, những người tự nhận là “cờ đỏ” thì lại ko tiếc lời lăng mạ những người đã nói ra những thông tin đó và cho rằng họ đã “bênh” nguỵ quân, nguỵ quyền.

    Vậy sự thật là như thế nào?

    Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là chỉ có một Quốc gia Việt Nam và chỉ duy nhất Chính phủ VNDCCH là chính phủ hợp pháp, hợp lòng dân, đại diện cho Dân tộc Việt Nam, Qốc gia Việt Nam chống lại thực dân và đế quốc. Trong đó, Pháp là đại diện cho chế độ thực dân kiểu cũ còn Mỹ là đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới, hay còn gọi là chủ nghĩa can thiệp. Các chính phủ “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng hoà” đều chỉ là những con rối, những kẻ tay sai được dựng lên để hợp thức hoá hành động xâm lược và cai trị Việt Nam ta nói chung cũng như MNVN nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh người Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán để rút quân khỏi MNVN, chính phủ VNCH đang hiện hữu cũng cần phải tham dự hội nghị Paris để đảm bảo hiệp định (sau này) được công nhận và thực thi (tránh lặp lại việc Quốc gia Việt Nam mà thừa kế là Việt Nam Cộng hoà đã từ chối thực hiện Hiệp định Geneva 1954 vì họ không ký Hiệp định). Để cân bằng lực lượng, VNDCCH đã yêu cầu hội nghị Paris phải có sự tham dự của MTDTGP MNVN và phía Mỹ và VNCH phải công nhận chính thức Chính phủ của họ (Chính phủ CH MNVN). Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng cả VNCH và CP CHMNVN đều đã được chính thức công nhận tại Hội nghị Paris. Đây là sự thật lịch sử và không có gì phải tranh cãi thêm.

    Tuy nhiên, trong Luật Quốc tế thì có 2 thể loại công nhận chính thức là Công nhận de facto (sự tồn tại thực tế) và Công nhận de jure (phù hợp với pháp luật). Hành vi công nhận của VNDCCH với VNCH tại Hội nghị Paris và trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 là Công nhận de facto chứ không phải là Công nhận de jure. Nghĩa là, chúng ta thừa nhận VNCH là một thực thể tồn tại trên thực tế và đang quản lý một phần lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận dân cư Việt Nam nhưng đây không phải là một chính phủ hợp pháp và không phải là người đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

    Từ sự thật lịch sử này, chúng ta phủ nhận luận điểm của những người chống cộng hải ngoại rằng VNCH là một quốc gia độc lập và rằng VNDCCH xâm lược VNCH. Đây là luận điệu bịp bợm và xảo trá của đám người đã đang tâm bán nước giờ lại muốn vực dậy hồn ma VNCH. Thế nhưng, đáng buồn là một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ yêu nước, mang danh cờ đỏ đã không đủ hiểu biết và bị “dính bả” của đám chống cộng, khi phản bác luận điểm của họ lại phản bác không đúng trọng điểm, phủ nhận sạch trơn diễn biến lịch sử, nói rằng VNDCCH không công nhận VNCH. Như thế cũng là không đúng và hơn thế nữa đã trách oan những người như Tiến sỹ Trần Công Trục. Với tư cách là một đảng viên lâu năm, nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ (trong đó một bộ phận quan trọng là Biên giới biển), Tiến sỹ Trần Công Trục không thể không biết rõ những gì đã và đang diễn ra, ông ta càng không được phép xuyên tạc lịch sử, nhất là khi các tuyên bố của ông ta được đăng công khai và rộng rãi trên báo chính thống. Cái sai là sự hiểu lầm, suy diễn và đặc biệt là sự xuyên tạc của đám chống cộng hải ngoại và dân chủ cuội trong nước.

    Nay, tôi xin đính chính và xác nhận những thông tin sau đây:

    1. VNCH và CH MNVN đã được công nhận tại Hội nghị Paris cũng như trong quá trình thực thi Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, VNDCCH chỉ công nhận de facto (trên thực tế) với VNCH chứ không công nhận de jure (phù hợp với pháp luật). Vì thế, hành vi công nhận này không thể là căn cứ để nói “VNCH là một quốc gia độc lập” và càng không thể là căn cứ để kết luận “VNDCCH xâm lược VNCH”. Sự thực, chỉ có một nước Việt Nam và Dân tộc Việt Nam đã kiên trì đấu tranh hơn 20 năm (1954-1975) bằng cả chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất đất nước. Ngày chúng ta giành toàn thắng về quân sự là 30/4/1975 nhưng ngày chúng ta thống nhất đất nước về chính trị và ngoại giao lại là ngày 25/4/1976 khi toàn dân bầu ra Quốc hội chung của cả 2 miền Nam – Bắc;

    2. VNCH là chính phủ có quyền quản lý Trường Sa và Hoàng Sa từ 1955 đến 1975. Trước đó, VNCH kế thừa từ Quốc gia Việt Nam, sau 30/4/1975, CP CMLT MNVN kế thừa các quần đảo này từ tay VNCH, đến 25/4/1976, CH XHCN Việt Nam lại kế thừa chúng từ tay CP CMLT MNVN. Đây là các căn cứ quan trọng để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa và Hoàng Sa là liên tục và không ngắt quãng. Không thể vì QGVN hay VNCH không còn tồn tại để phủ nhận chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo này (luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc);

    3. Chúng ta luôn phản đối những người xuyên tạc lịch sử, xét lại lịch sử. Nhưng cần trang bị những kiến thức đầy đủ khi luận bàn về một vấn đề nào đó, nhất là những chuyên môn sâu và phức tạp như quan hệ quốc tế, biên giới lãnh thổ, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp biển giữa các quốc gia… Chính vì quá nhiệt tình mà thiếu kiến thức chuyên ngành mà nhiều người đã trách oan các chuyên gia đáng kính của chúng ta. Trong đó, Tiến sỹ Trần Công Trục là một điển hình.

    Nguồn: https://thienhasu2018.com/2018/09/28/vndcch-da-cong-nhan-vnch/

    Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

    Vườn Tao Ngộ - Hoàng Thục Linh & Huỳnh Phi Tiễn | DVD "Một Thuở Học Trò"


    Vườn Tao Ngộ (Nhật Hà) - Hoàng Thục Linh & Huỳnh Phi Tiễn | DVD "Một Thuở Học Trò"

    Những Đốm Mắt Hỏa Châu - Hoàng Oanh, Trung Chỉnh


    Bài hát Những Đốm Mắt Hỏa Châu | Nhạc Sĩ: Hàn Châu | Ca sĩ: Hòang Oanh & Trung Chỉnh | ASIA 66

    Đạo diễn kỳ tài - Hài kịch Hoài Linh


    Hài kịch Đạo Diễn Kỳ Tài chủ yếu xoay quanh câu chuyện của các diễn viên Hoài Linh, Lê Hoàng, Phi Nga và đạo diễn Hữu Lộc.

    Thuốc chữa dứt HIV sắp ra đời?

    Một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV đã vượt qua thử nghiệm giai đoạn 1 và đem lại cho nhóm khoa học gia Mỹ khoản tài trợ 20 triệu USD.

    Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học North Carolina và Hệ thống Y tế quốc gia dành cho trẻ em (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell Reports công trình mà cả thế giới trông đợi: một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn cho người nhiễm HIV. Thử nghiệm giai đoạn 1 đã chứng minh tác dụng và độ an toàn của thuốc này.


    Thuốc chữa HIV mới có thể đánh thức các tế bào HIV “ngủ đông”, dẫn dụ chúng ra khỏi nơi ẩn nấp để rồi bị tiêu diệt hoàn toàn – ảnh: SHUTTERSTOCK.

    Tiến sĩ David Margolis (Đại học North Carolina), một trong các tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết thuốc chữa HIV này là một liệu pháp miễn dịch, tức nó đóng vai trò một kích thích tố hiệu quả giúp hệ miễn dịch cơ thể vùng lên và đánh bại căn bệnh. Liệu pháp miễn dịch đang là hướng đi mới được nhiều nhà khoa học ứng dụng trong các phương pháp điều trị các bệnh nan y khác, ví dụ như ung thư.

    Điểm đặc biệt của thuốc chữa HIV mới này là nó có thể dẫn dụ các tế bào HIV ở dạng “ngủ đông” ra khỏi vị trí ẩn nấp, để rồi bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Với các phương pháp trước đây, tế bào HIV “ngủ đông” dường như là bất khả xâm phạm bởi các thuốc cũ không cách gì tìm kiếm và đánh bại được, dẫn đến việc bệnh nhân không bao giờ thoát khỏi căn bệnh cho dù thuốc có giúp đưa bệnh về trạng thái ổn định.

    Tiến sĩ Margolis cho biết ông và các cộng sự hy vọng có thể tạo ra thêm nhiều “bệnh nhân Berlin” nữa. “Bệnh nhân Berlin” là một người đàn ông Mỹ tên Timothy Brown, người duy nhất được y văn ghi nhận là được chữa khỏi HIV. Ông Brown đồng thời bị ung thư máu và được chữa bằng cách ghép tủy, điều này vô tình kích hoạt hệ miễn dịch của ông và nó đã chiến thắng luôn căn bệnh HIV một cách kỳ diệu.

    Tuy nhiên, sau đó, khi các nhà khoa học nỗ lực lặp lại điều kỳ diệu trên 6 bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, nó không hiệu quả và cả 6 người đã chết trong vòng 1 năm sau khi ghép tủy. Vì thế, thuốc chữa HIV mới này kỳ vọng đưa đến một cách tiếp cận liệu pháp miễn dịch an toàn hơn và trúng đích hơn.

    Ngay sau khi công bố, các nhà khoa học đã lập tức nhận được tài trợ từ hãng dược phẩm GlaxoSmithKline: họ sẽ cung cấp 4 triệu USD/năm trong vòng 5 năm, tức tổng cộng 20 triệu USD để hỗ trợ nhóm nghiên cứu biến ý tưởng thành hiện thực.

    Khoahoc.tv (Theo Người Lao Động)

    Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

    Sách lược Độc Chiếm Biển Đông của TQ đang ảnh hưởng nhiều nước

    Trong 2 năm qua, việc triển khai dự án Con đường Tơ lụa trên Biển của Trung Quốc đã nổi lên thành thách thức quân sự và địa chiến lược trực tiếp đối với Khuôn khổ An ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Security Template) do Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ khởi xướng


    Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc.

    Để ứng phó việc Trung Quốc mưu đồ chia cắt, kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Chiêu thức Trung Quốc sử dụng được học tập từ kinh nghiệm phát triển lực lượng hải quân toàn cầu của thực dân Anh thời trước, bằng việc xây dựng các căn cứ hậu cần dọc những tuyến hàng hải xung yếu (như đang triển khai ở Gwadur - Pakistan, Hambantota -Sri Lanka, Maldives) và tuần tra, kiểm soát thường xuyên các điểm giao thông huyết mạch trên biển.

    Hiện nay, “sách lược độc chiếm Biển Đông” (Full Spectrum Dominance) của Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản,Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines. Trong khi đó, lợi dụng danh nghĩa ban đầu là tham gia tuần tra quốc tế trên Vịnh Aden để ngăn ngừa cướp biển Somalia, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động, bắt đầu triển khai một bộ phận tàu ngầm hạt nhân trên Biển Arab thuộc Ấn Độ Dương. Đồng thời, thông qua các Hành lang Kinh tế đang xây dựng ở Pakistan và Myanmar, Trung Quốc trên thực tế đã có “các Xa lộ cao tốc” dẫn ra Ấn Độ Dương qua phía Bắc Biển Ả-rập và Vịnh Bengal.

    Động cơ, ý đồ sâu xa của Trung Quốc là trở thành cường quốc toàn cầu, tìm kiếm địa vị cân bằng chiến lược với Mỹ, phá vỡ sách lược “xoay trục về Châu Á” của Mỹ và tăng cường sức ép lên Ấn Độ cả về hướng Bắc (qua dãy Himalayah) lẫn hướng Nam (Ấn Độ Dương). Để đối trọng lại âm mưu này, Nhóm bộ Tứ (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) được kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác, phát huy sức mạnh tập thể nhằm kiềm chế Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang tham gia các hoạt động tuần tra FONOPS ở Biển Đông và sắp tới Australia và nhiều nước Tây Âu sẽ nhập cuộc. Cho đến nay, tuy định kỳ hiện diện về hải quân ở Biển Đông song Ấn Độ vẫn e ngại Trung Quốc nên tỏ ra khá dè dặt, chưa muốn tham gia các sáng kiến tuần tra chung trừ phi do Liên Hợp Quốc “bật đèn xanh”. Tuy nhiên với thực lực hiện tại, Ấn Độ khó có thể duy trì ảnh hưởng ở Biển Đông và Ấn Độ Dương nếu không điều chỉnh quan điểm theo hướng chủ động thu hút sự can dự của những nước lớn có đồng lợi ích như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

    CTV