Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Hãy trao cho anh - Sơn Tùng MTP



Lời bài hát

La-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la (yeah, yeah)
La-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la (yeah, yeah)
La-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la-la, la (yeah, yeah)
(Good boy)
Hình bóng ai đó nhẹ nhàng vụt qua nơi đây
Quyến rũ ngây ngất loạn nhịp làm tim mê say
Cuốn lấy áng mây theo cơn sóng xô dập dìu
Nụ cười ngọt ngào cho ta tan vào phút giây miên man quên hết con đường về eh
(Let me know your name)
Chẳng thể tìm thấy lối về eh
(Let me know your name)
Điệu nhạc hòa quyện trong ánh mắt đôi môi
Dẫn lối những bối rối rung động khẽ lên ngôi
(Và rồi khẽ, và rồi khẽ khẽ)
Chạm nhau mang vô vàn
Đắm đuối vấn vương dâng tràn
Lấp kín chốn nhân gian
Làn gió hoá sắc hương mơ màng
Một giây ngang qua đời
Cất tiếng nói không nên lời
Ấm áp đến trao tay ngàn sao trời lòng càng thêm chơi vơi
Dịu êm không gian bừng sáng
Đánh thức muôn hoa mừng
Quấn quít hát ngân nga từng chút níu bước chân em dừng
Bao ý thơ tương tư ngẩn ngơ
Lưu dấu nơi mê cung đẹp thẫn thờ
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh thứ anh đang mong chờ
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy mau làm điều ta muốn vào khoảnh khắc này đê
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao anh trao cho anh đi những yêu thương nồng cháy
Trao anh ái ân nguyên vẹn đong đầy
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
Looking at my Gucci is about that time
We can smoke a blunt and pop a bottle of wine
Now get yourself together and be ready by nine
Cuz we gon' do some things that will shatter your spine
Come one, undone, Snoop Dogg, Son Tung
Long Beach is the city that I come from
So if you want some, get some
Better enough take some, take some
Chạm nhau mang vô vàn
Đắm đuối vấn vương dâng tràn
Lấp kín chốn nhân gian làn
Gió hóa sắc hương mơ màng
Một giây ngang qua đời
Cất tiếng nói không nên lời
Ấm áp đến trao tay ngàn sao trời lòng càng thêm chơi vơi
Dịu êm không gian bừng sáng
Đánh thức muôn hoa mừng
Quấn quít hát ngân nga từng chút níu bước chân em dừng
Bao ý thơ tương tư ngẩn ngơ
Lưu dấu nơi mê cung đẹp thẫn thờ
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh thứ anh đang mong chờ
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy mau làm điều ta muốn vào khoảnh khắc này đê
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao anh trao cho anh đi những yêu thương nồng cháy
Trao anh ái ân nguyên vẹn đong đầy
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
La-la, la-la-la-la-la
Em cho ta ngắm thiên đàng vội vàng qua chốc lát
Như thanh âm chứa bao lời gọi mời trong khúc hát
Liêu xiêu ta xuyến xao rạo rực khát khao trông mong
Dịu dàng lại gần nhau hơn dang tay ôm em vào lòng
Trao đi trao hết đi đừng ngập ngừng che dấu nữa
Quên đi quên hết đi ngại ngùng lại gần thêm chút nữa
Chìm đắm giữa khung trời riêng hai ta như dần hòa quyện mắt nhắm mắt tay đan tay hồn lạc về miền trăng sao
Em cho ta ngắm thiên đàng vội vàng qua chốc lát
Như thanh âm chứa bao lời gọi mời trong khúc hát
Liêu xiêu ta xuyến xao rạo rực khát khao trông mong
Dịu dàng lại gần nhau hơn dang tay ôm em vào lòng
Trao đi trao hết đi đừng ngập ngừng che dấu nữa
Quên đi quên hết đi ngại ngùng lại gần thêm chút nữa
Chìm đắm giữa khung trời riêng hai ta như dần hòa quyện mắt nhắm mắt tay đan tay hồn lạc về miền trăng sao
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Cho anh, cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Cho anh, cho anh, cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Cho anh, cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh
Hãy trao cho anh thứ anh đang mong chờ
Nguồn tin: Musixmatch
Songwriters: LANGHOANG VIET

Tùy duyên – một triết lý sống của đạo Phật


Chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối… Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Trong đạo Phật, tùy duyên là biết chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ.

Có câu chuyện kể rằng, ngày tam phục – mùa mà cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng.

“Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!” Chú tiểu nói.

“Đợi trời mát đã.” Sư phụ vẫy vẫy tay, “Tùy thời”.

Trung thu, Sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống, gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. “Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi”, chú tiểu kêu la.

“Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được.” Sư phụ nói, “Tùy tính”.

Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. “Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!” chú tiểu vừa nhảy vừa la.

“Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu!” Sư phụ nói, “Tùy ngộ”.

Nữa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu vội vã chạy vào phòng thầy: “Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn trôi hết rồi”

“Trôi đến đâu, thì nó sẽ mọc ở đó.” Sư phụ nói, “Tùy duyên”.

Hơn nữa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biên biết, có một số ngốc ngách không hề gieo trồng nhưng vẫn mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng vui sướng.

Sư phụ gật gật đầu: “Tùy hỷ”.

Tùy ngộ, tùy duyên, tùy an, tùy hỷ là 4 trạng thái tiêu biểu cho cuộc sống con người. “Tùy ngộ mà an”, nhiều khi chính thái độ bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.

Người ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên. Thế nhưng đã là nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Và thuận duyên chưa hẳn sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Cuộc sống bất biến, bởi vậy nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Tuỳ duyên không có nghĩa là phó mặc bởi cuộc sống luông có những mối quan hệ tác động qua lại , ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy, trước khi tin vào tùy duyên không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng bởi làm vậy có nghĩa là bạn đã lựa chọn từ bỏ cơ hội của mình. Khi bạn đã chấp nhận “tuỳ duyên” thì việc duyên đến, duyên đi thế nào cũng là kết quả tất yếu cho những gì bạn đã lựa chọn.

Tùy duyên là cách sống chứ không phải chỉ là lý thuyết xuông. Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại.

Bởi vậy, thay vì thay đổi nhân duyên mà mình không hài lòng, bạn hay cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì bạn sẽ không còn coi trọng những giá trị bên ngoài.

Nhân duyên nào cũng được cả bởi biết đâu được những thất bại của bạn lại là sự may mắn tuyệt vời.

Theo VNMEDIA

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Hài Kịch “Ăn Trộm” Hoài Linh, Trường Giang, Chí Tài



Hài Kịch "Ăn Trộm" Hoài Linh, Chí Tài, Trường Giang trích từ Hát Trên Quê Hương 3 của trung tâm Quang Lê

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Giai thoại về những lời sấm truyền linh ứng trong lịch sử Việt Nam

Thông qua những câu sấm truyền, nhiều nhân vật kỳ tài trong lịch sử Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ.



Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước

Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.

Lời sấm truyền linh ứng sau 200 năm của ông về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau:

Pháp khí xuất hiện
Thập khẩu đồng chung
Tính Lý hưng long
Tam phẩm thành công


Dịch ra tiếng Việt:

Hiện ra pháp khí
Mười khẩu chuông đồng
Họ Lý hưng long
Ba phẩm thành công


Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.

Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.

Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh (968 – 980) cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974:

Đỗ Thích giết hai Đinh
Nhà Lê sinh thánh minh


6 năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống.

Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý

Thiền sư La Quý (852 – 936) là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ:

Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh


Dịch là:

Đại sơn đầu rồng ngửng
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên


Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”. Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.

Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh

Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:

Thọ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình


Dịch là:

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình


Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu.

Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền.

Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.

Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên…

Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.

Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu “Miên thọ hiện long hình” (Bông gạo hiện long hình), câu thứ 4 trong bài kệ năm 936 của ông.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tiên tri số một

Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông cũng được coi là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam với nhiều câu sấm được để lại và tập hợp trong Sấm Trạng Trình. Tác phẩm này đưa ra những lời tiên tri trong chiều dài nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn được tìm hiểu và luận giải.

Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong thế kỷ 20, theo các nhà nghiên cứu đã được Sấm Trạng Trình dự báo trước đó 5 thế kỷ.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu:

Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long


Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.

Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hang vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tiên tri trong câu:

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết Hoa tàn
Trực đáo Dương đầu Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An


Câu 1, “cửu cửu” bằng 81 năm, khoảng thời gian từ khi triều đình Huế ký vào văn bản Hòa ước đầu hàng thực dân Pháp cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, theo “càn khôn dĩ định” hay quy luật đất trời.

Câu 2, “thanh minh thời tiết” là thời điểm tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rơi vào tháng 3 Âm lịch, “hoa tàn” là sự thất bại của người Pháp (thời Nguyễn Bỉnh Khiêm thượng gọi ngoại quốc là Hoa Lang”.

Câu 3, “trực đáo” là thẳng tiến, “dương đầu” là đầu năm con dê 1955, “mã vĩ”, là cuối năm con ngựa 1954.

Câu 4, toàn câu có nghĩa rất rõ ràng: tám vạn quân Cụ Hồ tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tên gọi cũ là Tràng An).

Ngoài các sự kiện lịch sử, thời khắc “trở lại” của Trạng Trình cũng được ông ghi rõ trong câu sấm truyền:

Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về


Đúng như lời sấm, vào năm 1991, tròn 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thuỷ lợi. Cùng lúc ấy có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của ông sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng Trình được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của ông được tổ chức long trọng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám…

Theo KIẾN THỨC

Chúa Nguyễn đã xây dựng đàn voi chiến hùng mạnh như thế nào?

Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng và có phần tàn nhẫn.



Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.

Ngoài pháo binh, voi chiến là nỗi khiếp sợ của quân sĩ phía Bắc. Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng và có phần tàn nhẫn.

Voi chiến Đàng Trong

Voi chiến thời chúa Nguyễn có nhiều cách gọi khác nhau như: Con voi, Tàu voi, Mục tượng, Tượng khố, Thớt voi,… Trong phiên chế quân đội, voi chiến có vai trò quyết định trong các trận kịch chiến đánh giáp lá cà. Lực lượng voi chiến được tuyển lựa qua nhiều con đường khác nhau.

Ngoài số lượng voi được nuôi (không nhiều), số còn lại là chiến lợi phẩm thu được từ chiến tranh (với các nước láng giềng), một số khác là cống phẩm nhận được từ các nước lân bang và một số lượng khá lớn thông quan con đường mua bán, trao đổi với các dân tộc ít người trong và ngoài nước.

Một thương nhân người Hà Lan trong quá trình buôn bán ở Đàng trong thế kỷ XVII cho biết số lượng voi chiến thời chúa Nguyễn năm 1642 là 600 con. Với số voi chiến khiêm tốn này, các chúa Nguyễn đóng vai trò như một thủ lĩnh quân sự hơn là một lãnh tụ thiên về chính trị, họ cũng các tướng lĩnh đã dồn hết tâm sức cho việc huấn luyện, tuyển chọn voi chiến, từ đó tìm ra được những “thần tượng” cho cuộc chiến tranh triền miên giữa hai miền.

Tuyển chọn voi chiến

Các tài liệu lịch sử cho thấy chúa Nguyễn Phúc Chu đã trực tiếp tham gia quá trình thao diễn lựa chọn voi chiến sung vào quân đội. Chúa ngồi trên một con voi cao lớn nhất, xung quanh có lĩnh bảo vệ. Ở phía Tây có mười con voi, trên lưng mỗi con đặt một cỗ yên, hình cái hộc, trong đó lại có 3 lính cầm vũ khí và một lính cầm câu liêm ngồi trên ngà voi.

Phía Đông huy động 500 quân cầm vũ khí các loại và đuốc châm lửa. Lực lượng quân này đứng cách đàn voi chừng 1.000 bước. Khi cờ lệnh phất lên, ba quân cùng múa đao thương nhằm thẳng đàn voi mà xông tới, lúc này đàn voi vẫn đứng yên.

Sau khi dàn trống được đánh lên, những binh sĩ cầm câu liêm bổ vào đầu voi, bầy voi chạy thẳng về phía trước dượt đuổi những binh sĩ đang tấn công. Tuy nhiên, để tránh thương vong về người, các binh sĩ này đã dùng các người bằng rơm để dụ voi chiến ở một khoảng cách an toàn. Khi đã chạy sát hình nhân bằng rơm, voi dùng vòi quấn và siết mạnh, hạ gục đối thủ.

Trong lúc đó, voi nào chạy chậm sẽ bị binh sĩ dùng thương đâm, búa bổ vào người đến nỗi máu chảy, da đứt, nhiều con voi vì quá mệt và bị tấn công dữ dội đã ngã gục tại trận. Quá trình này giúp chúa Nguyễn tìm ra những thớt voi đủ sức mạnh và can đảm tham gia chiến trận, đồng thời loại bỏ những voi chưa đáp ứng yêu cầu.

Sau khi chọn lựa được các voi chiến phù hợp, những tướng lĩnh và voi vượt qua thử thách đều được thưởng. Trong khi diễn tập, mỗi voi đều có 50 lính trông coi.

Việc huấn luyện và tuyển chọn voi chiến của chúa Nguyễn để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các tướng lĩnh và triều đại sau. Cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung sở hữu 300 voi chiến đặt dưới quyền của nữ tướng Bùi Thị Xuân đã làm cho quân đội của Nguyễn Ánh nhiều phen hồi xiêu phách lạc. Đội tượng binh này mạnh đến mức Nguyễn Ánh phải đặt lệ thưởng 50 quan tiền và thăng một bậc quan nếu ai giết được một voi chiến của quân Tây Sơn.

Vai trò của voi chiến

Trong chiến trận, voi được sử dụng voi chiến như một pháo đài di động. Trên lưng voi, từ gác canh nhỏ, người lĩnh có thể quan sát được đối thủ di chuyển và tấn công như thế nào. Tại đây, binh sĩ có cung tên, súng hỏa mai, thậm chí đại bác cỡ nhỏ, voi chiến thừa sức khỏe để làm những việc này.

Trong một số trường hợp, người ta còn chứng kiến, một con voi sử dụng ngà để nâng một khẩu trọng pháo, một con khác cùng lúc hạ thủy cả 10 chiếc thuyền nhỏ.

Trong bảy lần chiến tranh (từ năm 1627 đến năm 1672), quân đội Đàng Trong đã 6 lần đẩy lùi sự xâm lấn của vua Lê, chúa Trịnh, để rồi cuối cùng phải giảng hòa, chọn sông Gianh phân đôi đất nước. Trong trận chiến thứ bảy năm 1672, chúa Nguyễn sử dụng voi chiến uy hiếp đối thủ, buộc quân Trịnh phải lui binh.

Khi hai quân đã áp sát nhau, chỉ còn cách dòng sông trước mắt, tướng Đàng Trong cho người đưa đoàn voi chiến gồm 60 con cùng binh lính khí giới chỉnh tề hành quân chậm rãi từ cửa Đông Bắc, sau đó đi vào cửa Tây Nam rồi vòng lại từ giờ Thìn đến giờ Ngọ. Quân Đàng Ngoài thấy voi đi ra mà không đi vào sinh nghi và dự đoán số voi của đối phương lên đến 5000-6000 nên không dám vượt sông.

Để phá tan sự ngờ vực này, tướng nhà Trịnh là Lê Thì Hiến cử sứ giả sang bờ Nam sông rò xét nội tình chúa Nguyễn. Đến bờ Nam nhận được câu trả lời số voi mà họ thấy chỉ là một phần số voi chiến của chúa Nguyễn đang đi dạo chơi mà thôi.

Số phận voi chiến trong thời bình

Sau cuộc chiến bất phân thắng bại với Đàng Ngoài, giữ được đất đai, dân cư, voi chiến của các chúa Nguyễn được nhàn hạ hơn. Ngoài các cuộc diễn tập quân sự hàng năm, số lượng voi chiến từng được tuyển lựa kỹ lưỡng được chúa Nguyễn bày ra trò cho voi chiến đấu với cọp (hổ quyền) làm thú vui.

Đỉnh điểm, vào năm 1750, chúa Nguyễn và các quan cùng đến cồn Dã Viên ở Huế (bên bờ sông Hương) để xem voi đấu với cọp. Trong trận tử chiến này, chỉ khi trải qua 40 trận chiến đấu và 18 con cọp bỏ mạng trên đấu trường, cuộc chiến mới dừng lại. Điều này càng khẳng định thêm sự dũng mãnh và sức mạnh vô địch của voi chiến.

Theo HELINO

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Những tiết lộ mới về chiến dịch đánh quân Thanh của hoàng đế Quang Trung

Những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng Quang Trung – Nguyễn Huệ


Những điều này nằm trong cuốn Việt – Thanh chiến dịch của tiến sĩ Nguyễn Duy Chính được Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành năm 2016.

Lâu nay, Phong trào Tây Sơn lịch sử chúng ta đã viết khá nhiều. Đặc biệt là chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi Việt Nam năm Kỷ Dậu 1789, một chiến thắng đã khiến cho kẻ thù e sợ.

Nhiều điều chưa biết

Thế nhưng, những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng nầy.

Những câu hỏi như quân đội Tây Sơn gồm những ai? Làm thế nào để Tây Sơn có một đội thủy quân mạnh? Các vị tướng của Quang Trung như các Đô đốc Lộc, Thủ, Tuyết, Thái sư Bảo… vì sao không có tiểu sử? Cách tiến quân thần tốc của Tây Sơn? Các phương tiện vận chuyển, vũ khí sử dụng, lương thực mang theo của quân Tây Sơn… vẫn chưa có lời giải thích hợp lý.

Và hầu hết những điều này được giải thích rõ hơn trong Việt – Thanh chiến dịch.

Việt – Thanh chiến dịch cho người đọc biết lực lượng của Tây Sơn là “đa tạp không thuần nhất” bao gồm “binh sĩ các vùng Thuận Hóa và Quảng Nam ở Đàng Trong, trong đó có một số đông người Thượng và người Hoa”.

Để bảo đảm đội binh nầy chiến đấu tốt và tuân lệnh chỉ huy tuyệt đối, Tây Sơn đã “áp dụng kỷ luật thép”.

Trước khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã công bố một sắc lệnh nói rõ rằng “nếu một sĩ quan hay binh lính nào phạm tội gì, các quan văn võ sẽ họp lại để xử họ và nếu họ đáng bị xử tử họ sẽ bị kết án tử hình”, đặc biệt là trường hợp “trốn bổn phận” sẽ bị “xử tử tức thì”.

Quân Tây Sơn sử dụng màu đỏ tía trong áo mặc và chỏm mũ. Quân đội gồm có bộ binh, tượng binh, thượng binh, thủy binh. Bộ binh chủ yếu là “thân binh Thuận Quảng” trang bị tối tân, rất kỷ luật gồm người Thuận Hóa, Quảng Nam, người Thượng và người Hoa.

Thượng binh hầu hết là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Tượng binh đội binh quan trọng nhứt của Tây Sơn dùng để chở đại bác loại nhỏ, vũ khí, lương thực cũng do người dân tộc thiểu số điều khiển. Thủy binh bao gồm các ngư dân nghèo sống ven biển và hải khấu người Hoa.

“Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ (Quang Trung) được gọi là Đại Ca Việt Nam…”.

Đây là lực lượng đông đảo gồm hàng ngàn chiến thuyền, hàng vạn chiến binh có sẵn và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có lệnh.

Đủ loại vũ khí

Ngay khi mới khởi nghĩa, Tây Sơn đã sử dụng thương nhân Hoa kiều là Tập Đình và Lý Tài chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân.

Sử nhà Nguyễn chép “Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng, giấy bạc vào cổ, để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiến xung, quan quân không thể chống được…”.

Một nhân vật được đề cập là Trần Thiêm Bảo. Nguyên Bảo làm nghề đánh cá ở Liêm Châu, Quảng Đông cùng vợ và hai con trai. Năm 1780 thuyền bị bão trôi dạt xuống phương Nam nên ở luôn tại khu vực gần Thăng Long.

Năm 1783, Bảo tham gia Tây Sơn và được phong chức Tổng binh, sau có nhiều công trạng được phong làm Bảo Đức Hầu, dưới tay có sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200 người Việt.

Bảo còn chiêu tập được tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển Đông và vịnh Bắc Việt xây dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thủy binh đáng kể.

Về vũ khí, Tây Sơn có đủ loại vũ khí từ dao mác bình thường, trong đó có loại đao dài, lưỡi đao dài bằng cán đao (có lẽ là một loại mác ngày nay vẫn còn được dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng), súng, hỏa hổ, hỏa cẩu, hỏa long (các loại súng phun lửa), đại bác, tiểu pháo và thuốc nổ.

Trong số nầy, hỏa hổ là loại vũ khí đặc trưng của Tây Sơn. Nguyễn Huy Túc, trong một tờ biểu đã miêu tả hỏa hổ:

“Tháng sáu năm thứ 51 (Bính Ngọ 1786), Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hỏa pháo nhưng không nhiều”.

Trong 10 điều quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị cũng ghi nhận: “Người An Nam có một loại võ khí đặc biệt gọi là hỏa tiễn. Họ dùng một loại súng có nòng dài chừng hai tấc rưỡi. Họ nhồi thuốc súng chia thành ba phần, sau đó dùng cây thụt phần thứ nhất và phần thứ hai riêng rẽ xuống nòng súng, đóng chặt mỗi phần vài trăm lần.

Phần thuốc nổ còn lại nhét vào đầu bằng sắt của một mũi tên cắm vào nòng súng. Bước kế tiếp là nhét một sợi tre khô vào trong hộp súng có dây dẫn lửa nối vào. Khi bùi nhùi được đốt lên, mũi tên bén lửa và bay ra. Mục tiêu của chúng là đốt cháy quần áo các ngươi…

Một loại võ khí đặc biệt khác của người An Nam là hỏa cẩu. Đó là một khối kim khí rỗng ruột nhét đầy thuốc súng và miểng sắt cùng lưu huỳnh, trên đầu có ngòi truyền ra. Lính của chúng sẽ đốt ngòi nổ và ném về phía ta, nếu thấy hỏa cẩu thì chỉ cần né tránh là không việc gì cả”.

Theo miêu tả, hỏa cẩu có thể là một dạng lựu đạn!

Lương thực là bánh tráng

Việt Thanh chiến dịch cũng cho biết lương thực của quân Tây Sơn mang theo khi tham gia chiến dịch là “bánh tráng” (có thể có cả bánh tét nữa).

Và quân được điều động, chỉ huy bằng tiếng trống, do đó mà khi Tây Sơn ra Bắc đã “cấm dân đánh trống”. Tiếng trống ở miền Bắc chỉ được nổi lên khi quân Thanh tiến vào Thăng Long!

Trong các trận đánh tiến vào Thăng Long năm Kỷ Dậu 1789 của Quang Trung cũng không “suôn sẻ” như sử ta kể lâu nay.

Cái tài của Quang Trung là đã thấy trước việc quân Thanh sẽ vào nước ta từ sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt.

Và khi quân địch ồn ào kéo vào nước ta thì ông khéo léo dụ địch bằng cách “giả bộ thua” và còn tương kế tựu kế nhiều lần “gởi thơ nhận tội” để địch tưởng rằng chỉ một hai trận nữa là diệt được Tây Sơn.

Trong khi đó thì ông âm thầm chuẩn bị thế trận. Tình hình quân Thanh ở Thăng Long thì Quang Trung nắm rõ như lòng bàn tay.

Trong một báo cáo, Trần Nguyên Nhiếp, một đô ty trong quân Tôn Sĩ Nghị ghi lại: “Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào đại doanh thám thính hư thực… Những nơi chứa lương hướng, hỏa khí của ta đều có tai mắt của giặc”.

Bắt đầu tấn công vào ngày 29 tháng chạp (24-1-1789), ngày 30 tháng chạp Tây Sơn vượt sông Giản Thủy đánh tan quân nhà Lê Hoàng Phùng Nghĩa rồi thẳng tiến hướng về Thăng Long.

Ngày mùng 3 tháng giêng, vua Quang Trung tự mình đốc chiến và đánh suốt ngày mới diệt được Hà Hồi, thiệt hại cũng lớn.

Ngày mùng 5 tháng giêng trận Ngọc Hồi cũng diễn ra ác liệt, theo tài liệu của Hội truyền giáo Bắc Hà, “Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy”.

Trần Nguyên Nhiếp viết: “Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hỏa cẩu vào mọi nơi để đốt người”.

Còn trong trận Đống Đa do Sầm Nghi Đống và toán quân Miêu rất thiện chiến chống giữ rất hăng nhưng cũng không ngăn được đà tiến quân. Và cũng trong ngày mùng 5, Thăng Long bị “các cánh tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt kéo vây” khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy.

Trần Nguyên Nhiếp ghi: “Đến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia”.

Nguyễn Duy Chính đã bỏ ra 10 năm để nghiên cứu tài liệu về Tây Sơn và vua Quang Trung. Ông sử dụng tài liệu ở nước ngoài bằng Hoa, Pháp và Anh văn phối hợp cùng các tài liệu hoặc những phát hiện của người trong nước để xác định còn rất nhiều điều về thời đại nầy chưa được nói rõ ràng.

Theo TUỔI TRẺ ONLINE

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Tiền của Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trong quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng quốc tế. Vậy tại sao nó lại gây ra nợ nần và tranh luận?
Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không? Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ. Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Những dự án này là một phần của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), phương tiện chính của Trung Quốc để thúc đẩy sự phát triển cả trong và ngoài nước. Thông qua các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, mục đích của Bắc Kinh là kết nối tốt hơn Trung Quốc với các phần khác của thế giới và để tăng cường giao thương dọc con đường này. 5 năm sau khi Tập Cận Bình công bố các kế hoạch của mình về BRI, Trung Quốc đã chi khoảng 25 tỷ USD cho những dự án cơ sở hạ tầng liên quan. Nhưng các nước được lợi từ các khoản đầu tư của Trung Quốc ở mức độ nào? Theo báo cáo tháng 3/2018 của Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD), ít nhất 8 nước có nguy cơ vỡ nợ bởi các khoản cho vay liên quan đến BRI của Trung Quốc. Những người chỉ trích sợ rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản vay để tạo sự phụ thuộc và gia tăng ảnh hưởng chính trị. "Ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc Nguyên cố vấn Chính phủ Mỹ và Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua Paul Haenle tóm tắt nội dung chỉ trích: "Một số người tin rằng Trung Quốc đang thực hiện "ngoại giao bẫy nợ" thông qua BRI, khiến các nước đang phát triển phải phụ thuộc vào các khoản nợ và sau đó chuyển sự phụ thuộc đó thành ảnh hưởng địa chính trị". Haelen giải thích: "Những lo ngại đặc biệt xung quanh các hành động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan và Malaysia đang là trọng tâm của các cuộc tranh luận về bẫy nợ. Trung Quốc giành được quyền điều hành 99 năm cảng Hambantota ở phía Nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án đã tăng vượt khỏi tầm kiểm soát buộc Colombo phải từ bỏ quyền kiểm soát cảng để đối lấy gói cứu trợ của Trung Quốc". Tìm kiếm giải pháp thay thế việc thanh toán khi các nước không đủ khả năng trả nợ không phải là một cách làm mới đối với Trung Quốc. Báo cáo của CDG cho biết hồi năm 2011, có tin Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158 km² lãnh thổ tranh chấp. Nhưng theo Haenle, năm 2018, “luận cứ bẫy nợ đã giành được sự tin cậy hơn sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed đã hủy bỏ các dự án BRI trị giá 23 tỷ USD và cảnh báo đừng trở thành con mồi của ‘một phiên bản chủ nghĩa thực dân Trung Quốc’”. Một số nước phương Tây đã nhanh chóng ủng hộ quan điểm này. Ngoại trưởng Mỹ thời đó Rex Tillerson đã cảnh báo về cách tiếp cận phát triển của Trung Quốc trong bài diễn văn tại Đại học George Mason ở Virginia. Theo Tillerson, chiến lược của Trung Quốc "khuyến khích sự phụ thuộc bằng việc sử dụng các hợp đồng mập mờ, các thông lệ cho vay kiểu chiếm đoạt, và các thỏa thuận tham nhũng khiến các nước này mắc nợ và buộc phải cắt giảm chủ quyền, tước bỏ khả năng phát triển lâu dài và ổn định của họ". Frans-Paul van der Putten đã theo dõi Trung Quốc trong 12 năm, hiện làm việc tại Clingendael, tổ chức tư vấn chiến lược về quan hệ quốc tế Hà Lan. Ông cho rằng việc tạo ra các khoản nợ giữa các đối tác trong BRI là một chiến lược có chủ ý và được xem xét đầy đủ của Trung Quốc, với mục đích đổi nợ lấy tài nguyên hoặc hỗ trợ ngoại giao sau này là không có khả năng. Nhưng Bắc Kinh cũng hầu như không làm gì để ngăn điều này xảy ra. Điều này phù hợp với cách tiếp cận luôn thực dụng của Trung Quốc, theo van der Putten: "Việc các nước này có trả được nợ hay không thực sự không phải là vấn đề, bởi nếu họ không thể, chúng ta sẽ tìm cách khác để thu lợi". Trung Quốc không sợ sử dụng các khoản nợ làm đòn bẩy và các thỏa thuận của nước này với những nước mắc nợ đều không theo thể thức và được tiến hành theo từng trường hợp. Trung Quốc luôn thắng Với ý tưởng "hợp tác cùng thắng", Bắc Kinh luôn giành được gì đó từ khoản tài trợ của mình. Nếu đòn bẩy chính trị chỉ là một tác dụng phụ hữu ích, thì Trung Quốc sẽ phải giành được gì từ hàng tỷ USD nước này chi cho cơ sở hạ tầng nước ngoài? Mô hình phát triển của Trung Quốc dựa vào thương mại. Cơ sở hạ tầng tốt hơn có nghĩa là tăng cường thương mại, thúc đẩy sự phát triển. BRI nhằm kết nối và phát triển các khu vực phía Tây của Trung Quốc, nhưng cũng hướng tới phát triển các thị trường khác thành các lợi thế của mình. Phương Tây đã đạt tới tiềm năng phát triển và sẽ không mua thêm gì từ Trung Quốc. Nhưng châu Phi, với dân số lớn, trẻ và đang gia tăng, là lục địa có tiềm năng phát triển thực sự. Bằng việc thúc đẩy phát triển ở các nước châu Phi, Trung Quốc muốn phát triển và mở một thị trường mới ở lục địa này. Hơn nữa, theo lời giải thích của van der Putten, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là "khoản đầu tư vào quan hệ tốt hơn giữa Chính phủ Trung Quốc và chính phủ của nước tiếp nhận. Cho vay là một lợi thế ngoại giao, bởi nó thắt chặt các quan hệ với một nước cụ thể. Đó là một thu hoạch của Trung Quốc mà không thể thể hiện bằng tiền". Cái có thể được thể hiện bằng tiền là công việc mà Trung Quốc cung cấp cho các công ty xây dựng của mình thông qua các dự án BRI. Ngân hàng chính sách Trung Quốc thường cung cấp tiền cho một dự án cụ thể tại nước vay nợ với điều kiện các công ty Trung Quốc thực hiện dự án. Van der Putten giải thích: "Vì vậy, đa phần các dòng tiền chảy từ các ngân hàng chính sách Trung Quốc tới các công ty xây dựng của Trung Quốc. Đường sắt đang được xây dựng, đường cao tốc đang được xây dựng. Có lẽ nó sẽ không bao giờ được sử dụng, nhưng các công ty xây dựng này đã đạt được mục tiêu của mình". Lấp đầy khoảng trống cơ sở hạ tầng Nhưng Trung Quốc được lợi không nghiễm nhiên có nghĩa là các nước tiếp nhận không thu được gì. Các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc đang đáp ứng nhu cầu cần thiết - Ngân hàng phát triển châu Á ước tính rằng chỉ riêng châu Á cần khoảng 26.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho tới năm 2030 để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp là một trong những khó khăn lớn nhất đối với sự tăng tưởng và phát triển ở châu Phi và Mỹ Latinh. Vì vậy, theo Haenle, việc BRI tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng có thể đi đến "tình huống rõ ràng 'hai bên cùng thắng'". Haenle lập luận: "Đầu tư cơ sở hạ tầng hay thúc đẩy liên kết toàn cầu trong thế giới phát triển vốn chẳng có gì sai". Theo Marina Rudyak, người đã làm việc trong lĩnh vực phát triển trong nhiều năm và hiện đang hoàn thành luận án tiến sĩ về sự hợp tác phát triển Trung Quốc tại Đại học Heidelberg (Đức), có một "khoảng cách rất lớn giữa số tiền cần có để phát triển và số tiền hiện có, nhất là trong cơ sở hạ tầng",. Các tổ chức đa phương và các nhà tài trợ hiện nay không thể tài trợ tất cả những dự án phát triển cần thiết do đó vẫn còn nhiều không gian cho Trung Quốc bên cạnh các nhà tài trợ truyền thống. "Đó không phải vấn đề về tiền của Mỹ hay Trung Quốc, tiền của EU hay Trung Quốc. Châu Phi cần tất cả". Van der Putten giải thích rằng các ngân hàng phát triển quốc tế, như Ngân hàng phát triển châu Phi và Ngân hàng Thế giới, đã giới hạn các khoản tài trợ sẵn có. Điều này không đủ để tài trợ cho tất cả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Các ngân hàng thương mại phương Tây không thể cung cấp các khoản cho vay rủi ro kể từ sau khủng hoảng kinh tế. Van der Putten nói: "Vai trò của Trung Quốc là rất quan trọng bởi họ không chỉ là một nguồn tài chính thay thế, mà còn là một nguồn tài chính thực sự lớn". Các ngân hàng phát triển của Trung Quốc, như Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim), cung cấp tài chính cho dự án dựa vào mức giá bình thường. Van der Putten nhấn mạnh: "Đây không phải là viện trợ phát triển", nhưng nó có một số đặc điểm của viện trợ phát triển. "Có những khoản vay rủi ro cho các nước đang phát triển, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng của họ". Mô hình cho vay của Trung Quốc Tiền của Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trong quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng quốc tế. Vậy tại sao nó lại gây ra nợ nần và tranh luận? Lý do là hầu hết quỹ tài trợ BRI đang dựa vào các cấu trúc quan hệ giữa hai nhà nước. Điều này có thể tạo ra các thách thức về khoản nợ chính phủ với các tác động có thể có đối với các mối quan hệ song phương. Các khoản nợ thường được thực hiện theo các tiêu chuẩn được quyết định bởi các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế hay các cơ chế đa phương như Câu lạc bộ Paris. Nhưng Trung Quốc không phải là thành viên của Câu lạc bộ Paris, vì vậy nước này không cần thông báo cho các thành viên về các hoạt động tín dụng của mình và không phải theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Báo cáo của CDG kết luận: "Không có một khuôn khổ đa phương chỉ dẫn hay khuôn khổ khác để xác định cách tiếp cận của Trung Quốc với các vấn đề về tình bền vững của các khoản nợ, chúng ta chỉ có bằng chứng có tính giai thoại về các hoạt động đặc biệt mà Trung Quốc thực hiện làm cơ sở để mô tả cách tiếp cận chính sách của quốc gia". Theo giải thích của Scott Morris, một trong những tác giả của báo cáo CDG về nợ ở các nước BRI, thay vì các tiêu chuẩn phổ quát, "Trung Quốc nói chung tuân thủ luật địa phương khi cho vay để thực hiện các dự án phát triển. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn cao khi luật địa phương mạnh và tiêu chuẩn rất thấp khi luật yếu". Sự khác nhau với các khoản vay từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới là những tổ chức này đánh giá luật địa phương và sẽ áp đặt sự bảo hộ của mình nếu luật địa phương quá yếu. Morris cho biết Trung Quốc bỏ lại trách nhiệm này cho các chính phủ đối tác và "tuân thủ theo luật địa phương". Ông bổ sung thêm: "Trung Quốc cũng không nhạy cảm với các vấn đề về tình bền vững của nợ, vì thế các điều khoản cho vay không hoàn toàn phù hợp với các rủi ro nợ của quốc gia. Vì thế, việc các nước tiếp nhận được lợi từ các khoản vay của Bắc Kinh đến mức độ nào phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chuẩn của riêng họ”. Cái giá Bắc Kinh phải trả Trung Quốc cũng phải trả giá cho các vấn đề nợ ở các nước trong BRI. Trong các năm 2000-2014, Bắc Kinh chi 13 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến nợ. Về vấn đề nợ khó đòi, Trung Quốc giảm rủi ro bằng việc mở rộng các điều khoản cho vay. Theo Morris, Trung Quốc cũng chịu rủi ro đáng kể khi những bên cho vay không được trả nợ. Morris nói: mặc dù "nợ là yếu tố cần thiết cho đầu tư cơ sở hạ tầng, số lượng lớn các khoản nợ gây rủi ro lớn và cần quản lý cẩn thận bởi những người cho vay và những người đi vay”. Rudyak cho biết rằng điều quan trọng nhất là sự chỉ trích quốc tế cũng đang tạo một "vấn đề lớn ở Trung Quốc". "Công luận Trung Quốc chỉ trích gay gắt khoản viện trợ và các khoản cho vay của Trung Quốc". Trung Quốc không những không thu lại được tiền mà còn chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc hỏi tại sao Bắc Kinh không chi số tiền này cho người nghèo ở trong nước. Trung Quốc và các khoản cho vay đa phương Trong một khuôn khổ đa phương, Trung Quốc đang hoạt động theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Theo Rubyak, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) "hoàn toàn" đáp ứng được các quy định trong hệ thống Bretoon Woods. "Nếu bạn nhìn vào công việc thực tế họ đang làm, ngoại trừ nó được người Trung Quốc thành lập hoặc đề xuất và được đặt ở Bắc Kinh, bên cạnh tất cả các ngân hàng chính sách khác của Trung Quốc, nó là một ngân hàng đa phương bình thường và nhàm chán”. AIIB lưu thông số tiền ít hơn rất nhiều so với các ngân hàng chính sách khác của Trung Quốc, như Ngân hàng phát triển Trung Quốc hay Ngân hàng Exim Trung Quốc. Một số người chỉ trích khẳng định rằng Trung Quốc muốn xây dựng một hệ thống riêng bên cạnh trật tự thống trị hiện nay hoặc các thể chế Bretton Wooods như Ngân hàng Thế giới và IMF. Với những ngân hàng chính sách của mình, Bắc Kinh có thể tránh được hạn chế của trật tự hiện nay, các tiêu chuẩn và quy chế mà liên quan chặt chẽ đến trật tự đó. Van der Putten không nghĩ Trung Quốc muốn thay thế Ngân hàng Thế giới. Ông nói: "Khi nói tới tài trợ phát triển và tài trợ cơ sở hạ tầng, Trung Quốc chỉ sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn". Nhưng Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng cho vay đang ngày một tăng để tăng cường sức ảnh hưởng trong Ngân hàng Thế giới. Haenke nói: "Dĩ nhiên Trung Quốc cũng sẽ tìm cách có được tầm vóc và ảnh hưởng toàn cầu tương xứng với sức mạnh của nước này". Trong các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Bắc Kinh vẫn không có mức độ ảnh hưởng như họ mong muốn. "Bắc Kinh đang đảm nhận vai trò lãnh đạo lớn hơn trong các tổ chức Bretton Woods và Liên hợp quốc, nhưng cũng thành lập các tổ chức riêng mà nước này cho rằng thích nghi tốt hơn với thực tế ngày nay". Quan điểm này được chia sẻ ngày càng nhiều bởi các nhà lãnh đạo thế giới. Trong khi kêu gọi nỗ lực hiện đại hóa các tổ chức để phản ánh cán cân quyền lực hiện nay thay vì tạo ra những cái mới, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói gián tiếp tới Trung Quốc. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 1/2019, Angela Merkel nói: "Từ phía chúng ta, bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây, chúng ta nên sẵn sàng xem xét các tổ chức đã có và nhìn nhận cán cân quyền lực được phản ánh một cách thực tế với các tổ chức đó. Chúng ta phải chấp nhận các thực tế và cải cách mới và một cách tiếp cận mới sẽ làm yên lòng những ai đang ngờ vực về hệ thống quốc tế". Bằng việc thành lập các tổ chức mới, Haenle tin rằng "Trung Quốc không muốn phá hủy trật tự quốc tế, nước này muốn khôi phục nó. Tôi có một người bạn Trung Quốc so sánh quan điểm của Bắc Kinh về trật tự quốc tế với các đền thờ. Họ muốn xây những đền thờ mới, sửa chữa những đền thờ cũ, nhưng họ không muốn dỡ bỏ bất kỳ đền thờ nào". Sẽ không hợp lý khi Trung Quốc muốn lật đổ trật tự quốc tế, vì "Trung Quốc là một trong những nước được lợi nhất từ trật tự toàn cầu trong 4 thập kỷ qua". Các mục đích và chính trị Theo Rudyak, các tổ chức Bretton Woods "đang phản ánh những gì sau năm 1945 và thế giới đã thay đổi. Nhưng hiện nay tất nhiên khó khăn với cải cách là việc nhiều nước, muốn có tiếng nói lớn hơn, không phải các nền dân chủ tự do". Morris và các đồng tác giả khẳng định rằng Bắc Kinh nên đa phướng hóa BRI để tổ chức lại những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong tài trợ phát triển quốc tế và giảm thiểu các vấn đề nợ. Theo lời Morris: "Trung Quốc đánh giá cao sự can dự của mình với các tổ chức đa phương bởi đây là mối quan hệ ảnh hưởng. Tôi nghĩ các tổ chức này có cơ hội lớn nhất để thuyết phục và giúp Trung Quốc cải thiện các dự án và các tiểu chuẩn cho vay",. Bước đi gần đây của Trung Quốc nhằm mở một trung tâm phát triển năng lực chung với IMF là một động thái đáng khích lệ, với mục đích đào tạo các chuyên gia về chính sách và kinh tế vì vậy các nước có thể quyết định tốt hơn liệu có nên tiếp nhận khoản vay hay không. Rudyak khẳng định: "Thực tế là Trung Quốc có rất nhiều tri thức phát triển để chia sẻ. Trung Quốc đi từ nghèo đói đến vị trí hiện nay là điều mà không một ai trong chúng ta ở phương Tây làm được theo cách tương tự và trong khoảng thời gian như thế". Thay vì những chỉ trích chung chung về "ngoại giao bẫy nợ", chúng ta nên phân tích rõ hơn những dự án cụ thể nào sai hay đúng và tại sao. Sophie van der Meer là nhà khoa học chính trị, nhà báo Hà Lan. Bài viết được đăng trên The Diplomat. Trần Quang (gt)

Năng lực bí ẩn của các thiền sư nhà Lý

Theo sử sách, ngoài tài năng về võ học, các thiền sư thuộc thiền phái Diệt Hỷ còn được biết đến bởi khả năng tiên tri lạ kỳ.


Khả năng tiên tri linh nghiệm

Nhiều câu chuyện cho thấy, các thiền sư thuộc thiền phái này đã tiên liệu được sự xuất hiện của nhà Lý trong lịch sử và có sự chuẩn bị trước cho việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua từ hàng trăm năm trước.

Gắn liền với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử dân tộc, đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện mang màu sắc tâm linh, kỳ bí khó lý giải. Điều đặc biệt, những câu chuyện kỳ lạ trên lại gắn liền tên tuổi của những vị thiền sư nổi danh thuộc thiền phái Diệt Hỷ.

Người được cho là có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử là thiền sư Định Không – đệ tử đời thứ 7 của thiền phái Diệt Hỷ. Được biết, thiền sư Định Không là người họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Ông nổi tiếng là người am hiểu thế, số. Tuy cái duyên cửa thiền đến với ông rất muộn, khi ông đã về già nhưng tài năng và đức hạnh của vị thiền sư này đến nay vẫn còn lưu truyền. Trong đó, ông được ca ngợi là người có khả năng tiên tri và để lại nhiều lời sấm truyền mà sau này được nhiều thế hệ ghi nhận là ứng nghiệm.

Trong sách Thiền Uyển tập Anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc nhà Lý xuất hiện trong lịch sử. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.

Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, sư sai người đem xuống sông rửa.

Một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: “Chữ Thập, chữ Khẩu hợp thành chữ Cổ. Chữ Thuỷ, chữ Khứ hợp thành chữ Pháp. Chữ Thổ chỉ làng ta ở nên sư quyết định đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp”. Sau đó, sư tụng rằng: “Hiện ra pháp khí/ 12 chuông đồng/ Họ lý làm vua/ Ba phẩm thành công”.

Bản thân vị thiền sư này không chỉ có dự cảm về sự xuất hiện của triều Lý, mà còn đoán định trước việc vùng đất Cổ Pháp có thể bị yểm bởi một người ngoại quốc. Do đó, thiền sư Định Không đã căn dặn đệ tử của mình trước khi viên tịch.

Chuyện xưa kể rằng, trước khi sắp tịch, sư gọi đệ tử Thông Thiện, nói: “Ta muốn mở rộng làng xóm nhưng e nửa chừng gặp tai hoạ, chắc có kẻ muốn phá hoại nước ta. Sau khi ta mất, con cố giữ đất Cổ Pháp này, rồi gặp người họ Đinh thì truyền”.

Lời nhắn nhủ của thiền sư Định Không với đệ tử Thông Thiện sau này được cho là đúng sự thực. Người ngoại quốc mà vị thiền sư này nhắc đến chính là Cao Biền – Tiết độ sứ ở Tĩnh Hải Quân (tên gọi Việt Nam thời gian 866 – 968) của một nhân vật được người đời sau nhắc đến nhiều lần trong những câu chuyện liên quan đến việc phá long mạch nước ta vào thời điểm ông làm Tiết độ sứ ở nước ta.

Dùng cây gạo để hàn long mạch

Không chỉ thiền sư Định Không mà nhiều thiền sư các đời kế tiếp của thiền phái này đến nay vẫn được hậu thế lưu truyền là có biệt tài về phong thuỷ và có khả năng dự đoán được tương lai. Nhiều huyền sử đến nay vẫn còn nhắc đến tên tuổi của nhiều vị thiền sư như Trưởng lão La Quý, thiền sư Vạn Hạnh. Họ đều là những bậc thầy về phong thuỷ và những người có khả năng tiên tri.

Được biết, sau khi thiền sư Định Không viên tịch, đệ tử là thiền sư Thông Thiện đã nghe theo lời dặn của thầy, suốt ngày tu luyện để giữ Cổ Pháp. Lời truyền dạy của thiền sư Định Không đã ứng nghiệm khi thiền sư Thông Thiện đã gặp được một người học trò họ Đinh và truyền pháp lại cho người này, người đời sau gọi người học trò này là Trưởng lão La Quý.

Theo sử chép, Trưởng lão La Quý người An Chân (Thái Bình ngày nay), ông tu tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ, Trưởng lão La thường chu du khắp các phương, hỏi thăm các bậc thiền sư. Trải qua nhiều năm không gặp đạo duyên, Trưởng lão La sắp thối chí.

May mắn sau này, Trưởng lão gặp được pháp hội của Thông Thiện, nghe một lời, lòng thiền khai ngộ, bèn chịu phục thờ làm thầy. Được thiền sư Thông Thiện truyền pháp, Trưởng lão ra sức tu luyện đến khi đắc pháp sư tuỳ phương diễn hoá, tài phép vô biên. Tương truyền, mỗi khi ngài nói ra lời nào, tất là phù sấm.

Cuộc đời của vị thiền sư này gắn liền với giai thoại hàn long mạch, phá yểm của Cao Biền. Theo sách Thiền Uyển tập Anh, khi Cao Biền sang nước ta, xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Việc Cao Biền tìm cách trấn yểm, để nước Nam mãi là vùng đất thuộc phương Bắc là một hành động rất nham hiểm nhưng cũng rất vi diệu mà người thường không dễ nhận ra.

Chính Trưởng lão La Quý, khi đã “đắc pháp”, ông đã phát hiện được điều này và chính ông là người cho tiến hành lấp lại các điểm Cao Biền sai người đào, phá long mạch trước đây. Để long mạch được trở về như xưa, Trưởng lão La Quý đã trồng một cây bông gạo ở chùa Châu Minh để hàn long mạch nhằm trấn chỗ đứt. Cây gạo mà Trưởng lão La Quý trồng sau này gắn liền với giai thoại, sét đánh thành bài sấm truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.

Chuyện xưa kể rằng, khi trồng cây gạo này, Trưởng lão La Quý đã làm bài thơ, “Đại sơn đầu rồng ngửng/ Đuôi cù chẩn Châu Minh/ Thập bát tử định thành/ Bông gạo hiện long hình/ Thỏ gà trong tháng chuột/ Nhất định thấy trời lên”. Người đời sau cho rằng, bài thơ này là lời sâm truyền báo hiệu ngày, tháng, sự ra đời của vua Lý Công Uẩn. Bởi nội dung bài thơ có ý dự báo cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu. Sau này, nhà Lý sau này ra đời vào tháng 10 năm Đinh Dậu.

Biệt tài “dung ba cõi”

Cũng liên quan đến sự ra đời của vương triều Lý trong lịch sử, một vị thiền sư nổi danh khác của thiền phái Diệt Hỷ được nhắc đến đó chính là thiền sư Vạn Hạnh, đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ.

Đến nay, tên tuổi của vị thiền sư này được người đời sau ca ngợi: “Sư nói lời nào, thiên hạ cho là phù sấm”. Vua Lý Nhân Tông đã làm kệ (thể thơ phổ biến thời Lý Trần), ca ngợi tài năng của vị thiền sư này: “Vạn Hạnh dung ba cõi/ Thật hiệp lời sấm xưa/ Quê hương tên Cổ Pháp/ Chống gậy trấn kinh đô”. Bài thơ ý nói Vạn Hạnh thấu suốt tất cả sự việc của quá khứ, hiện tại và thời vị lai.

Được biết, sư Vạn Hạnh vốn là thầy của Lý Công Uẩn. Người có công rất lớn trong việc giáo dục và giúp đỡ Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Tương truyền, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi (sự kiện diễn ra tại Ninh Bình), sư Vạn Hạnh ở mãi tận chùa Quỳnh Lâm, đã biết trước mọi việc, bảo với người bác và chú của vua rằng: “Thiên tử đã băng, Lý Thân vệ (Lý Công Uẩn) hiện đang ở nhà. Trong trưa nay, Thân vệ ắt được lên ngôi”. Rồi nhà sư cho yết bảng ở đường cái nói rằng: “Tật lên chìm bể Bắc/ Hạt Lý mọc trời Nam/ Bốn phương gươm giáo dẹp/ Tám cõi mừng bình an”, ý thơ nói nhà Lý thay nhà Lê.

Xung quanh những câu chuyện về biệt tài võ học, phong thuỷ và khả năng tiên tri của những thiền sư thuộc thiền phái Diệt Hỷ, võ sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng môn phái Thăng Long võ đạo cho rằng, những câu chuyện huyền sử trên có cơ sở.

Vị võ sư này cho rằng, trong các câu chuyện về các vị thiền sư, có người được nhắc tới như một bậc thầy về võ học, người được nhắc đến với vai trò là người có tầm hiểu biết phong thuỷ và khả năng tiên tri đoán định. Nhưng thực tế, khi đạt đến đỉnh cao của thiền học, tất yếu đạt đến đỉnh cao của võ và có hiểu biết sâu sắc về phong thuỷ.

Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Clash of Clans apk - Version mới nhất

Cập nhật 13/07/2019:
Phiên bản 11.651.10 cho Android

Tải xuống

Hướng dẫn cài đặt:
Sau khi tệp apk được tải về máy, bạn đi đến nơi tệp tin được lưu trữ, nhấp vào tệp tin để cài đặt. Nếu máy yêu cầu cho phép cài đặt ứng dụng từ nguồn không rõ thì bạn vào Cài đặt của máy để chấp nhập cài đặt ứng dụng từ nguồn không rõ.

Clash of Clans (hay COC) là một thể loại trò chơi điện tử chiến lược miễn phí, được công ty Supercell thiết kế và phát triển. Trò chơi này được phát hành lần đầu tiên trên hệ điều hành iOS vào ngày 2 tháng 8 năm 2012. Trên hệ điều hành Android, bản thử nghiệm ra mắt ở Canada và Phần Lan vào ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Đến ngày 7 tháng 10 năm 2013, trò chơi được phát hành ra toàn cầu với sự đặt chân lên hệ điều hành Android. Kể từ khi ra mắt, Clash of Clans được đông đảo người dùng smartphone trên toàn thế giới đón nhận và từng là trò chơi đạt doanh thu kỷ lục cao nhất toàn cầu. Với lối chơi độc đáo, đồ họa bắt mắt, sự kiện thú vị, hỗ trợ đa quốc gia và thường xuyên có các bản cập nhật hoành tráng, Clash of Clans vẫn đang giữ vị thế là một ông trùm trong lĩnh vực trò chơi chiến thuật và kiếm về hàng trăm triệu USD mỗi năm cho Supercell, đặc biệt là kể từ khi ra mắt Thử thách mùa giải trong bản cập nhật Tháng Tư năm 2019 vừa qua.

Vào ngày 04/07/2019, Clash of Clans tạm thời rút khỏi thị trường Việt Nam do một số vấn đề về quy định pháp lý, người chơi trong lãnh thổ Việt Nam sẽ không tải, cập nhật được trò chơi này.

Nguồn: https://apkpure.com/clash-of-clans-coc/com.supercell.clashofclans

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Hoàng Oanh - Hòn Vọng Phu 2 (Ai Xuôi Vạn Lý) - Lê Thương

Đến Hà Giang mùa xuân, ngẩn ngơ xem đá nở hoa

Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Tây Bắc bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Lạc bước giữa vườn hoa tinh khiết nổi bật trên nền lá xanh non còn vương hạt sương, tâm hồn bạn sẽ khoan khoái dễ chịu như đi trên mây ngàn bồng bềnh.
Khắp nơi đều là bạt ngàn hoa, vàng của hoa cải, trắng tinh khôi của hoa mận, đỏ thắm của hoa đào, hồng phới cả tím của tam giác mạch, thẫm của hoa thun tu…
Hà Giang ấn tượng du khách nhất có lẽ là những ngôi nhà tường màu đất vàng đặc trưng ánh lên trong nắng, với cổng gỗ nằm trong hàng rào đá – nét đặc trưng của vùng cao nguyên đá với bốn dân tộc Mông, Hán, Dao, Pu Péo…
Mùa xuân Tây Bắc đẹp như một bức tranh được vẽ bằng hai gam màu sắc rất đỗi dịu dàng
Tiếng chim líu lo trên cành đang gọi mùa xuân đang về
Dinh thự của vua Mèo nhìn từ trên cao
Em gái vùng cao rạng rỡ giữa bạt ngàn hoa xuân
Có ai không bị hút vào nụ cười chúm chím như vậy
Tháng 3 cải mèo nở rộ! Đi giữa đồi núi chập trùng, đứng giữa bạt ngàn hoa cải mèo vàng rực, nghe những âm thanh ròn rã của lũ trẻ, bao ưu phiền như tan biến hết…
Ảnh: Vũ Minh Quân Trình bày: Hoài Linh
Bài hát Một vùng biên cương: