Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Asus ra mắt sản phẩm mới Zenfone 2, công bố giá bán tại VN


Asus Zenfone 2 về tổng thể khá giống Zenphone 5 với thiết kế vân xước kim loại ở mặt sau và phím nền giả kim loại ánh kim ở mặt trước tại cụm phím điều khiển. Các phím điều chỉnh âm lượng được đem ra thân sau máy, đặt gần với camera sau hình thành một tổ hợp riêng, tạo sự ấn tượng và mạnh mẽ khi vừa nhìn vào. Cách thiết kế này tương đối giống với sản phẩm LG 3G vừa được trao giải là smartphone của năm 2014.

Máy có màn hình kích thước 5.5 inches, độp phân giải FullHD 1080 x 1920px, có mật độ điểm ảnh trên 400 ppi mang đến chất lượng hiển thị tốt, độ tương phản khá cao. Asus Zenfone 2 còn được trang bị mặt kính cường lực Gorilla Glass đem đến sự chắn chắn, an tâm cho người sử dụng.

Về cấu hình, máy được trang bị bộ vi xử lý Intel Atom Z3580 lõi tứ tốc độ 2.3 GHz với kiến trúc 64-bit, bộ nhớ RAM 4 GB, bộ nhớ trong 16 GB kèm khe thẻ nhớ mở rộng tới 64 GB, người dùng cũng có thêm 5 GB lưu trữ trực tuyến thông qua Asus WebStorage. Thêm vào đó, với khả năng xử lý đồ họa chuyên biệt từ GPU PowerVR G6430 sẽ mang đến cho người dùng những giây phút trải nghiệm giải trí đỉnh cao mà không gặp một trở ngại gì về tốc độ cũng như là hình ảnh.


Điểm số hiệu năng của một phiên bản Zenfone 2 đạt tới 40926 khi đánh giá bằng Antutu.

Về phần mềm, Asus Zenfone 2 chạy trên nền tảng Android 5.0 Lolipop, giao diện ZenUI mới rõ ràng hơn và mượt mà hơn. Các tính năng mới có thể kể đến như tuỳ biến giao diện dùng một tay bằng cách nhấp đúp vào màn hình, chuyển đổi giữa môi trường làm việc và giải trí, các cử chỉ ZenMotion...

Asus Zenfone 2 có pin Li-Po gắn liền trong máy cho dung lượng 3000 mAh và chỉ cần 40 phút để sạc đầy 60% pin.


Test game trên Zenfone 2 với màn hình đa nhiệm

Đã có mặt tại một số thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, ZenFone 2 có thể giúp Asus bán được nhiều smartphone hơn bao giờ hết trong năm nay. Cụ thể hơn, công ty tin rằng sẽ bán được 30 triệu máy trước khi năm 2015 kết thúc, với 10 triệu máy dự kiến tiêu thụ tại Trung Quốc. Con số được Chủ tịch Asus Jonney Shih tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với trang Sohu (Trung Quốc) hôm 31/3.

Nếu đạt được con số nói trên, Asus có khả năng lọt vào 1 trong 10 nhà sản xuất smartphone hàng đầu của năm. Công ty Đài Loan thực sự muốn có mặt trong tốp 5 trong các năm sau đó, tuy nhiên đây là mục tiêu khá khó khăn.

Sau khi giới thiệu mẫu ZenFone đầu tiên hơn 1 năm trước, Asus chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về doanh số: từ 10.000 máy mỗi tháng trong quý đầu năm 2014 đến 1,5 triệu máy mỗi tháng đến hết năm.

ZenFone 2 có một số phiên bản khác nhau, trong đó cao cấp nhất là ZE551ML, trang bị chip Intel Atom Z3580 lõi tứ 64-bit, màn hình 5.5 inch 1080p, máy ảnh 13MP, bộ nhớ trong 32GB, RAM 4GB. Mẫu máy này có giá 349 euro tại châu Âu (hơn 8,1 triệu đồng).

Trong nửa sau năm 2015, Asus có thể ra mắt phiên bản nâng cấp của ZenFone 2, tích hợp cảm biến vân tay.

Báo Mỹ nói về chiến lược 'du kích dưới biển' của Việt Nam

Nhật báo "Wall Street Journal" số ra mới đây cho rằng Việt Nam đã hồi sinh chiến lược "du kích", như từng sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đối phó với sức mạnh vượt trội của Trung Quốc ở trên biển khi quyết định mua sắm hạm đội tàu ngầm.


Ngoài Việt Nam, một số quốc gia nhỏ tại khu vực cũng đang triển khai bước đi này, khiến cho Biển Đông gia tăng nguy cơ đụng độ dưới lòng Biển Đông, vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Theo Nhật báo “Wall Street Journal”, để đối phó với một kẻ thù mạnh hơn rất nhiều, du kích Việt Cộng trước đây đã sử dụng mạng lưới đường hầm ở ngoại ô Sài Gòn để chống lại các lực lượng của Mỹ. Từ dưới hầm, Việt Cộng có thể triển khai các cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời hệ thống đường hầm cũng giúp họ giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc ném bom của máy bay B52. Giờ đây, đối mặt với một mối đe dọa mới từ Trung Quốc, và lần này là trên biển, quân đội Việt Nam thua về số lượng cũng như trang bị vũ khí đang trở lại sử dụng chiến thuật cũ đó: Ẩn mình dưới nước. Thương vụ mua sắm lớn nhất từ trước tới nay là việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Báo chí Việt Nam cho biết chiếc thứ ba đã được bàn giao.

Các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua cực kỳ khó phát hiện, và giới hải quân Mỹ hiện nay đánh giá đó là các "lỗ đen". Các tàu ngầm, cũng giống như các đường hầm của Việt Cộng trước đây, là ví dụ tiêu biểu của một cuộc chiến bất đối xứng. Thương vụ mua tàu ngầm của Việt Nam cho thấy cách thức mà các quốc gia trong khu vực, vốn không phải là đối thủ quân sự của Trung Quốc, đang tìm các biện pháp khác nhau để chống lại tham vọng trên biển của Bắc Kinh, và nó cũng làm gia tăng thêm các nguy cơ mới, khó đoán định, khiến cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Các tàu ngầm ở trong tay những lực lượng hải quân có ít kinh nghiệm làm chủ các hệ thống phức tạp sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ ngẫu nhiên, có thể nhanh chóng leo thang và buộc Mỹ cũng như một số cường quốc khác phải can dự.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về một khái niệm "cộng đồng lợi ích chung" tại châu Á-Thái Bình Dương, và gần đây, tại một diễn đàn khu vực, ông cam kết sẽ cùng xây dựng một trật tự khu vực thuận lợi hơn cho châu Á và thế giới. Căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới xây dựng gần đây của Trung Quốc tại đảo Hải Nam hướng trực tiếp ra vùng biển kéo tới tận Indonesia mà Trung Quốc ngày càng coi là sân sau trên biển của mình.

Đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia và các quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những cách thức hiệu quả nhất để cân bằng lợi thế với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia này đều cảm thấy bị đe dọa, nhưng không quốc gia nào đủ mạnh để đối đầu với sức mạnh của Trung Quốc. Theo nhận định của chuyên gia Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia, các tàu ngầm lớp Kilo mang lại cho Việt Nam một câu trả lời "khiêm tốn nhưng uy lực" đối với sự hăm dọa bằng hải quân từ Trung Quốc.

Tại Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh. Úc có kế hoạch chi 40 tỷ USD để mua các tàu ngầm mới. Philippines, Thái Lan và Malaysia cũng đang tính toán về việc mua tàu ngầm. Điều này khiến lòng Biển Đông sẽ ngày càng đông đúc. Với tàu ngầm, tất cả những gì cần là một chiếc không bị phát hiện, có thể làm thay đổi cán cân quân sự. Tìm kiếm và hủy diệt tàu ngầm rất khó, và các cuộc tấn công của tàu ngầm nhằm vào các tàu chiến trên mặt biển luôn mang tính hủy diệt.

Chính vì thế, nó khiến nguy cơ bất ổn là rất lớn. Khi các tàu ngầm bị phát hiện, các chỉ huy tàu chiến phải đưa ra những quyết định nhanh và sống còn là liệu có nên bắn hay không, và nó sẽ có thể tạo ra một cuộc xung đột quốc tế. Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh âm thầm này đang diễn ra dưới lòng biển, nơi có các tuyến đường biển đông đúc nhất của thế giới. Hơn một nửa số tàu hàng của thế giới đi qua Biển Đông. Nó gắn Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, và quốc gia nào kiểm soát Biển Đông sẽ có thể kiểm soát kinh tế toàn cầu. Việt Nam, với đường bờ biển dài, hiện đang ở trọng tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong số 10 quốc gia ASEAN, nhưng cũng chịu áp lực lớn nhất từ Trung Quốc. Đó là lý do, theo các nhà phân tích quân sự tại Hà Nội, mà cuộc khủng hoảng hồi tháng 5/2014 sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền, giờ đây đã trôi qua.

Nhưng sự dễ tổn thương của Việt Nam cũng chính là nguyên nhân đã kéo các cường quốc vào cuộc cạnh tranh địa chính trị đó. Không phải ngẫu nhiên mà bà Hillary Clinton, khi đó là Ngoại trưởng, đã sử dụng một hội nghị về an ninh châu Á tại Hà Nội năm 2010 để tuyên bố rằng giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông là "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Và đó cũng chính là lý do các cường quốc khu vực đang tập trung quanh chương trình tàu ngầm của Việt Nam. Ấn Độ đang huấn luyện cho các thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam. Các bác sỹ Nhật Bản đang trao đổi kinh nghiệm xử lý ốm do sức ép. Mỹ, với việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương, đang đề xuất giúp Việt Nam tăng cường năng lực thu thập thông tin tình báo trên biển, và điều này sẽ giúp các tàu ngầm trở nên hiệu quả hơn.

Lý do Mỹ tham chiến tại Việt Nam trong thế kỷ trước là "học thuyết Domino" - theo đó Mỹ lo sợ rằng khi Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, thì các nước láng giềng của Việt Nam cũng sẽ theo chân. Giờ đây, một lôgích tương tự cũng đang là động lực để các cường quốc tìm cách hỗ trợ gia tăng sức mạnh phòng ngự của Việt Nam. Tư duy hiện nay là nếu Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, thì việc chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Về phần mình, Việt Nam biết rằng nước này không thể dựa vào Mỹ, hay bất kỳ một quốc gia nào khác, một khi cuộc xung đột với Trung Quốc nổ ra. Đó là lý do chính mà Việt Nam quyết định mua tàu ngầm. Cũng giống như cuộc chiến với Mỹ trước đây, Việt Nam biết rằng sự phòng ngự tốt nhất nằm ở sự tàng hình và mưu mẹo, và điều này cũng làm gia tăng những nguy cơ đối với vùng biển vốn đã rất nguy hiểm.



Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Full: Giải thưởng âm nhạc cống hiến 2015



Nữ ca sĩ Mỹ Tâm đã được xướng tên tại hạng mục Ca sĩ của năm tại lễ trao giải âm nhạc Cống hiến lần thứ 10 - 2015 diễn ra tối 6.4 tại TP.HCM. Tuy nhiên, do bận lưu diễn tại Nhật, "họa mi tóc nâu" đã không đến nhận giải.

Việt Nam ‘chi 4,3 tỷ đôla’ cho quân sự

Chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Tàu ngầm Kilo Hải Phòng cập cảng Cam Ranh

Đây là công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển.

Mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%, và điều đó xuất phát từ tình hình căng thẳng với Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).

Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.

Theo tổ chức của Thụy Điển, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới năm 2014 đạt mức 1.776 tỷ đôla, chiếm 2.3% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tức là giảm 0.4% so với năm 2013.

Trong số 15 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quân sự trong năm 2014, Mỹ vẫn đứng đầu, rồi tiếp theo sau là Trung Quốc và Nga.

Ba nước châu Á khác cũng nằm trong danh sách này là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế cho biết rằng họ công bố số liệu trên dựa vào các nguồn thông tin mở, bao gồm cả một bản câu hỏi mà tổ chức này gửi tới chính phủ các nước hàng năm.

Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế đưa ra.

Theo Sách trắng về Quốc phòng của Việt Nam công bố lần gần đây nhất là năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước dẫn lời cho biết sẽ công bố Sách trắng về Quốc phòng vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, cho tới này cuốn sách quan trọng về vấn đề quốc phòng vẫn chưa ra mắt.

Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.

Theo SIPRI, VOA

Philippines: VN khởi xướng đề nghị đối tác chiến lược mới chống TQ



Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo rằng chính Hà nội, chứ không phải Manila, là bên đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại ‘các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông’.


Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng tại đảo Gạc Ma.

Nhà lãnh đạo Philippines đưa ra bình luận vừa kể trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo South China Morning Post, khi nói đến hợp tác chiến lược với Việt Nam, một nước mà theo tờ báo, trong suốt chiều dài lịch sử, đã có quan hệ thù nghịch với Trung Quốc.

Tổng Thống Aquino nói những chi tiết của hiệp định hợp tác chiến lược đang trong vòng hình thành, và tại thời điểm này, ngày ký kết chưa được ấn định.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho phóng viên Raissa Robles của tờ South China Morning Post, ông Aquino nói khi có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với một đối tác chiến lược, thì luôn luôn “có chỗ đứng cho một cuộc đối thoại dựa trên lẽ phải, hơn là phản ứng bằng cách xác định lợi ích quốc gia riêng rẽ của mỗi nước.”

Philippines vốn đã có quan hệ liên minh với Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về điều mà họ cho là những hành động bành trướng tại Biển Đông. Hồi đầu tháng này, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris Jr., đã bày tỏ hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc khi cho xây điều mà ông mô tả là một “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.

Tờ báo Hoa Nam Buổi Sáng hôm 20 tháng Tư tường thuật rằng cuộc tranh chấp Biển Đông đã trở thành đề tài gây căng thẳng chính trị trong vùng, với những tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa 6 nước, kể cả Việt Nam, chủ yếu tập trung quanh các quyền khai thác hải sản và dầu hoả.

Bắc Kinh một mực khẳng định rằng hầu hết vùng Biển Đông trong phạm vi đường 9 đoạn -do chính họ vẽ ra- là thuộc chủ quyền ‘không thể tranh cãi của Trung Quốc. Sự kiện này đã đẩy Philippines tới quyết định yêu cầu Toà án Trọng tài Quốc tế phân xử cuộc tranh chấp, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Dự kiến, Toà án quốc tế tại La Hayes sẽ ra phán quyết trong vòng 6 tháng nữa hoặc vào đầu năm tới. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, và có phần chắc sẽ không chấp nhận phán quyết của Toà án quốc tế.

Trang mạng GMA.com hôm nay cũng tường thuật tin Philippines và Việt Nam đang hoàn tất những chi tiết cuối cùng của một hiệp định đối tác chiến lược. GMA dẫn lời Bộ trưởng Truyền Thông Philippines Herminio Coloma, cho biết hai nước đang làm việc để xác định những chi tiết của quan hệ đối tác chiến lược được đề nghị.

Hồi đầu năm nay, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario ở Manila. Trong cuộc gặp, hai bên đã đồng ý củng cố quan hệ song phương. Một khi đã ký kết hiệp định đối tác chiến lược, Philippines và Việt Nam sẽ củng cố hơn nữa các quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh.

Theo trang tin GMA, Trợ lý Ngoại Trưởng Philippines Luis Cruz tiết lộ tại một cuộc họp báo khác rằng Hà Nội còn đề nghị mở một cuộc họp song phương với Philippines trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tuần tới.

Ông Cruz nói nếu cuộc họp mặt diễn ra, thì các động thái mới nhất của Trung Quốc trong Biển Đông chắc chắn sẽ đứng đầu trong nghị trình làm việc.

Nếu hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi được ký kết, và nếu Việt Nam, trong tư cách là một đối tác chiến lược của Philippines, bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc, liệu Manila có trách nhiệm nhập cuộc để giúp đối tác Việt Nam?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á giảng dạy tại Trường Đại học Maine, trả lời câu hỏi đó của Ban Việt ngữ-VOA:

“Theo như hiệp định thì Manila sẽ phải nhập cuộc, nhưng mà nhập cuộc như thế nào thì còn tuỳ khả năng của Manila. Việt Nam chưa có liên minh quân sự với Mỹ, nhưng mà vấn đề liên minh quân sự với Mỹ rất khó khăn là bởi vì những vấn đề lịch sử. Cho nên nếu Việt Nam có liên minh quân sự với Phi Luật Tân, thì trong trường hợp Việt Nam bị tấn công mà Phi Luật Tân vào giúp Việt Nam, thì Mỹ là một nước đối tác chiến lược với Phi Luật Tân, thì lúc đó Mỹ có quyền hỗ trợ cho cả Manila lẫn Việt Nam.”

Cách đây đúng một năm, trong tuyên bố chung đưa sau cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines hôm 21/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói việc

Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và ‘đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định khu vực’.

Được hỏi ông muốn nói gì với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Philippines nói:

“Tôi muốn hỏi thế này, nếu tự đặt mình vào vị thế của nước Philippines chúng tôi, và ngay cả vị thế của Việt Nam, thì ông sẽ đáp trả những thách thức đang diễn ra ở biển Nam Trung Hoa như thế nào? Xin đứng vào vị thế của chúng tôi, rồi sau đó, hy vọng là chúng ta có thể cải thiện quan hệ, đặc biệt liên quan tới các vấn đề gây tranh cãi như vậy.”

Tổng thống Philippines nói thế giới đang theo sát xem Trung Quốc làm gì. Ông nói, tình trạng ổn định ở Biển Đông, phù hợp với các lợi ích của Trung Quốc, bởi vì Biển Đông -mà Philippines gọi là biển Tây Philippines, nằm trên tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế, và tính ổn định tại vùng biển này sẽ giúp Trung Quốc cải thiện kinh tế nước họ.

Nguồn: Globalnation, South China Morning Post, GMA.

Máy bay C-295M KQND Việt Nam bay thử nghiệm

Đầu tháng 3.2015, chiếc máy bay vận tải Airbus C-295M thứ 2 của Không quân Việt Nam đã từ Tây Ban Nha bay về Việt Nam. Chiếc C-295M thứ 3 cũng cất cánh bay thử cuối tháng 2.2015, theo trang tin jetphotos.net ngày 28.3.2015.



Trên trang tin chia sẻ hình ảnh máy bay này ngày 28.3 đăng những hình ảnh chiếc máy bay vận tải Airbus C-295M thứ 2 của Không quân Việt Nam đã từ Tây Ban Nha bay về Việt Nam, quá cảnh sân bay quốc tế Malta ngày 5.3.2015. Ngày 6.3, chiếc máy bay số hiệu 8902 này rời Malta, bay về Việt Nam.

Cũng trang tin này ngày 22.3 đăng ảnh chiếc Airbus C-295M thứ 3 của Không quân Việt Nam, số hiệu 8903 cất cánh bay thử nghiệm ngày 27.2.2015 tại San Pablo, Sevilla, Tây Ban Nha.

Như vậy đến nay Không quân Việt Nam đã nhận 2 trong số 3 chiếc đặt mua theo hợp đồng ký cuối năm 2013, trị giá 100 triệu USD (theo tạp chí quốc phòng Jane's). Chiếc đầu tiên, số hiệu 8901 đã về nước cuối tháng 12.2014.
Airbus C295 là loại máy bay 2 động cơ phản lực cánh quạt, dài 24,5 m (khoang hàng dài 12,7 m), sải cánh 26 m, chở được 9 tấn hàng hoặc 71 quân nhân, tốc độ bay tối đa 480 km/giờ, trần bay cao 7.600 m. Máy bay có thể hoạt động suốt 11 giờ trên không, và chỉ cần đường băng rất ngắn để cất cánh (chưa đến 670 m).

Pantsir-S1 hủy diệt Tomahawk, UAV Predator và trực thăng Apache


Pantsir-S1 (tiếng Nga: Панцирь-С1, tên ký hiệu NATO SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không, tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Đây là một sản phẩm của KBP ở Tula, Nga. Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một sự phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska SA-19/SA-N-11.

Hướng dẫn Root Zenfone C z007

Root là cách để can thiệp vào quyền siêu quản trị nhằm mục đích tăng tốc Android, can thiệp hay khống chế bộ nhớ RAM, gỡ bỏ các ứng dụng hệ thống không cần thiết, chia sẽ kết nối internet từ điện thoại sang PC,... Đây là cách đơn giản và các bạn sẽ không bị tình trạng ASUS Demo.


Ảnh chụp màn hình ứng dụng sau khi root thành công

1. Chuẩn bị:

- Cáp kết nối điện thoại với PC.

- Từ PC, tải xuống và giải nén tệp ROOT ASUS Zenfone C tại đây http://d-h.st/Mign (ở cửa sổ mới mở ra, nhấp vào nút Download Now màu xanh.

hoặc tại đậy: http://www.mediafire.com/download/vsyjcrbm03yovkm/RootAsusZenfoneC.rar

2. Thực hiện:

- Vào Cài đặt --> Hiển thị --> Thời gian sáng (màn hình) --> chọn 5 phút.

- Bật chế độ gỡ lỗi USB (USB Debugging) bằng cách vào Cài Đặt --> About --> Software information --> nhấp vào nó vài lần (khoảng 7 lần) ---> một thông báo hiện lên cho biết bạn đã là nhà phát triển --> Lùi lại Cài đặt --> vào Tùy chọn nhà phát triển --> Tích vào Gỡ lỗi USB.

- Kết nối điện thoại với máy tính (PC) bằng cáp kết nối.

- Mở thư mục ROOT ASUS Zenfone C và cài đặt ADB Driver như hình bên dưới.


Kế tiếp nhấp vào "Install"


- Mở thư mục AsusIntelRootKit và chạy (nhấp đúp chuột) CheckBeforeAction.bat

sẽ hiện lên một cửa sổ:


Các bạn nhấn phím bất kỳ, nhấn vài lần (nhấn từ từ), màn hình điện thoại sẽ hiện lên hộp thoại hỏi "Bạn có muốn nhập tệp gì gì đó (mình quên rồi) ...?". Bạn nhấp vào OK hay Chấp nhận hay Cho phép gì đó. điện thoại sẽ tắt nguồn và tự bật lại vào chế độ Droidboot như hình bên dưới:


- Mở file Root.bat, bạn sẽ thấy cửa sổ như bên dưới:


Nhấn phím bất kỳ lúc này điện thoại của bạn sẽ vào chế độ fastboot. Và các bạn đợi cho nó root. Khi đang root, các bạn sẽ thấy vài dòng chữ màu xanh lá cây chạy lấp ló ở dưới cùng màn hình - điện thoại đang flash tệp tin root. Khi nào máy khởi động lại là root đã thành công.

- Nếu root thành công, điện thoại của bạn sẽ có ứng ứng dụng SuperSU như ảnh chụp màn hình trên cùng. Nếu không thì bạn phải làm lại từ đầu (điện thoại không có vấn đề gì vì mình cũng root thất bại rồi root lại lần 2 mới thành công).

Để root lại từ đầu bạn phải tắt nguồn điện thoại rồi mở nguồn lại: Ở màn hình Droidboot, dùng phím cứng tăng/ giảm âm lượng để di chuyển phủ khối lên/ xuống. Di chuyển đến POWER OFF rồi bấm phím nguồn để chọn, điện thoại sẽ tắt nguồn.

Chú Ý: Trong khi root nếu màn hình PC có hiện ra cửa sổ yêu cầu cài đặt chấp nhận cho điện thoại kết nối với PC thì các bạn phải nhấp chọn đồng ý cài đặt.

Muốn unroot thì các bạn vào file unroot.bat và làm theo như root. Chúc các bạn thành công!

Nguồn:

1. http://www.asus-zenfone.com/2015/03/how-to-root-asus-zenfone-c-zc451cg.html

2. https://www.tinhte.vn/threads/root-zenfone-c-z007.2450677/

Mỹ, Nhật, Hàn lo ngại về hành động của TQ ở vùng biển tranh chấp



Các nhà ngoại giao của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm thứ Năm đã nhắc lại mối lo ngại của mình về những hành động của Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở những vùng biển tranh chấp và hối thúc Bắc Kinh giữ gìn tự do hàng hải ở những thủy lộ quan trọng. Phó Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhắc lại lập trường của Mỹ rằng tất cả những tuyên bố chủ quyền cạnh tranh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp, và nhấn mạnh các nước không nên 'có những hành động đơn phương.'

Quân đội Mỹ tiết lộ bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, đĩa bay đã xuất hiện nhiều lần, áp sát máy bay Mỹ và thậm chí còn đánh chìm tàu tuần tra Mỹ gần vĩ tuyến 17, theo kênh A&E Networks (Mỹ).


Minh hoạ vụ hai đĩa bay tấn công tàu tuần tra của Mỹ gần khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam vào năm 1968 - Nguồn: A&E Networks

Trang tin Huffington Post ngày 19.4 cho biết chương trình “Hangar 1: The UFO Files” của A&E Networks mới đây đã phát những thông tin về đĩa bay họ thu thập được và một phần được công khai bởi các nhân chứng của Không lực Mỹ. Việc công khai này rất hiếm hoi vì công chúng ít khi nghe được báo cáo của quân đội về việc giáp mặt đĩa bay trong thời gian chiến tranh.

Trong chiến tranh Việt Nam, những năm 1960 ghi nhận nhiều vụ đụng độ giữa quân đội Mỹ với đĩa bay.

Vào năm 1968, thuỷ thủ trên một tàu tuần tra của Mỹ khi đang ở trong vùng nước tại khu phi quân sự giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã báo qua liên lạc vô tuyến rằng họ phát hiện có "hai vật thể phát sáng hình tròn" bám theo họ.

Sau đó một tàu tuần tra thứ hai báo cáo rằng họ trông thấy một ánh chớp và kèm theo tiếng nổ, phá hủy chiếc tàu tuần tra đã báo cáo bị đĩa bay bám theo.

Đáng lưu ý là các báo cáo này mô tả cận cảnh vật thể bay lạ nói trên, và cho hay có thể nhìn thấy rõ cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay.


Hình vẽ mô tả tường thuật của tàu tuần tra Mỹ về việc phát hiện 2 đĩa bay bám theo họ, và thấy cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay - Nguồn: A&E Networks

Một nhân chứng từng đối diện các báo cáo về đĩa bay trong chiến tranh Việt Nam là cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer đã phá vỡ bí mật này. Trả lời Huffington Post, ông Filer cho hay: "Quân đội Mỹ rất quan tâm đến đĩa bay bởi vì chúng có khả năng vượt xa bất cứ thứ gì chúng ta có, và quân đội muốn tìm hiểu những công nghệ vượt trội đó và cả người ngoài hành tinh”.

Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, ông Filer có trách nhiệm làm các báo cáo hàng ngày cho tướng George S. Brown, khi đó là phó chỉ huy các chiến dịch của Không lực Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

"Thông thường, khi quân giải phóng hoặc quân đội miền Bắc Việt Nam tấn công một tiền đồn và tôi phải thông báo về điều đó, chúng tôi sẽ cần đến sự hỗ trợ từ trên bộ và trên không, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng tôi điều các máy bay tấn công hỗ trợ đến khu vực bị tấn công, và tôi sẽ cung cấp các thông tin này cho những người có trách nhiệm”, ông Filer kể về nhiệm vụ của mình.

Không chỉ ghi nhận hoạt động chiến tranh, ông Filer thỉnh thoảng còn báo cáo các vụ đĩa bay xuất hiện ở khu vực phi quân sự giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam.

Ông kể lại một báo cáo điển hình mình nhận được về đĩa bay áp sát máy bay Mỹ gần khu phi giới tuyến và sau đó tóm tắt gửi tướng Brown: "Bạn có một chiếc máy bay đang bay với tốc độ 926 km/giờ và có một đĩa bay bay theo, thực hiện một số cú nhào lộn xung quanh máy bay và sau đó lao đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ của máy bay phản lực nhanh nhất mà Không lực Mỹ có. Rõ ràng đó là một công nghệ vượt trội hơn những gì chúng ta có”.

Tuy nhiên 5 năm sau sự kiện tàu tuần tra Mỹ bị đĩa bay đánh chìm, trong một cuộc họp báo vào năm 1973, tướng Brown lúc đó là Tham mưu trưởng Không lực Mỹ đã trả lời về vụ đĩa bay tấn công này rằng: “Tôi không biết liệu câu chuyện này từng được kể lại hay chưa. Chúng không nên gọi là đĩa bay, mà thực sự đó chỉ là trực thăng của đối phương. Các máy bay này được nhìn thấy vào ban đêm và ở những nơi nhất định. Chúng được nhìn thấy xung quanh khu vực phi quân sự trong mùa hè năm 1968. Và điều này dẫn đến một cuộc giao chiến nhỏ.

Trong diễn biến này, một tàu khu trục của Úc bị tấn công và chúng tôi không phát hiện được kẻ thù. Điều này gây ra một số vụ nổ súng ở đó, không liên quan gì đến kẻ thù, nhưng chúng tôi luôn luôn phản ứng. Chúng tôi luôn luôn phản ứng sau khi trời tối, điều tương tự cũng đã xảy ra tại Pleiku ở Tây Nguyên trong năm 1969”.

Lý giải vì sao tin tức về đĩa bay ít được nêu ra trong quân đội, ông Filer nói với Huffington Post: "Tôi sẽ nói điều này một cách không chính thức. Mọi người nói với bạn rất nhiều về điều đó nhưng họ không viết ra hoặc ký tên mình lên. Luôn luôn có một phần liên quan đến câu chuyện về đĩa bay là nếu bạn quá quan tâm đến việc này, nó có thể làm rối sự nghiệp của bạn. Điều này cũng đúng với hiện nay, ngay cả với các phi công lái máy bay thương mại. Tôi cũng nghe nói lại từ những người phục vụ ở chiến trường Afghanistan rằng họ đã nhìn thấy đĩa bay, và báo chí của Iran cũng thường đưa tin về đĩa bay khá thường xuyên".



Cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer tiết lộ nhiều vụ đĩa bay áp sát quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: A&E Networks

Không chỉ ở Việt Nam, ông George Filer khi còn là phi công dẫn đường trên máy bay tiếp nhiên liệu đã từng đối mặt với đĩa bay ở Anh năm 1962.

"Chúng tôi đang ở trên Biển Bắc thì trung tâm điều hành London gọi, nhờ chúng tôi chặn một vật thể bay không xác định ở trên khu vực Oxford và Stonehenge. Chúng tôi vừa hoàn tất công tác tiếp nhiên liệu, và họ dọn dẹp tất cả giao thông hàng không quanh đó để chúng tôi bay đến. London cho biết phát hiện trên radar một vật thể rất lớn, lớn hơn nhiều so với một chiếc máy bay thông thường”.

Khi Filer và phi hành đoàn của ông tiếp cận vật thể bay đó, ông mô tả nó phát ra ánh sáng xung quanh, có hình dáng một hình trụ khổng lồ, giống như một con tàu du lịch. Đĩa bay này sau đó nhanh chóng lao lên và biến mất vào không gian.

Trang tin inquisitr.com ngày 19.4 dẫn lại thông tin từ Huffington Post và cho rằng từ những câu chuyện đĩa bay như thế này tiếp tục được tiết lộ bởi quân đội và các quan chức chính phủ hàng đầu như George Filer, các nhà lãnh đạo chính trị khác cũng đang kêu gọi nên công khai đầy đủ các thông tin về đĩa bay.

Và với việc bà Hillary Clinton nếu trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai, có thể việc giải mật toàn bộ thông tin đĩa bay sẽ nhanh chóng hơn chúng ta nghĩ, trang tin inquisitr.com nhận định.

Thanh Nien

http://www.huffingtonpost.com/2015/04/19/ufos-during-wartime_n_7046472.html

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Hòa âm ánh sáng tập 10 - 19/4/2015 (chung kết)


Đông Nhi làm nữ sinh cấp 3, Isaac làm... học sinh mẫu giáo và lần lượt ẵm giải nhất, giải nhì trong liveshow 10 "The Remix".

The Remix - Hòa âm ánh sáng là chương trình được mua bản quyền và đến Việt Nam với tên gọi Hòa âm ánh sáng. Nếu các chương trình âm nhạc khác chỉ chú trọng vào giọng hát và phong cách biểu diễn của ca sĩ, thì The Remix còn đề cao sự hợp tác giữa nhà sản xuất, DJ và ca sĩ. Các thành viên trong đội sẽ kết hợp với nhau theo một quy trình sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp và hiện đại để giành chiến thắng.

-> Xem thêm chi tiết về đêm chung kết

Cận cảnh Su-30 - 'Hổ mang chúa' của Không quân Việt Nam

(VTC News) - Hiện nay, trong trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có những vũ khí thế hệ mới như máy bay Su30MK2.

Trong tác chiến hiện đại, không quân ngày càng đóng vai trò quan trọng. Làm chủ bầu trời sẽ mang tính quyết định cục diện trên chiến trường. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, việc đại hóa không quân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân đội ta.

Hiện nay, trong trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có những vũ khí thế hệ mới như máy bay Su30MK2. Các máy bay đa chức năng hiện đại này sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như tuần tra, canh gác bầu trời và sẵn sàng đánh trả đối phương trong chiến tranh công nghệ cao, sẵn sàng bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Phim tài liệu: Đại Việt sử ký toàn thư



Đại Việt sử ký toàn thư, đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.

Truyền hình Hải quân tháng 4 năm 2015


Chuyên mục Truyền hình Hải quân tháng Ba năm 2015.

HTML5 Video Type. Host: Tuoitre.vn

Hải quân có thêm 2 chiếm hạm tên lửa nội hiện đại

Sau khi nghiệm thu trên biển và bắn đạn thật, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh HQ-379 và HQ-380 hiện đại được đóng tại Tổng công ty Ba Son sẽ được bàn giao cho Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.


Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya mang tên HQ-377 là 1 trong 2 tàu đầu tiên được người thợ Ba Son đóng và đã bàn giao cho Hải quân ngày 17-7-2014. Ảnh: Hoàng Hà


Cận cảnh phóng tên lửa Kh-35 từ tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya - Ảnh: Hoàng Hà

Báo Quân đội nhân dân ngày 18-4 cho biết Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân vừa nghiệm thu cặp tàu tên lửa số 2 (M3, M4) mang số hiệu HQ-379 và HQ-380.

Đây là 2 trong 6 tàu tên lửa hiện đại theo mẫu thiết kế tàu 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Việt Nam từ năm 2009. Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tổng Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng, chủ trì nghiệm thu.

2 tàu được nghiệm thu tại bến, trên biển và bắn đạn thật đúng theo quy trình, kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Kết quả nghiệm thu cho thấy, tàu được thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật, bảo đảm mỹ thuật; hệ thống thiết bị trên tàu hoạt động đồng bộ, ổn định; thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu.

Theo hợp đồng năm 2009, 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (hay còn gọi là loạt tàu M, hay tàu tên lửa 12418) do Nga chuyển giao công nghệ cho Việt Nam được triển khai đóng tại Tổng công ty Ba Son (TP HCM), một trong những cơ sở đóng tàu hàng đầu của quân đội.

Sau nhiều năm chuẩn bị, cử cán bộ đi nhận chuyển giao công nghệ tại Nga và sau 4 năm thi công, với nỗ lực của hàng trăm người thợ Ba Son trong hơn 1.600 ngày đêm làm việc, 2 tàu Molniya đầu tiên mang tên HQ-377 và HQ-378 đã được nghiệm thu, trong đó có nghiệm thu bắn tên lửa và bàn giao cho Quân chủng Hải quân.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng lái tàu tên lửa tấn công nhanh khi thị sát tiến độ đóng loạt 6 tàu Molniya tại Tổng công ty Ba Son tháng 12-2014 - Ảnh: Nhật Bắc

Sau cặp tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thứ 2, cặp tàu thứ 3 đã được triển khai đóng từ quý I/2014, dự kiến bàn giao trong quý II/2016.

Tàu tên lửa Molniya - một trong những tàu tên lửa tấn công hiện đại, được đánh giá là hoàn thiện và hoạt động ổn định hàng đầu thế giới hiện nay do Viện thiết kế Hải quân Almaz (Liên bang Nga) thiết kế. Việc đóng mới thành công 4 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya đã ghi nhận dấu mốc quan trọng trong lịch sử lĩnh vực đóng tàu quân sự Việt Nam.

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc lớp 1241.8 là một trong những loại tàu có thiết kế phức tạp thể hiện thành tựu mới nhất của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tàu có lượng giãn nước 560 tấn, có tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1.650 đến 2.400 hải lý. Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…


Hệ thống hỏa lực trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu - Ảnh: Hoàng Hà

Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.

Hệ thống hỏa lực trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên đến 130 km.


Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu còn được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M với tốc độ bắn lên đến 5.000 phát/phút, 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M có tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4.000-5.000 phát/phút.

NLĐO

Iran diễu binh kỷ niệm Ngày Quân đội với trang thiết bị hiện đại

Quân đội Iran ngày 18/4 đã tiến hành cuộc diễu binh kỷ niệm Ngày Quân đội hàng năm với sự tham gia của Tổng thống Iran Hassan Rouhani và các quan chức cấp cao.


Theo Sputnik News, cuộc diễu binh diễn ra ngay trước lăng mộ của người sáng lập đất nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Imam Khomeini ở phía nam Tehran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã xuất hiện trong sự kiện thường niên này.

Theo đó, quân đội Iran đã trình diễn những khí tài quân sự hiện đại nhất, bao gồm robot điều khiển từ xa, súng bắn tỉa và xe chuyên dụng.

Robot điều khiển từ xa với hệ thống di chuyển 4 bánh và có thể đảm nhiệm đồng thời nhiệm vụ thăm dò và chiến đấu trong tầm hoạt động 2 km. Với khả năng mang theo 600 kg, robot có thể được trang bị súng máy, vũ khí phòng không hay các tên lửa.

Iran cũng giới thiệu súng ngắm chuyên dụng cho lính bắn tỉa cỡ nòng 23 mm. Súng có tầm bắn tối đa 4 km với đạn xuyên giáp. Khẩu "Baher" nặng 62 kg và cần 3 người để vận hành. Một khẩu súng bắn tỉa khác được nâng cấp từ phiên bản "Shaher" với băng đạn gồm 5 viên.

Ngoài ra trong cuộc diễu binh, Iran cũng giới thiệu loại xe quân sự siêu nhẹ (ULV) đạt tốc độ 100 km/giờ ở điều kiện đường xấu và 130 km/giờ ở đường sỏi. Xe có thể được trang bị súng máy tự động và đóng vai trò trong các nhiệm vụ trinh sát và chiến đấu.

Gần đây, các chuyên gia quân sự Iran tuyên bố đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tự sản xuất các trang thiết bị, nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Iran cũng khẳng định nước này đẩy mạnh nghiên cứu quân sự chỉ nhằm mục đích phòng thủ, không đe dọa đến an ninh khu vực.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Đồ chơi sex đi vào đời sống ở Trung Quốc



Ông Liu đã ly thân và ông không muốn chung thủy với vợ, vì vậy ông đã dành một tháng lương để mua một búp bê tình dục giống như thật, điều này rất phổ biến với nam giới sành điệu có thu nhập cao ở Trung Quốc.

The remix - Hòa âm ánh sáng 12/4/2015

The Remix là chương trình được mua bản quyền và đến Việt Nam với tên gọi Hòa âm ánh sáng. Nếu các chương trình âm nhạc khác chỉ chú trọng vào giọng hát và phong cách biểu diễn của ca sĩ, thì The Remix còn đề cao sự hợp tác giữa nhà sản xuất, DJ và ca sĩ. Các thành viên trong đội sẽ kết hợp với nhau theo một quy trình sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp và hiện đại để giành chiến thắng.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Tình Khúc vượt thời gian 2015 - VTV9


Chương trình ca nhạc “Tình khúc vượt thời gian” phát sóng trực tiếp trên VTV9 hàng tháng giới thiệu những ca khúc nổi bật, vang bóng một thời được thể hiện bởi những giọng ca đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam.

Lực lượng ‘ngầm’ giúp Trung Quốc bành trướng trên biển Đông

(TNO) Một trong số những lực lượng then chốt giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng bành trướng trên biển Đông, Hoa Đông và ít được truyền thông thế giới nhắc đến chính là lực lượng dân quân biển “ẩn mình” trên các tàu cá.


Các tàu cá Trung Quốc tiến đến sát quần quần đảo tranh chấp Nhật-Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông - Ảnh: AFP

Cứu hộ, đổ bộ lên đảo tranh chấp

Truyền thông thế giới quan tâm, khai thác nhiều thông tin về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng lại ít khai thác thông tin về lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, theo tờ The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 31.3.

Tờ The Wall Street Journal cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc bao gồm những tàu cá dân sự được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ cứu hộ tàu mắc cạn cho đến đổ bộ lên đảo tranh chấp để tuyên bố chủ quyền.

Các dân quân biển, giữ công việc trong các công ty thủy sản, được các đơn vị quân đội Trung Quốc chiêu mộ và huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và sẽ được điều động bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc. Họ được huấn luyện cách nhận diện vũ khí và các loại tàu quân sự, cũng theo The Wall Street Journal.

Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc được thành lập từ lâu, nhưng những năm gần đây hoạt động tinh vi hơn và được giao nhiệm vụ chở các vật liệu xây dựng để Bắc Kinh xây đảo nhân tạo và thu thập thông tin tình báo trên biển Đông.

Những đơn vị dân quân biển tinh nhuệ nhất thậm chí còn được huấn luyện để đối đầu với tàu nước ngoài, nếu cần thiết đánh du kích với thủy lôi và tên lửa phòng không.

“Nhiệm vụ chính của lực lượng dân quân biển Trung Quốc hiện là tuần tra, do thám và gây hấn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông. Có rất ít thông tin về lực lượng dân quân biển bên ngoài Trung Quốc, nhưng những nguồn tin Trung Quốc có thể cung cấp những thông tin quý báu giúp làm sáng tỏ hoạt động của lực lượng này”, theo ông Erickson.

Trung Quốc gần đây cố gắng không tăng số lượng dân quân biển, nhưng lại nỗ lực tăng cường năng lực cho lực lượng này. Một số đơn vị dân quân biển còn trực tiếp hỗ trợ quân đội và lực lượng tuần duyên Trung Quốc, ông Erickson cho hay.

Đơn vị dân quân biển lâu đời

Một trong số đơn vị dân quân biển lâu đời nhất là đơn vị dân quân biển ở tỉnh ven biển Chiết Giang, được giao nhiệp vụ tiếp tế lương thực, xăng dầu, đạn dược… cho các tàu hải quân Trung Quốc.

“Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Beidou với màn hình cảm ứng cho phép họ truyền tín hiệu, gửi tin nhắn ngắn cho các tàu hải quân Trung Quốc”, theo ông Erickson.


Một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng Tuần duyên Nhật Bản chặn lại gần quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hồi 2010 - Ảnh: AFP

Dân quân biển còn giúp duy trì sự hiện diện của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp hoặc đổ bộ lên các đảo mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông.

Theo tạp chí National Defense (Mỹ), vào năm 2007, Hải quân Trung Quốc từng kêu gọi thành lập “mạng lưới trinh sát trên biển” bao gồm tàu cá và dân quân biển. National Defense cho hay có hai tỉnh của Trung Quốc sở hữu gần 20.000 tàu cá và tàu thương mại cùng hàng trăm ngàn dân quân biển, tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ trinh sát vùng biển xa bờ Trung Quốc.

Những người chủ tàu cá và dân quân biển còn được bồi thường thiệt hại hoặc chi phí khác nếu gặp sự cố trong quá trình hoạt động trên biển theo sự điều động của hải quân Trung Quốc, theo ông Erickson.

Nếu xảy ra xung đột trên biển Đông, Trung Quốc sẽ điều lực lượng dân quân trên các tàu cá sẽ tiến hành tấn công kiểu du kích trước. Chính vì lẽ đó, quân đội Trung Quốc từng kêu gọi trang bị thân tàu bọc thép cho các tàu cá.

Vào tháng 5.2014, tàu cá bọc thép của Trung Quốc từng xuất hiện, đâm húc tàu Việt Nam khi Bắc Kinh ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và sau đó rút giàn khoan vào ngày 15.7.2014, theo The Wall Street Journal.

Indonesia và Mỹ bay tuần tra chung trên Biển Đông

Hải quân Indonesian và Mỹ đã tiến hành bay tuần tra chung trên Biển Đông, xung quanh khu vực quần đảo Natuna của nước này từ 7 - 10.4.


Máy bay tuần biển CN-235 MPA của Indonesia (trên) và P-3C Orion của Mỹ (dưới) tham gia bay tuần tra chung trên Biển Đông trong cuộc tập trận từ 7 - 10.4.2015 - Ảnh: asiandefense

Theo Jakarta Post, các cuộc bay tuần tra chung này là một phần của cuộc tập trận Giám sát biển 15 giữa hai nước.

"Đây là cuộc tập trận chung trong lĩnh vực tác chiến trên không của hải quân, tiến hành từ năm 2012 đến nay”, Tư lệnh không quân hải quân Indonesia, Sigit Setiyanta nói.

Ông cho biết thêm tham gia bay tuần tra chung có 4 máy bay gồm 3 chiếc của Indonesia (CN-235 MPA, Casa NC-212 MPA, trực thăng BO-105) và 1 máy bay tuần biển P-3C Orion của Mỹ. Tổng cộng 88 quân nhân tham gia, trong đó có 21 quân nhân Mỹ trên máy bay P-3C Orion.

Các cuộc tuần tra chung này bao gồm các sứ mạng cứu hộ, cảnh báo, thu thập thông tin tình báo, giám sát đánh cá.

Các máy bay bay tuần này cũng chia sẻ thông tin về các tàu nổi và tàu ngầm cũng như thông tin về vùng biển thuộc eo biển Malacca, quần đảo Natuna.

Báo Jakarta Post cho hay phía Indonesia nói tuần tra chung này không làm căng thẳng tình hình Biển Đông vì chỉ diễn ra quanh vùng biển Natuna của nước này. Tuy nhiên tuỳ viên quân sự Mỹ tại Indonesia, đại tá Mark Riley nhấn mạnh cuộc tập trận chung này là một phần trong chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ.

The Diplomat, Thanh Nien

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Tam giác quan hệ Nga -Việt Nam-Trung Quốc và biển Đông

Thủ tướng Nga đã đến Việt Nam, bắt đầu chuyến công du chính thức khởi sự từ hôm nay 06/04/2014. Trả lời phỏng vấn của báo chí trước lúc lên đường, ông Medvedev đã nhấn mạnh đến trọng tâm kinh tế của chuyến thăm. Giới quan sát tuy nhiên đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh thời sự hiện nay, với đà xích lại gần nhau rõ rệt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào lúc căng thẳng vẫn dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.


Tàu Ngầm Liên Xô tại Cam Ranh trong những năm 1980

Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.

Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina

Trong bài phân tích "Ukraina và trục Nga-Trung" đăng trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 02/04, James D.J. Brown, Giảng sư bộ môn khoa hoc chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, đã nêu bật chiều hướng xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ hơn một năm nay, cụ thể là từ tháng Ba năm 2014, thời điểm bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina.

Về quan hệ chính trị tổng quát, ông Brown ghi nhận chẳng hạn các tuyên bố cực kỳ hữu hảo của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải nhân chuyến công du vào tháng Năm 2014, khi ông nói đến sự kiện quan hệ Nga-Trung đã trở thành "tốt nhất trong nhiều thế kỷ". Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả.

Trong lĩnh vực vũ khí cũng vậy. Nga đã sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc nhiều hơn. Matxcơva đã đồng ý cung cấp cho Bắc Kinh các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc "quay cóp".

Công nghệ vũ khí mới của Nga sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tấn công và phòng thủ của mình, qua đó tăng cường uy lực của Bắc Kinh trong các vấn đề Đài Loan hay tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hơn nữa, ngoài các thương vụ vũ khí, hợp tác hải quân cũng được thúc đẩy, sau cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông vào tháng Năm năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành các diễn tập Hải quân vào năm nay ở vùng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

Còn đối với Nga, vai trò của Việt Nam được cho là rất quan trọng trên cả hai bình diện kinh tế và địa lý chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại.

Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.

Vai trò như vừa kể của Việt Nam được cho là buộc Nga phải cân nhắc khi xem xét vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.

Giáo sư Thayer: "Nga bị kẹt trong tình huống khó xử"

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, đã ghi nhận bối cảnh tế nhị bắt nguồn từ tranh chấp Việt-Trung tại Biển Đông mà Hà Nội - và Matxcơva trong một chừng mực nào đó - đang gặp phải.

Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev là gì, và Việt Nam có thể mong đợi gì từ Nga ?

Thayer: Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Việt Nam trong khuôn khổ bình thường của tiến trình trao đổi cấp cao giữa Nga và Việt Nam quy định trong thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Medvedev và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ điểm lại tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động song phương Nga Việt vào năm 2014 và vạch ra những ưu tiên mới cho kế hoạch hành động năm 2015.

Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt xem xét các bước cần thiết để nâng cao thương mại hai chiều từ 3,8 tỷ đô la năm ngoái, lên mức10 tỷ đô la vào năm 2020. Nga sẽ quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế để tăng cường việc cung cấp nông sản và thủy sản Việt Nam cho Nga.

Tháp tùng theo Thủ tướng Medvedev là một phái đoàn hùng hậu, và một loạt thoả thuận sẽ được ký kết trong một số lĩnh vực. Hợp tác chung Nga-Việt trong việc thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ có vị trí nổi bật và đây là nguồn kiếm tiền chính của Nga.

Hai bên cũng sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị trong khu vực và toàn cầu nhằm phối hợp chính sách trong các tổ chức đa phương quốc tế. Nga cho biết là họ đặt quan hệ với Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Lý do là vì Nga không có một dấu ấn ở bất kỳ một quốc gia Đông Nam Á nào khác tương đương với vị trí của họ tại Việt Nam.

Liệu Thủ tướng Medvedev có sẽ nhắc lại việc cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh hay không? Và câu trả lời có thể ra sao ?

Thayer: Nga đã được hưởng quyền truy cập đặc biệt để vào Vịnh Cam Ranh nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và bảo trì tàu ngầm Kilo và hòa nhập phương tiện vào lực lượng của mình. Việt Nam đã nói rõ là do hai bên có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Nga sẽ được đối xử đặc biệt trong trường hợp Vịnh Cam Ranh, quyền mà các cường quốc khác chưa có được.

Chắc chắn là hai bên sẽ trao đổi quan điểm về những tranh cãi bắt nguồn từ những lời than phiền của Mỹ theo đó phi cơ tiếp tế nhiên liệu của Nga (xuất phát từ Cam Ranh) đã bay lên tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược của Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gần các căn cứ nhạy cảm của Mỹ như đảo Guam.

Hoạt động của Nga ở Đông Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của Nga nhằm thể hiện thái độ quyết đoán, phản ứng lại lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimer và can thiệp vào Ukraina.

Lập trường của Nga trên vấn đề Biển Đông là gì? Nga có thể giúp ích gì cho Việt Nam trên vấn đề này không ?

Thayer: Trong thực tế, Nga đang bị kẹt trong một tình thế khó xử là phải làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa với Việt Nam vừa với Trung Quốc.

Nga chỉ có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hình thức bằng cách tuyên bố ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở đàm phán giữa các bên có liên quan trực tiếp và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác, Nga đứng ngoài và thúc giục các bên tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực.

Mặc dù cả hai bên Nga-Việt đều tuyên bố rằng họ đều tin tưởng lẫn nhau, Việt Nam sẽ luôn luôn lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Nga sẽ giữ một vị trí trung lập. Một chính sách như vậy sẽ dẫn đến việc Nga từ chối tiếp tế cho Việt Nam khi kho tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác cạn kiệt...

Theo RFI

Tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam.


Chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Ảnh: VGP)

Được sự hỗ trợ của Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, trưa 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam, mở đầu cho đợt Hoạt động giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 giữa hai nước. Đây là sự kiện đặc biệt hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam lần này gồm 2 tàu khu trục là tàu USS Fitzgerald có tên lửa dẫn đường và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth. Hai tàu này do Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên Đội tàu khu trục số 7 – hải quân Hoa Kỳ làm chỉ huy.

Được biết, chương trình Giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải. Các trao đổi chuyên môn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng hải như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ như tổ chức hòa nhạc, thi đấu thể thao và một số hoạt động phục vụ cộng đồng khác.

Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và luyện tập các kỹ thuật tìm kiếm, cứu nạn và cách điều khiển tàu với trang bị hiện đại.

VTV

Phim tài liệu: Trên đỉnh Lũng Cú



Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam.Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.

Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.

Tổng thống Đài Loan nói không từ bỏ chủ quyền ở Biển Đông



Thông tấn xã Trung ương Đài Loan dẫn lời Tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố chính quyền của ông sẽ không từ bỏ chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, mà sẽ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Tàu ngầm Hắc Long (Black Dragon) Nhật Bản

Tàu ngầm Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen hay Hắc Long) số hiệu SS-506 là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu. Con tàu được đặt ky vào ngày 21/1/2011, hạ thủy ngày 31/10/2013.


Theo tờ Japan Today, tàu Kokuryu có chi phí đóng 53.4 tỷ yen. Kokuryu là tên con rồng thiêng liêng bảo vệ phía Bắc trong truyền thuyết Nhật Bản.


Các tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Shipbuilding Corporation chế tạo cho JMSDF.

Theo kế hoạch, JMSDF sẽ được trang bị 10 tàu ngầm lớp Soryu. Đây là phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio.



Một quan chức Nhật Bản khẳng định: "Tàu ngầm lớp Soryu có khả năng thực hiện nhiệm vụ dưới nước cao hơn những loại tàu ngầm khác, có đủ khả năng gánh vác trọng trách giám sát vùng biển xung quanh Nhật Bản".

Trước đó, tháng 10/2014, Nhật Bản đã tiến hành hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7.



Theo tờ Sankei Shimbun, các tàu ngầm lớp Soryu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.950 tấn (khi lặn 4.000 tấn), chiều dài 84m, rộng 9.1m.

Tàu được trang bị ống phóng ngư lôi có khả năng phóng tên lửa chống hạm, tốc độ khi lặn là 20 hải lý/h.



Sau khi Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đăng tải thông tin Nhật Bản biên chế tàu ngầm Kokuryu, cư dân mạng nước này đã đưa ra nhiều bình luận hiếu chiến, giễu cợt.

Một cư dân mạng viết: "Quay lưng lại với trào lưu lịch sử và chính nghĩa của nhân loại, đi ngược lại lương tri và công lý thì có vũ khí hiện đại hơn nữa cũng không tránh khỏi số phận thất bại và diệt vong".


"Thật đáng thương cho Nhật Bản, phải đầu tư nhiều tiền vào vũ khí nhưng cuối cùng lại trở thành mồi cho Trung Quốc dưới biển" - Một cư dân mạng khác bình luận.

Chỉ có một bộ phận nhỏ có phần tỏ ra lo ngại khi Nhật Bản tích cực tăng cường sức mạnh quân sự.

"Trung Quốc nên thông qua dự luật cấm xuất khẩu sang Nhật các tài nguyên, khoáng sản, thiết bị kỹ thuật... để chế tạo vũ khí" - Một cư dân mạng viết.

Theo Infonet

Chung kết Tìm kếm tài năng Việt Nam 05-4-2015



Tìm kiếm tài năng: Vietnam's Got Talent (thường được gọi tắt là Got Talent hay VNGT) là một chương trình truyền hình tương tác mua lại bản quyền Britain’s Got Talent do Simon Cowell sáng tạo.

Thành phố ngàn cây


Thành phố Trà Vinh được mệnh danh là trung tâm tỉnh lỵ đẹp nhất và xanh nhất ở miền Tây Nam Bộ. Nội ô thành phố được che phủ với gần 7 ngàn cây cổ thụ. Ý thức bảo tồn và phát triển cây xanh trên phố của chính quyền... (06/04/2015)

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

[Liveshow] Dấu Ấn - Phương Uyên 4-4-2015

Liveshow Dấu ấn diễn ra vào 20g30 mỗi thứ bảy đầu tiên của tháng và được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV9 Đài truyền hình Việt Nam, VTV Huế, VTV Phú Yên và một số đài địa phương khác.

Cam Ranh – một trọng tâm chính sách Nga ở khu vực Thái Bình Dương

Kể từ năm 2014, các máy bay chở dầu IL-78 của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam trên bờ Biển Đông để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không gian quốc tế.


Mỹ không hài lòng với điều đó. Quan sát viên Alexander Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" viết, khoảng cách từ Cam Ranh đến Washington — hơn 14 nghìn km, đến căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam – hơn 4 nghìn km, tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng, sự hiện diện của lực lượng không quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hành động khiêu khích để phô trương sức mạnh và thu thập thông tin tình báo. Washington yêu cầu Hà Nội ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vì hành động này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Nhưng, không có kết quả nào.

Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.

Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.

Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.

Đài Sputnik

Trung Quốc tăng đầu tư quân sự ở Campuchia

Tài trợ đào tạo quân sự, viện trợ vũ khí, tăng cường đầu tư, là những cách Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quân sự ở Campuchia.


Một cố vấn quân đội Trung Quốc đang gắn quân hàm cho sinh viên tốt nghiệp Campuchia. Ảnh: Reuters.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Bank tham dự lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân đội danh tiếng của Campuchia. Ông trực tiếp nói lời cảm ơn tới một đoàn khách quân đội Trung Quốc.

Học viện Quân đội (AI) thành lập năm 1999, nằm ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 80 km, nằm trong kế hoạch tăng cường viện trợ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia. Các nhà phân tích cho rằng đó là một phần trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.

Phát biểu tại AI, ông Tea ca ngợi các thiết bị "hiện đại" mà Trung Quốc viện trợ cho Campuchia. "Chúng ta biết ơn họ vì đã hiểu cho hoàn cảnh khó khăn hiện nay của chúng ta."

Kể từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 200 học viên thi đỗ vào chương trình học 4 năm ở AI, do bộ Quốc phòng và các cố vấn Trung Quốc giám sát, dưới sự giảng dạy của giáo viên địa phương. Chương trình cũng bao gồm khóa thực tập 6 tháng bắt buộc ở các học viện quân sự tại Trung Quốc.

Tháng trước, 190 sinh viên khóa thứ 3 đã tốt nghiệp. "Sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào các vị trí quan trọng, kể cả chỉ huy lữ đoàn," một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên cho biết. "Họ nắm giữ các vị trí có thực quyền trong lực lượng chiến đấu."

Ông này nói thêm, Trung Quốc chi trả phần lớn tiền xây dựng và vận hành trường. Ngôi trường cũng nhận khoảng 200 sinh viên mỗi năm theo học khóa ngắn hạn 6 tháng.

Học viện này dường như là phép thử đầu tiên của Trung Quốc nhằm xây dựng các cơ sở quy mô tương tự ở Đông Nam Á, Carl Thayer, chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, Học viện Quốc phòng Australia, cho biết.

"Đối với Trung Quốc, đây là sự khởi đầu của một chiến lược dài hạn, tăng ảnh hưởng trong quân đội Campuchia. Ngoài ra, Trung Quốc còn nắm giữ hồ sơ tình báo cực kì chi tiết về từng người," ông nói.

Ngôi trường phát triển đồng thời với việc gia tăng đáng kể những hợp đồng bán vũ khí Trung Quốc và tăng cường viện trợ quân sự vào Campuchia. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỉ USD vào kinh tế nước này.

Năm 2013, Campuchia nhận 12 trực thăng Harbin Z-9 mua từ khoản vay 195 triệu USD của Trung Quốc. Năm 2014, nước này nhận thêm viện trợ 26 xe tải Trung Quốc và 30.000 bộ quân phục.

AI cũng nhanh chóng mở rộng xây dựng. Kể từ năm 2002 đến nay, hơn 70 tòa nhà đã mọc lên trong khuôn viên rộng 148 ha của trường. Quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia từ chối bình luận thông tin này.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ "tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho học viện, giúp Campuchia nâng cao năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo."

"Viện trợ này không đi kèm bất cứ điều kiện chính trị nào, và không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", phía Trung Quốc tuyên bố.

Lao Mong Hay, chuyên gia phân tích Campuchia, đánh giá Trung Quốc tăng cường viện trợ nhằm tạo thế cân bằng với ảnh hưởng của các nước khác.

Năm 2014, Washington dành khoảng một triệu USD viện trợ tài chính cho quân đội và công tác huấn luyện binh sĩ ở Campuchia. 12 sĩ quan quân đội Campuchia cũng được đào tạo ở Mỹ về nhân quyền và "nâng cao năng lực hàng hải."

Hồng Hạnh (theo Reuters)