Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018
[Phim] Hoa Mộc Lan - Mulan: Rise of a Warrior (2009) | Thuyết minh
Status: Thuyết Minh
Diễn viên: Trần Khôn, Triệu Vy,
Quốc gia: Phim Trung Quốc
Đạo diễn: Jingle Ma
Thời lượng: 114 phút
-> Xem phim trên OK Ru | Tải xuống - Download
Thời Bắc Ngụy có một cô gái tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô đã thích tập võ, chơi đánh trận. Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh, quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Cô gái quyết định giả trai, thay cha đầu quân chống giặc…
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018
Tam sinh tam thế Thập lý đào hoa - Tập 32 | Thuyết minh
Phim Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa chuyển thể từ bộ ngôn tình cùng tên của tác giả Đường Thất Công Tử. Phim kể về câu chuyện tình chất chứa yêu và hận kéo dài 3 kiếp giữa Thanh Khâu đế cơ Bạch Thiển và thái tử Cửu Trùng thiên Dạ Hoa.
https://www.dailymotion.com/video/x64hmqo
https://tv.zing.vn/video/Tam-Sinh-Tam-The-Thap-Ly-Dao-Hoa-Tap-32/IWZCZ97E.html
Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018
Thế giới kỳ bí trong hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng
TTO - Bức tường nhũ, bãi chông nhũ, thạch nhũ trứng, thạch nhũ xương, thác nước, rừng cây xanh ở ngay trong hang động... là những công trình thiên nhiên tuyệt tác mà không phải du khách nào cũng được chiêm ngưỡng.
Bức tường thạch nhũ cao 90m trong hang Sơn Đoòng, điềuchưa được tìm thấy ở các hang động lớn khác trên thế giới.
Phần lớn trong diện tích hơn 120.000ha ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng núi đá vôi và rừng cây xanh trên núi đá vôi. Tính chất địa chất địa mạo như thế "sinh" cho khu vực này hơn 300 hang động lớn nhỏ.
Phong Nha - Kẻ Bàng còn được mệnh danh là "vương quốc của hang động", chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí chưa được khám phá hết. Có thể kể đến hàng chữ trong hang Bi Ký ở động Phong Nha đã khiến các nhà ngôn ngữ học, các chuyên gia hang động và nhà khoa học xã hội Việt Nam và nước ngoài suốt gần 100 năm qua vẫn chưa giải nghĩa được...
Từ năm 1993 đến nay, khi các nhà thám hiểm và nghiên cứu hang động thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành nhiều đợt khảo sát, tìm kiếm hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đã có hàng triệu lượt du khách tham quan các hang động như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…
Chữ viết trong động Phong Nha được một nhóm chuyên gia ngôn ngữ của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient, Pháp) nghiên cứu năm 2015 và xác nhận đây là chữ Chăm, theo hình thức văn bia. Giáo sư Arlo Griffiths cho biết vẫn chưa thể dịch nghĩa được chữ viết trên văn bia có nội dung gì - Ảnh: LAM GIANG
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Bức tường thạch nhũ cao 90m trong hang Sơn Đoòng, điềuchưa được tìm thấy ở các hang động lớn khác trên thế giới.
Phần lớn trong diện tích hơn 120.000ha ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng núi đá vôi và rừng cây xanh trên núi đá vôi. Tính chất địa chất địa mạo như thế "sinh" cho khu vực này hơn 300 hang động lớn nhỏ.
Phong Nha - Kẻ Bàng còn được mệnh danh là "vương quốc của hang động", chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí chưa được khám phá hết. Có thể kể đến hàng chữ trong hang Bi Ký ở động Phong Nha đã khiến các nhà ngôn ngữ học, các chuyên gia hang động và nhà khoa học xã hội Việt Nam và nước ngoài suốt gần 100 năm qua vẫn chưa giải nghĩa được...
Từ năm 1993 đến nay, khi các nhà thám hiểm và nghiên cứu hang động thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành nhiều đợt khảo sát, tìm kiếm hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đã có hàng triệu lượt du khách tham quan các hang động như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…
Chữ viết trong động Phong Nha được một nhóm chuyên gia ngôn ngữ của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient, Pháp) nghiên cứu năm 2015 và xác nhận đây là chữ Chăm, theo hình thức văn bia. Giáo sư Arlo Griffiths cho biết vẫn chưa thể dịch nghĩa được chữ viết trên văn bia có nội dung gì - Ảnh: LAM GIANG
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018
Khúc nhạc Cao Sơn Lưu Thủy - Đàn Tranh
Vào một ngày đẹp trời năm 1977, có một kiệt tác âm nhạc đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2.
Bài chi tiết: https://vinfile.blogspot.com/2018/05/kiet-tac-khuc-nhac-cao-son-luu-thuy.html
Bản gốc: https://www.youtube.com/watch?v=K57QVySEivU
Việt Nam Vs Malaysia 2 - 0 | AFF Suzuki Cup 2018 | Highlight
Thầy trò HLV Park Hang-seo giành lợi thế lớn vào bán kết sau khi đánh bại Malaysia với tỷ số 2-0 vào tối ngày 16/11/2018.
Cổ động viên xuống đường mừng chiến thắng tối 16/11/2018:
Nguồn: https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/co-dong-vien-dot-phao-sang-tren-nhieu-tuyen-pho-ha-noi-3840412.html
Cổ động viên xuống đường mừng chiến thắng tối 16/11/2018:
Nguồn: https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/co-dong-vien-dot-phao-sang-tren-nhieu-tuyen-pho-ha-noi-3840412.html
Tiếng hát Hà Thanh - Nhạc Xưa
Hà Thanh sinh ngày 25 tháng 7 năm 1937 tại quê ngoại là làng An Đô, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nguyên quán là Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà (nay thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát.
Hà Thanh là một người theo đạo Phật thuần thành, quy y với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết với Pháp danh Tâm Tú và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử Hương Từ tại Huế.
Ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.
- Trả lại em yêu
- Chiều Mưa Biên Giới - Nguyễn Văn Đông
- Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn - Văn Phụng
- Thiên Thai - Văn Cao
- Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm vui - Trịnh Công Sơn
- Biển Nhớ - Trịnh Công Sơn
- Tiếng Xưa - Dương Thiệu Tước
- Dứt Đường Tơ - Văn Thủy, Doãn Cảnh
- Các anh đi - Văn Phụng
- Máu Chảy Về Tim - Anh Việt Thu
- Mùa Thu Paris - Phạm Duy (thơ Cung Trầm Tưởng)
- Khi Đã Yêu - Phượng Linh
- Thơ Ngây - Anh Việt
- Ai Về Sông Tương - Thông Đạt
- Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn - Văn Phụng
- Hoa Xoan Bên Thềm Cũ - Tuấn Khanh
- Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay - Đoàn Chuẩn
- Á Lụa Vàng - Phạm Thế Mỹ
- Ai Ra Xứ Huế - Duy Khánh
- Người Về - Phạm Duy
1. Tiếng Hát Hà Thanh
2. Hà Thanh Hải Ngoại 2 - Chiều Mưa Biên Giới
3. Tình khúc bất hủ Nguyễn Văn Đông qua giọng hát Hà Thanh
* Đang cập nhật...
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018
Thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ
TTO - Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.
Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.
Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách thành phố Pleiku, Gia Lai khoảng 30km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa bạt ngàn rừng xanh, đã ngưng hoạt động hàng triệu năm.
Chư Đăng Ya đang vào mùa lễ hội hoa dã quỳ, diễn ra từ ngày 10 đến 13-11 với nhiều hoạt động phong phú. Du khách có thể ngắm hoa, leo núi, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa như cơm lam, gà nướng hay rượu cần.
Trên đường lên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể bắt gặp những cây cổ thụ, cả luống ngô, khoai, bí đỏ hay dong riềng được nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Dong riềng được xem là loại cây trồng chủ đạo tại khu vực núi lửa này, vì chịu được khô hạn.
Dã quỳ nở nhuộm vàng óng ả hai bên đường dẫn tới chân đồi, và trải dài miên man tới miệng núi lửa, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên Chư Đăng Ya thêm ấn tượng hơn.
Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, phong cảnh hiện ra quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến tất cả khi đắm chìm say mê trước những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.
"Tôi không không khỏi choáng ngợp khi ngắm màu vàng đặc trưng hoa dã quỳ xung quanh sườn núi lửa Chư Đăng Ya" - nhiếp ảnh gia Thế Dũng chia sẻ.
Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông - Ảnh: THẾ DŨNG
Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này - Ảnh: THẾ DŨNG
Ngoài du khách, giới nhiếp ảnh gia thường check-in Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Đây còn là nơi lý tưởng của các bạn trẻ để thực hiện một bộ ảnh cưới đậm chất Tây Nguyên.
Theo anh Thế Dũng, "Con đường Hàng thông - Vườn chè Biển Hồ - Núi lửa Chư Đăng Ya" được xem là cung đường đẹp như "chốn bồng lai tiên cảnh" ở Gia Lai khi lựa chọn đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Với cung đường này, du khách xuất phát từ Ngã 4 Biển Hồ về hướng Kon Tum tầm 3km, rẽ vô đường Lê Văn Sỹ, đi ngang qua những địa danh nổi tiếng như con đường với 2 hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp, vườn chè xanh ngát, chùa Bửu Minh với tượng Phật nằm và đập Tân Sơn thơ mộng.
Du khách tiếp tục di chuyển tới Ngã 3 đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr, sau đó rẽ trái đi khoảng 5km sẽ đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Ngoài sắc vàng hoa dã quỳ, du khách còn có thể ngắm "mùa vàng" Gia Lai với sắc hoa muồng vàng, đang nở khắp nẻo đường Gia Lai giữa tiết trời mùa thu.
Ngoài núi lửa Chư Đăng Ya, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Gia Lai không thể bỏ qua gồm vẻ đẹp yên bình của Biển Hồ (hồ T’Nưng, Pleiku), Thủy điện Yaly (huyện Chư Păh), Biển Hồ Chè thơ mộng (huyện Chư Păh) hay thác Phú Cường hùng vĩ (huyện Chư Sê).
Gia Lai đang vào mùa thu nắng lạnh, tiết trời dịu êm cùng với làn gió vi vu và rực vàng sắc hoa dã quỳ, hoa muồng như mời gọi du khách hãy lang thang khắp nẻo đường phố núi này.
HUỲNH PHƯƠNG - Ảnh: THẾ DŨNG/ Tuổi Trẻ
Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.
Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách thành phố Pleiku, Gia Lai khoảng 30km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa bạt ngàn rừng xanh, đã ngưng hoạt động hàng triệu năm.
Chư Đăng Ya đang vào mùa lễ hội hoa dã quỳ, diễn ra từ ngày 10 đến 13-11 với nhiều hoạt động phong phú. Du khách có thể ngắm hoa, leo núi, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa như cơm lam, gà nướng hay rượu cần.
Trên đường lên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể bắt gặp những cây cổ thụ, cả luống ngô, khoai, bí đỏ hay dong riềng được nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Dong riềng được xem là loại cây trồng chủ đạo tại khu vực núi lửa này, vì chịu được khô hạn.
Dã quỳ nở nhuộm vàng óng ả hai bên đường dẫn tới chân đồi, và trải dài miên man tới miệng núi lửa, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên Chư Đăng Ya thêm ấn tượng hơn.
Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, phong cảnh hiện ra quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến tất cả khi đắm chìm say mê trước những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.
"Tôi không không khỏi choáng ngợp khi ngắm màu vàng đặc trưng hoa dã quỳ xung quanh sườn núi lửa Chư Đăng Ya" - nhiếp ảnh gia Thế Dũng chia sẻ.
Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông - Ảnh: THẾ DŨNG
Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này - Ảnh: THẾ DŨNG
Ngoài du khách, giới nhiếp ảnh gia thường check-in Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Đây còn là nơi lý tưởng của các bạn trẻ để thực hiện một bộ ảnh cưới đậm chất Tây Nguyên.
Theo anh Thế Dũng, "Con đường Hàng thông - Vườn chè Biển Hồ - Núi lửa Chư Đăng Ya" được xem là cung đường đẹp như "chốn bồng lai tiên cảnh" ở Gia Lai khi lựa chọn đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Với cung đường này, du khách xuất phát từ Ngã 4 Biển Hồ về hướng Kon Tum tầm 3km, rẽ vô đường Lê Văn Sỹ, đi ngang qua những địa danh nổi tiếng như con đường với 2 hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp, vườn chè xanh ngát, chùa Bửu Minh với tượng Phật nằm và đập Tân Sơn thơ mộng.
Du khách tiếp tục di chuyển tới Ngã 3 đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr, sau đó rẽ trái đi khoảng 5km sẽ đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Ngoài sắc vàng hoa dã quỳ, du khách còn có thể ngắm "mùa vàng" Gia Lai với sắc hoa muồng vàng, đang nở khắp nẻo đường Gia Lai giữa tiết trời mùa thu.
Ngoài núi lửa Chư Đăng Ya, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Gia Lai không thể bỏ qua gồm vẻ đẹp yên bình của Biển Hồ (hồ T’Nưng, Pleiku), Thủy điện Yaly (huyện Chư Păh), Biển Hồ Chè thơ mộng (huyện Chư Păh) hay thác Phú Cường hùng vĩ (huyện Chư Sê).
Gia Lai đang vào mùa thu nắng lạnh, tiết trời dịu êm cùng với làn gió vi vu và rực vàng sắc hoa dã quỳ, hoa muồng như mời gọi du khách hãy lang thang khắp nẻo đường phố núi này.
HUỲNH PHƯƠNG - Ảnh: THẾ DŨNG/ Tuổi Trẻ
Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng
TTO - Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, điều kiện địa chất đặc biệt cùng đời sống văn hóa bản địa đặc sắc, Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng sẽ là một điểm đến hấp dẫn với du khách.
Thác bản Giốc nằm trong công viên địa chất non nước Cao Bằng, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2, trải dài trên 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An của tỉnh Cao Bằng.
Nơi này có 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể…
Đây cũng là nơi sinh sống của 9 dân tộc như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay…
Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và đặc biệt thác Bản Giốc, từng được bình chọn là một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích lịch sử Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo) được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, cố đô của một số triều đại phong kiến và đặc biệt là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng là miền đất mà du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái đất qua các dấu tích còn lại ở đây.
Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay
Phia Oắc có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao có độ dốc lớn và thung lũng nhỏ hẹp, nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m đến gần 2.000 m so với mực nước biển.
Nếu đến Phia Oắc, du khách sẽ tận hưởng thời tiết của bốn mùa không khác Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)…
Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp và các dải rừng xanh bao phủ, thảm thực vật rừng mang đậm nét hoang sơ quanh năm mây phủ, tạo nên bức tranh phong cảnh hài hòa, thơ mộng và vô cùng hấp dẫn…
Vào mùa đông lạnh giá, du khách còn có thể được chiêm ngưỡng băng tuyết phủ trắng Phia Oắc.
Khám phá Phia Oắc, du khách không thể không ghé thăm hợp tác xã thêu hoa văn và in sáp ong của người Dao Tiền; trải nghiệm những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao; mỏ thiếc Tĩnh Túc; trang trại cá hồi Phia Đén, hít thở không gian bao la khoáng đạt của những đồn điền chè;...
"Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay" còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng lừng danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngày 22-12-1944 đã cùng 34 chiến sĩ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trở về nguồn cội
Từ thành phố Cao Bằng ngược lên phía Bắc thuộc địa phận huyện Hòa An, Hà Quảng, du khách sẽ tham quan hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng... Trên hành trình trở về "cội nguồn cách mạng" du khách có thể đến thăm cột mốc 108 (nay là mốc 675) - nơi Bác đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm bôn ba nước ngoài như Nhà ông Lý Quốc súng, Hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc; bàn đá "chông chênh dịch sử Đảng"; suối Lênin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm... Tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như chốn "bồng lai tiên cảnh".
Suối Lênin với nhiều di thích lịch sử, nơi Bác Hồ từng sống và lãnh đạo quân dân chiến đấu - Ảnh: NAM TRẦN
Tại nhà trưng bày ở Khu di tích, du khách sẽ thấy chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đôi dép cao su... mà Bác đã dùng. Tất cả những kỷ vật tưởng chừng bình dị này rất đỗi thiêng liêng, gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác và cách mạng Việt Nam trước năm 1945.
Ngoài ra trên cung này, du khách có thể tham quan thành Bản Phủ, thành Na Lữ - đền vua Lê; đền thờ Nùng Chí Cao, ngôi đền rất thiêng thờ Phật và Mẫu Dẻ Đoóng, hoặc vãn cảnh chùa Đà Quận, chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia Chuông đồng lớn, Khu mộ liệt sĩ anh Kim Đồng.
Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xử sở thần tiên
Du khách đi về hướng Đông của tỉnh Cao Bằng đến với khu vực mang đậm sắc thái dân tộc Tày, Nùng tại huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh.
Tại hai điểm du lịch dừng chân đầu tiên, du khách có thể lựa chọn là Đèo Mã Phục và "Mắt Thần núi" ở xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh). Đèo có chiều dài hơn 3,5 km, độ cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc. Đây là một trong những con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng.
Cảnh hùng vĩ nhưng cũng thơ mộng của hồ Thang Hen, hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Nếu đến tham quan "Mắt Thần núi" nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh vào mùa mưa (tháng 6 - 8), trải nghiệm đi bộ trên con đường mòn khúc khuỷu, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi một hồ Nặm Trá rộng khoảng 15 ha hiện ra, cùng thác nước Nặm Trá đẹp duyên dáng. Nơi đây được khách ví von là "Tuyệt tình cốc Cao Bằng".
Tuyến du lịch tiếp tục trải nghiệm văn hóa bản địa tại làng nghề truyền thống của người Nùng An với làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân; làng rèn nông cụ xã Phúc Sen hoặc trải nghiệm tham gia làm mía đường tại Phục Hòa, ngoài ra còn các làng làm ngói máng, làng đan lát…
Đến với những ngôi làng này, du khách sẽ say đắm với làn điệu Hèo Phưn sâu lắng, tiếng sli, tiếng lượn ngọt ngào, da diết của các đôi trai gái bản trong sắc áo chàm vào mùa lễ hội Pháo Hoa, hội Thanh Minh, hội chùa Sùng Phúc…
Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh được xếp vào những hang động đẹp nhất nước, bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc - Ảnh: NAM TRẦN
Điểm đến cuối của hành trình này là Khu du lịch sinh thái thác Bản Giốc - một trong 4 thác đẹp nhất thế giới với cảnh quan hùng vĩ, oai hùng của thiên nhiên, nhất là khi mùa mưa, mùa nước đổ.
Nếu tới đây vào tháng 12, khi nước thác trong xanh, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng... ngắm và thả hồn vào dòng sông Quây Sơn thơ mộng, khám phá động Ngườm Ngao lung linh huyền ảo như thiên đường, hít thở bầu không khí trong lành của vùng biên đẹp nên thơ như "xứ sở thần tiên".
Cùng Tuổi Trẻ Online chiêm ngưỡng hình ảnh hùng vĩ của những địa điểm thuộc Công viên Địa chất - Non nước Cao Bằng.
Thác bản Giốc với vẻ đẹp kỳ vĩ đã thu hút không chỉ du khách trong nước mà cả khách nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Mỏ thiếc Tĩnh Túc là điểm nằm trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, thuộc tuyến phía Tây của Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Tại điểm dừng chân này, du khách có thể thấy được dấu ấn khai thác của người Pháp trước đây và hiểu thêm về lịch sử “đứa con đầu lòng” của ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu của Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Cao Bằng hiện có 2 nhánh dân tộc Dao sinh sống, là người Dao Đỏ và người Dao Tiền. Người Dao Đỏ cư trú rải rác ở các huyện như: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng… Còn nhóm Dao Tiền, cư trú duy nhất tại huyện Nguyên Bình. Trong ảnh là những người phụ nữ Dao Tiền đang thực hiện nghề truyền thống in hoa văn sáp ong trên vải - Ảnh: NAM TRẦN
Những di tích để lại của mỏ khai thác quặng thiếc-volfram Lũng Mười thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Mỏ nằm ở phía tây của dãy núi Phia Oắc, được người Pháp đưa vào khai thác từ những năm 1910 - Ảnh: NAM TRẦN
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là rừng đặc dụng có diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây từng là khu nghỉ dưỡng do người Pháp phát hiện và xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Nơi đây có thảm thực vật đa dạng và quý hiếm với 125 họ thực vật, 289 chi thực vật và khoảng trên 352 loài thực vật, trong đó có nhiều có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: NAM TRẦN
Đồi chè xanh ngát xanh Phia Đén là điểm đến lý tưởng để vãn cảnh đẹp đến mê mẩn và thưởng thức ấm chè Ô Long tuyệt hảo - Ảnh: NAM TRẦN
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941, lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Chí Tuệ - Nam Trần/ Báo Tuổi Trẻ.
Thác bản Giốc nằm trong công viên địa chất non nước Cao Bằng, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2, trải dài trên 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An của tỉnh Cao Bằng.
Nơi này có 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể…
Đây cũng là nơi sinh sống của 9 dân tộc như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay…
Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và đặc biệt thác Bản Giốc, từng được bình chọn là một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích lịch sử Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo) được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, cố đô của một số triều đại phong kiến và đặc biệt là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng là miền đất mà du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái đất qua các dấu tích còn lại ở đây.
Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay
Phia Oắc có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao có độ dốc lớn và thung lũng nhỏ hẹp, nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m đến gần 2.000 m so với mực nước biển.
Nếu đến Phia Oắc, du khách sẽ tận hưởng thời tiết của bốn mùa không khác Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)…
Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp và các dải rừng xanh bao phủ, thảm thực vật rừng mang đậm nét hoang sơ quanh năm mây phủ, tạo nên bức tranh phong cảnh hài hòa, thơ mộng và vô cùng hấp dẫn…
Vào mùa đông lạnh giá, du khách còn có thể được chiêm ngưỡng băng tuyết phủ trắng Phia Oắc.
Khám phá Phia Oắc, du khách không thể không ghé thăm hợp tác xã thêu hoa văn và in sáp ong của người Dao Tiền; trải nghiệm những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao; mỏ thiếc Tĩnh Túc; trang trại cá hồi Phia Đén, hít thở không gian bao la khoáng đạt của những đồn điền chè;...
"Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay" còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng lừng danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngày 22-12-1944 đã cùng 34 chiến sĩ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trở về nguồn cội
Từ thành phố Cao Bằng ngược lên phía Bắc thuộc địa phận huyện Hòa An, Hà Quảng, du khách sẽ tham quan hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng... Trên hành trình trở về "cội nguồn cách mạng" du khách có thể đến thăm cột mốc 108 (nay là mốc 675) - nơi Bác đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm bôn ba nước ngoài như Nhà ông Lý Quốc súng, Hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc; bàn đá "chông chênh dịch sử Đảng"; suối Lênin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm... Tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như chốn "bồng lai tiên cảnh".
Suối Lênin với nhiều di thích lịch sử, nơi Bác Hồ từng sống và lãnh đạo quân dân chiến đấu - Ảnh: NAM TRẦN
Tại nhà trưng bày ở Khu di tích, du khách sẽ thấy chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đôi dép cao su... mà Bác đã dùng. Tất cả những kỷ vật tưởng chừng bình dị này rất đỗi thiêng liêng, gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác và cách mạng Việt Nam trước năm 1945.
Ngoài ra trên cung này, du khách có thể tham quan thành Bản Phủ, thành Na Lữ - đền vua Lê; đền thờ Nùng Chí Cao, ngôi đền rất thiêng thờ Phật và Mẫu Dẻ Đoóng, hoặc vãn cảnh chùa Đà Quận, chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia Chuông đồng lớn, Khu mộ liệt sĩ anh Kim Đồng.
Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xử sở thần tiên
Du khách đi về hướng Đông của tỉnh Cao Bằng đến với khu vực mang đậm sắc thái dân tộc Tày, Nùng tại huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh.
Tại hai điểm du lịch dừng chân đầu tiên, du khách có thể lựa chọn là Đèo Mã Phục và "Mắt Thần núi" ở xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh). Đèo có chiều dài hơn 3,5 km, độ cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc. Đây là một trong những con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng.
Cảnh hùng vĩ nhưng cũng thơ mộng của hồ Thang Hen, hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Nếu đến tham quan "Mắt Thần núi" nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh vào mùa mưa (tháng 6 - 8), trải nghiệm đi bộ trên con đường mòn khúc khuỷu, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi một hồ Nặm Trá rộng khoảng 15 ha hiện ra, cùng thác nước Nặm Trá đẹp duyên dáng. Nơi đây được khách ví von là "Tuyệt tình cốc Cao Bằng".
Tuyến du lịch tiếp tục trải nghiệm văn hóa bản địa tại làng nghề truyền thống của người Nùng An với làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân; làng rèn nông cụ xã Phúc Sen hoặc trải nghiệm tham gia làm mía đường tại Phục Hòa, ngoài ra còn các làng làm ngói máng, làng đan lát…
Đến với những ngôi làng này, du khách sẽ say đắm với làn điệu Hèo Phưn sâu lắng, tiếng sli, tiếng lượn ngọt ngào, da diết của các đôi trai gái bản trong sắc áo chàm vào mùa lễ hội Pháo Hoa, hội Thanh Minh, hội chùa Sùng Phúc…
Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh được xếp vào những hang động đẹp nhất nước, bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc - Ảnh: NAM TRẦN
Điểm đến cuối của hành trình này là Khu du lịch sinh thái thác Bản Giốc - một trong 4 thác đẹp nhất thế giới với cảnh quan hùng vĩ, oai hùng của thiên nhiên, nhất là khi mùa mưa, mùa nước đổ.
Nếu tới đây vào tháng 12, khi nước thác trong xanh, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng... ngắm và thả hồn vào dòng sông Quây Sơn thơ mộng, khám phá động Ngườm Ngao lung linh huyền ảo như thiên đường, hít thở bầu không khí trong lành của vùng biên đẹp nên thơ như "xứ sở thần tiên".
Cùng Tuổi Trẻ Online chiêm ngưỡng hình ảnh hùng vĩ của những địa điểm thuộc Công viên Địa chất - Non nước Cao Bằng.
Thác bản Giốc với vẻ đẹp kỳ vĩ đã thu hút không chỉ du khách trong nước mà cả khách nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Mỏ thiếc Tĩnh Túc là điểm nằm trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, thuộc tuyến phía Tây của Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Tại điểm dừng chân này, du khách có thể thấy được dấu ấn khai thác của người Pháp trước đây và hiểu thêm về lịch sử “đứa con đầu lòng” của ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu của Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Cao Bằng hiện có 2 nhánh dân tộc Dao sinh sống, là người Dao Đỏ và người Dao Tiền. Người Dao Đỏ cư trú rải rác ở các huyện như: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng… Còn nhóm Dao Tiền, cư trú duy nhất tại huyện Nguyên Bình. Trong ảnh là những người phụ nữ Dao Tiền đang thực hiện nghề truyền thống in hoa văn sáp ong trên vải - Ảnh: NAM TRẦN
Những di tích để lại của mỏ khai thác quặng thiếc-volfram Lũng Mười thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Mỏ nằm ở phía tây của dãy núi Phia Oắc, được người Pháp đưa vào khai thác từ những năm 1910 - Ảnh: NAM TRẦN
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là rừng đặc dụng có diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây từng là khu nghỉ dưỡng do người Pháp phát hiện và xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Nơi đây có thảm thực vật đa dạng và quý hiếm với 125 họ thực vật, 289 chi thực vật và khoảng trên 352 loài thực vật, trong đó có nhiều có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: NAM TRẦN
Đồi chè xanh ngát xanh Phia Đén là điểm đến lý tưởng để vãn cảnh đẹp đến mê mẩn và thưởng thức ấm chè Ô Long tuyệt hảo - Ảnh: NAM TRẦN
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941, lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Chí Tuệ - Nam Trần/ Báo Tuổi Trẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)