Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Lên đỉnh Tà Chì Nhù ngắm loài hoa tím nở khắp núi rừng đẹp như miền cổ tích

Không phải trong phim, cũng không phải trong những khung hình mộng mơ ở vùng thảo nguyên Mông Cổ hay Châu Âu nào đó mà có cả một vùng đồi hoa tím đẹp "lịm tim" nằm dọc trên quãng đường chinh phục Tà Chì Nhù - đỉnh núi cao thứ 6 của Việt Nam.

Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông. Nếu xét về độ cao thì đây là đỉnh núi nằm trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 6 với độ cao 2.979 m trong địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Còn nếu xét về độ khó thì Tà Chì Nhù được xếp vào hàng đầu bởi đường đi đa số là dốc cao, ít bóng cây, đá sỏi nhiều.


Rừng hoa đẹp nhất hoa màu tím!. Ảnh: Mạnh Chiến

Thông thường, Tà Chì Nhù nổi tiếng là một ngọn đồi trọc chỉ phù hợp để săn mây. Ít ai biết, vào cuối thu, khoảng từ đầu đến cuối tháng 10, những bông hoa tím ẩn mình bấy lâu bỗng nở bung biến Tà Chì Nhù thành ngọn đồi màu tím, một không gian cực kỳ tuyệt vời cho những bức ảnh sống ảo đẹp ngỡ ngàng không thua kém gì những cánh đồng violet ở trời Âu.

Chưa bao giờ bạn cảm thấy mây và trời gần đến thế, như thể chỉ cần với tay là có thể chạm được mây. Những áng mây lúc này không ở trên đầu mà nằm ngang tầm mắt, khi thì lập lờ, mềm mại như dải lụa, lúc lại bông tơi, trắng xóa như kem bông. Theo đường chạy mặt trời những đám mây hiện lên rõ nét, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.


Khung cảnh lãng mạn như trong những thước phim ở trời Âu. Ảnh: Hailecao.


Con đường mòn dẫn lên đến đỉnh gần như độc đạo, dựng đứng, đôi lúc như đi trên sống núi. Ảnh: Mạnh Chiến.


Những đàn ngựa nhởn nhơ khiến bạn cứ ngỡ như mình đang lạc giữa bình nguyên của người du mục. Ảnh: Mạnh Chiến


Tà Chì Nhù không chỉ hấp dẫn với dân du lịch mà còn là điểm chụp ảnh cưới ấn tượng, tuyệt vời cho các cặp đôi. Ảnh: Hailecao.

Nguồn: Dân Việt

Tỉ phú Hoàng Kiều " Giải mã" BBC News Tiếng Việt, Báo Người Việt, Trần Nhật Phong,...


Cuộc họp báo ngày 31/10/2018 - Tỉ phú Hoàng Kiều " Giải mã" BBC News Tiếng Việt, Báo Người Việt, Trần Nhật Phong,...

Link: https://www.youtube.com/watch?v=rcIxwIO3lKQ

Trump - từ 'hổ giấy' đến 'diều hâu' trong mắt Trung Quốc

Bắc Kinh từng vui mừng khi Trump đắc cử, nhưng rồi dần nhận ra rằng ông là Tổng thống Mỹ khó đối phó nhất trong hàng chục năm qua.


Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Ohio tháng 9/2016. Ảnh: AP.

Trong những tháng đầu tiên sau khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, truyền thông và giới học giả Trung Quốc thể hiện sự vui mừng vì bà Hillary Clinton không đắc cử, đồng thời cho rằng Trump là một lãnh đạo non kém về kinh nghiệm, bốc đồng, thậm chí chỉ là "hổ giấy". Nhưng gần hai năm sau, cách nhìn này của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi, theo Asia Times.

Ngày 20/1/2017, khi Trump tuyên thệ để trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, phiên bản tiếng Anh của tờ China Daily, một trong những cơ quan ngôn luận chính của Bắc Kinh, chỉ trích "giọng điệu như gây chiến" trong đội ngũ cố vấn của Trump, tuyên bố "mọi sự đe dọa chiến tranh thương mại với Trung Quốc chỉ là lời bốc đồng của một con hổ giấy".

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa đầy một tháng sau đó, Trump tuyên bố sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", trái ngược với những gì ông từng đưa ra trước đây. Học giả Trung Quốc Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong) lúc đó bình luận rằng động thái này cho thấy Tổng thống Mỹ "đã thua trong cuộc đấu với ông Tập".

Thời Ân Hoằng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, còn nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với tờ Global Times hồi tháng 8/2017, khẳng định Trump "chỉ giỏi ba hoa nhưng chỉ là hổ giấy".

Theo giới quan sát, người Trung Quốc ban đầu có cái nhìn lạc quan về Trump vì họ cho rằng ông không chỉ từ bỏ một số cam kết "cứng rắn với Bắc Kinh" đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử mà còn có các quyết định mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, trong đó nổi bật là việc rút khỏi hiệp định TPP.

Trong bài phân tích trên New Yorker hồi tháng 1, giáo sư Kim Nhất Nam (Jin Yinan) đến từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng quyết định rút khỏi TPP của Trump là "món quà lớn với Trung Quốc" và rằng khi "nước Mỹ thoái lui trên toàn cầu, Trung Quốc trỗi dậy".

Trong bài viết trên tạp chí Atlantic ba tháng sau, giáo sư Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli) thuộc Đại học Phúc Đán tuyên bố Trump là "Tổng thống đặc biệt dễ cho Trung Quốc đối phó" và người Trung Quốc "rất may mắn" khi nước Mỹ có một lãnh đạo như ông.

Dẫn chứng mà giáo sư Thẩm đưa ra là trong chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc cuối năm 2017, Trump đã ca ngợi ông Tập là "một người rất đặc biệt", thể hiện "sự tôn trọng rất sâu sắc" của ông đối với Trung Quốc và "truyền thống cao quý của người dân nước này". Thêm nữa, thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc, ông lại "ghi nhận" hành động của Bắc Kinh trong vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ. "Ai có thể đổ lỗi cho một quốc gia có khả năng lợi dụng nước khác để đem lại lợi ích cho người dân của mình cơ chứ", Trump tuyên bố sau cuộc gặp với ông Tập.

Dường như đánh giá này về Trump là động lực để lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa nỗ lực tăng cường hiện diện của mình trên toàn cầu. Trong năm 2017 và 2018, đại diện của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó ông Tập lần đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1/2017.

Tuy nhiên, những nỗ lực trong suốt hai năm qua của Trung Quốc cũng không giúp nước này đạt được mục tiêu thống lĩnh thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu. Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nào lớn, dù Trump đã công khai thể hiện quan điểm ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa biệt lập và đơn phương của mình.


Ông Tập (trái) đón Trump tới thăm Bắc Kinh tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.

Bắc Kinh cũng dần dần nhận ra rằng Trump hóa ra không phải là một "Tổng thống dễ đối phó" hay "hổ giấy" như vẫn tưởng. Không chỉ phát động cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt nhắm vào Trung Quốc từ hồi tháng 6, chính quyền Trump còn thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn hơn, "diều hâu" hơn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề chủ chốt như an ninh mạng, nhân quyền hay ở các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào thập niên 1970 đến nay, chưa có một tổng thống Mỹ nào có quan điểm đối nghịch thường trực với Trung Quốc như Trump. Trong khi những người tiền nhiệm như Bill Clinton, George W Bush và Barack Obama coi Trung Quốc là "đối tác chiến lược" của Mỹ, Trump và cấp phó của ông Mike Pence lại công khai gọi nước này là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", "kình địch" hay "đối phương".

Sau bài phát biểu của Pence hôm 4/10 chỉ trích các hành động của Trung Quốc và báo cáo của Lầu Năm Góc sau đó nhấn mạnh Trung Quốc là "mối đe dọa ngày càng lớn với an ninh quốc gia Mỹ", Global Times cho rằng đây là dấu hiệu "cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington với Bắc Kinh", thể hiện Mỹ đã "có sự thay đổi lớn" trong quan hệ với Trung Quốc.

Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao Trung Quốc gặp ông ở Bắc Kinh tỏ ra rất giận dữ với bài phát biểu của Pence. "Trong 40 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ nghe một bài phát biểu như vậy. Từ đầu đến cuối ông ấy chỉ nhắm vào Trung Quốc. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh lạnh mới", các quan chức này nói.

Phản ứng này cho thấy Trung Quốc giờ đây đã nhận ra và có thể là lo lắng rằng dưới thời Trump, họ sẽ phải đối phó với một nước Mỹ hoàn toàn khác, nước Mỹ giờ đây sẵn sàng xô đổ loại hình quan hệ song phương mà Trung Quốc đã trở nên quen thuộc kể từ đầu thập niên 1970.

Không chỉ có những lời lẽ cứng rắn hơn, Trump còn đưa ra các quyết định khó lường, nhắm thẳng vào tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc, khiến lãnh đạo nước này nhiều lúc trở nên hoang mang, không biết làm cách nào để đối phó với Tổng thống Mỹ.

Các đòn áp thuế hiện nay của Trump chủ yếu nhắm vào những mặt hàng liên quan đến chương trình "Made in China 2025" do ông Tập khởi xướng nhằm thúc đẩy năng lực công nghệ của Trung Quốc. Đối mặt với những đòn đánh không có vẻ gì là "bốc đồng" đó, các quan chức và truyền thông Trung Quốc bắt đầu có cái nhìn khác về Trump.

Các bài viết gần đây của Global Times đã trở nên mềm dẻo hơn, không còn đe dọa rằng Trung Quốc sẽ "cho Mỹ bài học đau đớn" về thương mại hay tuyên bố Bắc Kinh "sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Tờ báo này giờ đây cho rằng Trung Quốc "cần phải tránh xa những cuộc tranh luận cảm tính" và "phải có đánh giá chiến lược khách quan, dựa trên thực tế về Mỹ".

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải hồi tháng 8 tuyên bố Washington cần "từ bỏ ảo tưởng" rằng Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trước "hành động cưỡng ép". Nhưng hai tháng sau, ông đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn, kêu gọi hai nước hợp tác hơn là đối đầu.

Sự xuống thang này của Trung Quốc dường như là minh chứng cho thấy Bắc Kinh giờ đây đã nhận ra Trump đang "có hướng đi mới" và "hành động mang tính quyết định nhằm đối phó Trung Quốc", trong khi Mỹ sẽ không chịu nhượng bộ trong cuộc đấu với nước này. Những nhận định về "hổ giấy" Trump dường như đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trước tỷ phú trở thành Tổng thống này.

Thành Nguyễn/ VnExpress

Báo Anh công bố video trực thăng chở cố Chủ tịch Vichai rơi

Một nhân chứng trong sân King Power quay được cảnh chiếc AW169 cất cánh rồi rơi hôm 27/10.


Video kéo dài 37 giây ghi lại cảnh về chiếc trực thăng chở Chủ tịch Leicester - Vichai Srivaddhanaprabha, từ lúc cất cánh ở vòng tròn giữa sân King Power đến lúc rơi xuống gần bãi đỗ xe phía bên ngoài.

The Sun là tờ báo đầu tiên công bố video này, và họ tin rằng đây là một chứng cứ để điều tra vụ tai nạn.

Theo nhật báo nước Anh video mới được công bố đã củng cố lời kể của các nhân chứng rằng chiếc AW169 đã bay qua sân King Power lâu một cách bất thường. Một nhóm người còn cho biết, họ nghe thấy tiếng gầm rú dữ dội của chiếc AW169 trị giá hơn 7,5 triệu đôla trước khi nó rơi và bốc cháy như một quả cầu lửa.


Chiếc trực thăng chở cố Chủ tịch Vichai lúc vừa cất cánh khỏi sân King Power. Ảnh: EPA.

Chi nhánh điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) khuyên các nhân chứng nên liên hệ với cảnh sát, nếu họ có ảnh hoặc video về thảm kịch hôm 27/10.

Chuyên gia hàng không Jim Rowlands, cựu thành viên phi hành đoàn của RAF Puma, nói: “Thật là sốc khi thấy cảnh tượng này. Có vẻ như chiếc trực thăng gặp vấn đề ở đuôi, một trong những cơn ác mộng của bất cứ phi công nào. Gần như không có tia hy vọng sống sót nào khi rơi vào hoàn cảnh ấy. Dù vậy, phi công Eric Swaffer đã làm được một việc đáng kinh ngạc, kiên nhẫn chờ tới khi máy bay thoát ra khỏi hẳn sân vận động mới chịu rơi xuống".

Chủ tịch Leicester - Vichai là một trong năm người có mặt trên chiếc trực thăng gặp thảm họa. Bốn người còn lại gồm phi công Swaffer, phụ lái Izabela Lechowicz, Á hậu Hoàn vũ Thái Lan 2005 Nursara Suknamai và trợ lý Kaveporn Punpare của ông Vichai.

Theo VnExpress

Một loạt nhà cung ứng của Hyundai sẽ sang Việt Nam để sản xuất linh kiện cho VinFast?

Nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của Hàn Quốc bày tỏ mối quan tâm đến thương hiệu ô tô “made in Vietnam” Vinfast. Một số doanh nghiệp này, cũng là nhà cung ứng của thương hiệu xe hơi Hàn Quốc như Hyundai và Kia, sắp tới sẽ sang Việt Nam để sản xuất linh kiện cho hãng xe hơi Việt này.


Thông tin trên được ông Lương Đức Toàn – Phó trưởng phòng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo, Cục Công nghiệp – Bộ Công thương cho biết bên lề Hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Tác động của chính sách, các rào cản và giải pháp” mới đây.

“Hiện tại, các doanh nghiệp này đang là nhà cung ứng cho Hyundai, ở Việt Nam có thêm VinFast. Với VinFast, các doanh nghiệp Hàn thấy đây là khách hàng tiềm năng, sẽ tìm cách kết nối và tham gia vào chuỗi cung ứng cho hãng xe này”, ông Toàn nói thêm.

Trong chuyến đi thăm Busan – thủ phủ ô tô của Hàn Quốc, ông Toàn cho biết xứ sở kim chi đã hình thành khá nhiều trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Các trung tâm này được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập và cấp nguồn tài chính để hoạt động. Các trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp linh kiện phụ tùng cho các hãng ô tô lớn của Hàn Quốc như Hyundai và Kia.

Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp cũng là một trong những đề xuất của đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công thương nhằm thúc đẩy nền công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, đại diện Cục cũng khuyến nghị cần nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Cục cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp Việt có tiềm năng để hỗ trợ họ trở thành vendor cấp 1 (nhà cung ứng cấp bậc cao nhất) của các hãng xe lớn tại Việt Nam như Toyota và Honda.

VinFast là thành viên Tập đoàn Vingroup. Hồi tháng 6/2018, đơn vị vừa tổ chức thành công Hội thảo với 300 nhà cung cấp (Suppliers Workshop) tại Frankfurt, Đức.

Về quy mô sản xuất, VinFast nhắm mục tiêu sản xuất số lượng lớn, với công suất dự kiến đạt 250.000 ô tô trong giai đoạn 1 và tiến tới 500.000 ô tô trong giai đoạn tiếp theo, trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Đông Nam Á.

Danh mục sản phẩm của công ty khá phong phú, gồm xe xăng (dòng Sedan, SUV, hatchback), xe điện cỡ nhỏ, xe buýt điện. Đặc biệt, VinFast đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều Tập đoàn uy tín trên toàn cầu như BMW, Magna Steyr, AVL, EDAG, Pininfarina, ItalDesign, Bosch, Siemens… và xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm dày dặn đến từ các Công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ô tô.

Bên cạnh đó, VinFast cũng công bố dành 70 hecta trong giai đoạn 1 tại tổ hợp dự án tại Hải Phòng cho các nhà cung cấp và hỗ trợ tối đa các đối tác về cơ sở hạ tầng, thủ tục triển khai.

Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Chân tướng Nguyên Ngọc

Sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc viết “… tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay…” để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.


Ông Nguyên Ngọc

PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc, Tổng biên tập, đưa đến cho người đọc những tri thức căn bản nhất của nhân loại mà chúng ta nhất thiết phải biết, hiểu, nếu muốn thật sự xây dựng một quốc gia văn minh, tiến bộ, cùng thiên hạ năm châu. Tôi vinh dự và tự hào là bạn thân của ông, đã cùng ông làm việc và tham gia các hoạt động xã hội trong nhiều năm nay.

Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc. Kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng “sĩ phu ngoảnh mặt”, hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc.

Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm…

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”.

Vậy Nguyên Ngọc là ai? Tôi đã viết rất nhiều về Nguyên Ngọc, nay nhân chuyện Nguyên Ngọc cho “Chu Hảo có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa”, nên tôi xin nhắc lại một ít về Nguyên Ngọc về những chuyện y như Chu Hảo, Nguyên Ngọc cũng đã có nhiều tư tưởng “khai hoá” lộn ngược!

Nguyên Ngọc từng giữ cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN, với bản “Đề dẫn” cũng đã biết dẻo mồm hứa hẹn:

“Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này, chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.

Nhưng khi triển khai vào thực tế, giữa lời nói và việc làm của Nguyên Ngọc lại ngược nhau. Vì vậy Nguyên Ngọc đã bị “sa thải” rồi trở thành người bên lề. Nhưng vì xã hội Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển không tránh khỏi sự phân hóa về mọi mặt, kể cả sự phân hóa về chính trị, tư tưởng. Chính vậy Nguyên Ngọc vẫn có “đất dụng võ”, và với bọn hãnh tiến, cơ hội, đón gió, trở cờ, phản bội, những ý kiến, quan điểm chống phá của Nguyên Ngọc vẫn luôn được tung hô.

***

Khởi thủy là việc Nguyên Ngọc cho đăng những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn và cho “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”. Tiếp theo cả nước mừng vui trong ngày toàn thắng thì ông lại ca ngợi cuốn sách cho đó là “nỗi buồn”. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây nhất, trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ? Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các Bà mẹ VN Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH. Tôi đã viết, chỉ có một kẻ phản bội mới viết như Nguyên Ngọc mà thôi.

Trước tình trạng học sinh thi môn sử điểm kém, trên VietNam.net, Nguyên Ngọc viết:

“trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất… là môn sử và môn văn … Vì sao? … Thôi thì cho tôi nói thật vậy: vì đó là những môn bị chính trị hóa nhiều nhất, nặng nề nhất! …”

Ở đây Nguyên Ngọc thứ nhất đã hiểu sai về thực trạng ngành giáo dục, thứ hai Nguyên Ngọc cũng rất sai trái khi muốn “phi chính trị hóa” môn văn, môn sử thành trung tính, tức không còn thiện, ác, chính nghĩa, phi nghĩa nữa.

Thực chất việc học sinh chán học văn, sử, kể cả các môn xã hội khác đơn giản là vì học những môn đó ra trường khó kiếm việc làm, có kiếm được thì thu nhập cũng thấp. Vì vậy gần như hầu hết những học sinh khá, giỏi thường chú tâm học các môn tự nhiên để thi vào các trường khoa học kỹ thuật để lo cho tương lai. Không biết có phải vì vậy mà nhà văn, nhà báo bây giờ có nhiều người dốt quá không?

Như vậy Nguyên Ngọc cho học sinh chán học văn, sử do “bị chính trị hóa” là sai, là chính ông ta đã vu cáo chính trị!

***

Nếu không có tư tưởng thì việc học hỏi tư tưởng bên ngoài để truyền bá cũng là việc đáng quý. Phạm Xuân Nguyên viết về điều này của Nguyên Ngọc:

“Ông đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng… khi đất nước mở cửa hội nhập đòi hỏi phải có những trang bị hiểu biết về nhân loại, của nhân loại… Ông có một cơ bản tiếng Pháp vững, và trên hết là một lòng say mê đọc và truyền bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”.

ới khoa học công nghệ việc học hỏi tri thức nhân loại là tất yếu và bắt buộc, đơn giản là vì nếu không vậy thì nước ta có gì? Nhưng về khoa học xã hội và văn học nghệ thuật thì lại không như thế. Thế giới còn lâu mới là bình đẳng, vẫn còn ở đâu đó chân lý thuộc về kẻ mạnh. Các nước lớn vẫn muốn áp đặt khuôn mẫu của mình cho các nước nhỏ, vẫn muốn các nước nhỏ làm phên giậu cho mình. Với văn hóa nghệ thuật, quan niệm về cái hay, cái đẹp, cái tốt có những cái giống nhưng cũng có cái khác do thuần phong mỹ tục, môi trường sống và lịch sử mỗi nước mỗi khác nhau. Vì vậy người ta thường nói phải gạn đục khơi trong, chọn lựa những gì phù hợp, chọn những tinh hoa của thế giới là vì thế. Từ đó, cái quan trọng nhất là phải truyền đạt cho đúng. Mà cái công cụ chủ yếu là khả năng dịch thuật. Nhưng trước những vấn đề học thuật thì biết ngoại ngữ là chưa đủ; người ta còn cần một thứ quan trọng hơn, đó là nền tảng tri thức để hiểu, để dịch cho đúng.

Khi dịch cuốn Le Degré zéro de l’écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Barthes là Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc đã dịch sai l’écriture thành lối viết, trong khi Barthes quan niệm l’écriture chính là chiều cao sâu của tác phẩm, thể hiện sự dấn thân của nhà văn. Vì thế nên dịch l’écriture là “chữ nghĩa” bởi bản thân l’écriture cũng có nghĩa là “chữ viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được sự dấn thân của nhà văn, đúng như sự định nghĩa l’écriture của Barthes.

Nhà văn cần phải dấn thân thì đúng rồi, nhưng dấn thân theo hướng nào mới là quan trọng; Nguyên Ngọc dấn thân vào cái ác, vào cái băng hoại, phản đạo lý, phản lịch sử v.v… thì dấn thân làm gỉ?

Nguyên Ngọc cũng dốt khi dịch câu của Kundera la sagesse de l’ambigui là sự hiền minh của tính nước đôi. Sagesse nghĩa Việt là trí tuệ, Nguyên Ngọc dịch là “sự hiền minh” thì không hợp, có vẻ “làm văn” quá. Sự hiền minh nói về khả năng nhận thức của các nhà hiền triết, đó là sự thấu suốt mang tính đạo lý, thiện đức vì trong cuộc sống có những sự thông thái mang tính ác. L’ambigui theo từ điển là sự mơ hồ. Mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng, còn nước đôi chỉ sự lưỡng lự giữa hai cái. Trong vật lý lượng tử, bản chất nhị nguyên sóng hạt của các hạt lượng tử cũng có thể gọi là tính nước đôi. Câu trên Kundera muốn nói về phẩm chất quan trọng nhất của tiểu thuyết, nhà văn phải thấy được cái mà người thường không thấy, tức những gì còn mơ hồ. Vì vậy la sagesse de l’ambigui nên dịch là sự hiểu biết về những điều mơ hồ thì đúng hơn.

Nhan đề cuốn L’Insoutenable légèreté de l’être cũng của Kundera, Nguyên Ngọc đã dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh.

L’Insoutenable légèreté dịch đúng là “sự nhẹ không thể chịu nổi”, ý này thể hiện sự e ngại của Kundera về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại mà con người ngày một sống chen chúc hơn. Nên Nguyên Ngọc dịch là Nhẹ bồng (bồng trong phiêu bồng) cũng sai, bởi nó chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, ngược với cái sự nhẹ không chịu nổi nói trên. Theo tôi để dịch thoát ý và Việt hóa nên dịch là Nhẹ bẫng phận người. Bởi nó chỉ số phận con người bị coi nhẹ như không có, rất sát với ý tứ của Kundera.

***

Kundera rất “mê” Hiện tượng học, Nguyên Ngọc lại rất mê (mụ) Kundera. Hiện tượng học không chỉ là “mốt” của nhóm “văn sĩ chuộng lạ” ở nước ta, mà ngay cả Kundera cũng từng lấy nó làm cơ sở triết lý cho văn chương của mình. Nếu Descartes cho sự tồn tại của con người là sự suy tư “Cogito, ergo sum” thì Hiện tượng học của Husserl còn đi xa hơn: “Cogito, ergo cogito cogitatum”. Nghĩa là suy tư về cái tôi khi nó suy tư về sự suy tư. Hiện tượng học có thể có ý nghĩa khi ta khuôn nó trong một phạm vi nghiên cứu riêng về phân tích tâm lý: trước cùng một sự vật hoặc sự việc, tùy theo từng người, sẽ “tự sinh” các cảm nhận khác nhau. Nó có thể rất có ích cho các nhà văn xây dựng chiều sâu tâm trạng, thế giới tinh thần phong phú của nhân vật. Nhưng coi nó là triết học cao hơn cả duy tâm, duy vật, coi ý thức của cái tôi là nguyên lý cao nhất của nhận thức thì không phải. Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời sau Hiện tượng học đã chịu ảnh hưởng nhiều từ nó. Đó là một chủ nghĩa đề cao cái tôi, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự nhiên cũng như xã hội. Khi cực đoan, một số người đã đua nhau sống theo bản năng, tự nhiên chủ nghĩa, có thời thanh niên ở một số nước phương Tây đã đua nhau để nguyên râu tóc, lũ lượt kéo nhau lên rừng sống bằng rau trái, tự nhiên khỏa thân, tự do chung chạ v.v… Sau nữa, Chủ nghĩa Thực dụng ra đời cũng dựa trên cái Tôi “Không có cái gì gọi là chân lý khách quan mà chỉ có chân lý của cái tôi. Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”!

Trong lĩnh vực tri thức cao sâu, người ta cũng ham của lạ, cũng chạy theo những khái niệm lấp lánh, kêu beng beng của nước ngoài, nhưng thực chất chẳng hiểu gì về chúng. Nguyên Ngọc chính là người trong số đó.

Vì mê mụ vọng ngoại như thể, Nguyên Ngọc luôn ủng hộ, ca ngợi những tác giả, tác phẩm đề cao cái tôi chủ quan, dù là cực đoan, lập dị, lộn ngược, thậm chí phản động. Trong một bài trả lời phỏng vấn trên VietnamNet, Nguyên Ngọc viết:

“…Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng. Hơn ở đâu hết, trong Giáo Dục điều ấy càng rõ và thiết yếu”.

Một người luôn phản bác sự “chính trị hóa” vậy mà ở đây khi bàn về giáo dục Nguyên Ngọc cũng lại tranh thủ tuyên truyền chính trị cho con đường “đấu tranh” của mình, với những ý khiên cưỡng có tính kích động. Bản thân ông thời gian gần đây luôn ủng hộ những hành động viết bậy, nói bậy, quấy rối làm càn và cho đó là dân chủ thì với những ý trên, chẳng khác gì ông ta đã đi gieo mầm phản loạn độc hại, nguy hiểm trong tâm trí trong sáng của các em học sinh. Thực tế ông đã bênh Nhã Thuyên, một giáo viên ở Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội nhưng lại làm luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm Mở miệng, một thứ “thơ mất dậy”! Ông cũng có tên trong danh sách 144 vị trí thức mà tôi gọi là “trí thức bầy đàn” đã ký tên ủng hộ cô sinh viên Phương Uyên cùng Nguyên Kha rải truyền đơn chống phá Nhà nước và cờ VNCH; chế tạo chất nổ dự định sẽ cho nổ tượng đài Hồ Chí Minh ở Cần Thơ!

Một người như Nguyên Ngọc lại làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị một trường đại học (Phan Châu Trinh, Quảng Nam) thì sợ thật!

Cái danh “nhà tư tưởng” của Nguyên Ngọc thực chất là tư tưởng chống đối, quấy rối, bôi đen, lộn ngược; nói gọn như ngày xưa là “tư tưởng phản động”!

Đông La

Nguồn: Quochoi.org

Thủ tướng đề nghị Samsung hướng tới ‘cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam’

Chiều tối 30/10, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam, không chỉ là “cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”, mà hướng tới “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đánh giá cao hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 17 tỷ USD, xuất khẩu trên 54 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 160.000 người, Thủ tướng cho biết, ngoài quyết tâm, nỗ lực của Samsung, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho Samsung đầu tư thành công tại Việt Nam. Thành công của Samsung cũng là một biểu hiện của quan hệ hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam, không chỉ là cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam mà hướng tới “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”.

Bên cạnh lĩnh vực lắp ráp, sản xuất sản phẩm điện tử, Tập đoàn mở rộng đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng mà Samsung có thế mạnh như nghiên cứu, phát triển lĩnh vực bán dẫn, đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng…

Thủ tướng đề nghị Samsung triển khai Dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam để góp phần thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.


Được biết Tập đoàn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử của Hàn Quốc, Thủ tướng đề nghị Samsung hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn thành công hơn nữa tại Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, lãnh đạo Samsung bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng đối với hoạt động của Tập đoàn tại Việt Nam, trong đó, đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho Tập đoàn. “Samsung đã đầu tư ở nhiều quốc gia, nhưng không có nhiều quốc gia lắng nghe, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp mạnh mẽ như Việt Nam”, ông nói.

Đánh giá cao sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, ông Lee Jae Yong khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Ông cho biết, việc phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam không chỉ là mong muốn của Chính phủ Việt Nam mà cũng là của Samsung. Không chỉ chú trọng đầu tư sản xuất mà Tập đoàn đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam; đang nỗ lực hợp tác nhiều hơn với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung ứng phụ tùng, cung ứng nguồn nhân lực…

Tập đoàn đang hết sức nỗ lực đóng góp vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ông cho biết, sau khi về Hàn Quốc, sẽ tổ chức cuộc họp các cán bộ của Samsung để xem xét có thể đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác tại Việt Nam như gợi ý của Thủ tướng.

Đức Tuân

Nga sắp mang xe tăng đến Việt Nam, chuyện gì đang xảy ra?

Chỉ trong vòng vài tuần trở lại đây, các kênh truyền hình lớn của Nga liên tiếp công bố những hình ảnh về xe tăng T-90 Việt Nam, cả khi lắp ráp lẫn khi chạy thử, bắn đạn thật.


Xe tăng thế hệ mới – nhu cầu có thực của Lục quân Việt Nam

Xe tăng – xương sống và là mũi nhọn đột kích cơ giới chủ yếu của Lục quân Việt Nam có số lượng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các loại T-54, T-55 và T-62 xuất xứ từ Liên Xô cùng một số xe tăng chiến đấu chủ lực khác.

Tuy nhiên, hầu hết các xe này đã cũ, xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, thậm chí có nhiều xe còn có tuổi đời lớn hơn cả tuổi của những chiến sĩ trong kíp xe tăng. Phụ tùng thay thế khan hiếm khiến công tác đảm bảo kỹ thuật cho số xe tăng này gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, với tính năng hạn chế do được chế tạo từ lâu, những xe tăng này nếu không qua nâng cấp để hiện đại hóa, kéo dài tuổi thọ thì chúng có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu vận hành, chiến đấu trong môi trường tác chiến hiện đại.


Xe tăng T-54, T-55 vẫn đang là xương sống của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.

Trước nhu cầu cấp bách, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào việc nâng cấp hiện đại hóa một số xe tăng T-54, T-55 dưới sự trợ giúp của đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, so với những dòng xe tăng thế hế mới mà các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang sản xuất hàng loạt, đưa vào sử dụng rộng rãi thì với số lượng xe qua nâng cấp không nhiều thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì thế, song song với việc nâng cấp hiện đại hóa các xe tăng cũ, Lục quân Việt Nam đã bắt đầu được ưu tiên hơn trong việc mua sắm một số vũ khí trang bị hiện đại, tiệm cận với trình độ của thế giới, trong đó có hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90 từ Nga, thuộc phiên bản T-90S và T-90SK chỉ huy.

Hợp đồng này đã đ.a’nh dấu một bước ngoặt lớn trong việc đẩy nhanh hiện đại hóa một số quân binh chủng mũi nhọn, trong đó có Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Xe tăng T-90S/SK thứ 59 của Việt Nam đang được chế tạo.

Ngày về đã rất gần?

Tới tháng 10 này, các kênh truyền hình lớn của Nga như Russia 24, Kênh truyền hình số 1,… đồng loạt công bố những hình ảnh khiến người yêu quân sự Việt Nam nức lòng. Đó là việc những chiếc xe tăng T-90 của Việt Nam đã thành hình, lắp ráp hoàn chỉnh.

Cụ thể, các xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên dành cho Việt Nam đã hoàn thành gần như đầy đủ các công đoạn, đã được thử kín nước tại Nhà máy và đưa ra thử nghiệm trên thao trường ở tốc độ cao, có bắn đạn thật để đ.a’nh giá kỹ thuật, nghiệm thu kỹ thuật để chuẩn bị bàn giao cho khách hàng.

Như vậy, có thể thấy, trong thời gian ngắn sắp tới những chiếc xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên sẽ lên đường về Việt Nam và sớm được đưa vào biên chế của các đơn vị thuộc Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Hình ảnh những chiếc T-90 với màu sơn giống những chiếc T-90S/SK dành cho Việt Nam.

Hiện chưa rõ phía Nga sẽ giao các xe tăng T-90 Việt Nam bằng phương thức nào, tuy nhiên có thể dự đoán phương thức vận chuyển sẽ là đường biển, mặc dù thời gian lâu hơn nhưng lại là phương án tiết kiệm nhất, chở được số lớn xe tăng cùng lúc.

Do Nhà máy Uralvagonzavod (UVZ), nơi chế tạo những chiếc xe tăng T-90 cho Việt Nam nằm sâu trong nội địa Nga, cho nên trước khi lên tàu về nước bằng đường biển, có thể các xe tăng này sẽ hành quân bằng đường sắt tới cảng.

Công việc này đã quá quen thuộc với phía Nga vì Nhà máy Uralvagonzavod nói riêng và Quân đội Nga nói chung có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển bằng đường sắt đối với các vũ khí trang bị hạng nặng, trong đó có xe tăng, vượt hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn km an toàn.

Hy vọng cuối năm nay hoặc đầu sang năm, xe tăng T-90 sẽ chính thức đặt xích lên dải đất hình chữ S, đ.a’nh dấu bước chuyển mình lớn của Lục quân Việt Nam, đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu của cán bộ chiến sĩ Binh chủng Tăng thiết giáp và những người yêu quân sự Việt Nam.

Theo Soha

Tiết lộ của nhà báo về ông Trump khiến nhiều người kinh ngạc

“Một nửa nước Mỹ không đồng ý với ông. Báo chí đặt điều về ông. Nhưng mỗi ngày, ông đều thức dậy với một nụ cười thật tươi bởi vì ông đang làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ông chính là Donald Trump.” – Liz Crokin.


Liz Crokin là một nhà báo chuyên nghiệp có hơn một thập kỷ phỏng vấn và viết bài về Donald Trump. Những tiết lộ mới nhất của bà về Tổng thống Hoa Kỳ “đã khiến không ít người phải thốt lên rằng: “Thật không thể tưởng tượng được!”

Dưới đây là chia sẻ của Crokin về ông Trump:

Là một nhà báo viết mục giải trí, tôi đã có cơ hội viết về Trump trong hơn một thập kỷ, và trong tất cả các năm của tôi viết về ông, tôi chưa từng nghe bất cứ điều gì tiêu cực về người đàn ông này cho đến khi ông tuyên bố ông sẽ tranh cử tổng thống.

Hãy nhớ rằng tôi đã được trả rất nhiều tiền để đào bới những điều không tốt đẹp của những người nổi tiếng như Trump để sinh sống. Vì thế, một câu chuyện tai tiếng về ông tỷ phú nổi tiếng có khả năng bán được cho rất nhiều báo và sẽ là một niềm hãnh diện to lớn cho tôi.

Tuy nhiên, tôi phát hiện ra rằng ông là một người không uống rượu, không dùng ma túy, ông ấy là một doanh nhân chăm chỉ và hoàn toàn dành tâm trí cho vợ và các con yêu quý của mình. Trên hết, ông là một trong những nhân vật nổi tiếng hào phóng nhất thế giới với một trái tim chứa nhiều vàng hơn cả căn nhà giá 100.000.000 đô-la ở New York của ông.

Năm 2004 là năm phát sóng tập đầu tiên của “The Apprentice” (Người tập sự) và lúc đó tôi đang làm việc với tư cách ký giả viết chuyên mục giải trí cho “Red Eye Edition of the Chicago Tribune” và ký giả tự do cho tờ “Us Weekly”. Tôi có cảm giác đinh ninh rằng người tham gia thi đấu của Chicago là Bill Rancic, sẽ giành chiến thắng trong chương trình truyền hình thực tế này. Vì vậy, tôi đã liên lạc với anh ta và muốn viết toàn tập mùa thứ nhất của The Apprentice. Tôi đã xoay sở để được mời đến New York vào đêm chung kết của chương trình và phần hậu tiệc. Đây là nơi đầu tiên tôi gặp Trump và đã hỏi ông một số câu hỏi.

Năm đó, Rancic đã giành chiến thắng “The Apprentice”. Tôi đã tham dự liên tiếp các buổi chung kết của “The Apprentice” vào hai năm sau đó. Giữa những cuộc chung kết và những chuyến viếng thăm thường xuyên của ông Trump cùng gia đình tới Chicago để lo việc xây cất khu Trump International Hotel & Tower, tôi đã có cơ hội gặp gỡ hầu hết các thành viên trong gia đình ông.

Tôi đã không biết gì ngoài những kinh nghiệm tích cực về họ. Bởi vì giới truyền thông đã thiếu sót thê thảm trong việc tường trình về ông Trump, tôi đã quyết định gom chung lại một số trong những hành vi thiện mỹ ông đã dấn thân thực hiện trong hơn ba thập kỷ mà xem ra không ai chú ý hoặc chúng đã rơi vào những cái tai nghe mà không thấy.

Năm 1986, ông Trump đã ngăn cản việc tịch thu nhà và trang trại của gia đình nông dân Annabell Hill sau khi chồng bà đã tự tử. Ông Trump đích thân gọi điện đến cơ quan đấu giá để ngăn chặn việc bán nhà của bà và đã cấp tiền góa bụa cho bà. Ông quyết định hành động sau khi đọc được những lời cầu xin giúp đỡ của bà Hill trên các bản tin.

Năm 1988, một máy bay thương mại từ chối chở bé Andrew Ten 3 tuổi, con trai của một giáo sĩ giáo phái Do Thái Chính Thống đang mắc một căn bệnh hiếm, cần đi chữa bệnh ở một tiểu bang xa vì em cần phải mang theo mình một hệ thống máy hỗ trợ sự sống phức tạp. Cha mẹ của em đau buồn và tuyệt vọng đã liên lạc với Donald Trump để được giúp đỡ và ông đã không ngần ngại gửi máy bay riêng của mình để đưa em bé từ Los Angeles đến New York để em có thể có được điều trị.

Năm 1991, 200 lính thủy quân phục vụ trong Chiến dịch Bão Sa Mạc đang chờ tại Trại Lejeune ở Bắc Carolina để lên máy bay trở về với gia đình họ. Tuy nhiên, họ được thông báo chuyến bay không thể đến và sẽ bị hoãn mấy ngày vì bị sai lầm lịch trình cho nên họ không thể trở về đúng hẹn với gia đình. Khi biết được tin này, ông Trump đã gửi máy bay của mình để đưa họ về bằng hai chuyến đi từ Bắc Carolina đến Miami để họ có thể trở về đoàn tụ với những người thân yêu của họ.

Năm 1995, một người lái xe dừng lại để giúp ông Trump vì chiếc limo của ông bị xẹp lốp. Trump hỏi người Samaritan (người làm việc tốt) là ông phải trả công cho anh như thế nào. Tất cả những gì anh này muốn chỉ là một bó hoa cho vợ anh. Một vài tuần sau đó Trump gửi tặng anh một bó hoa với thiệp ghi hàng chữ: “Chúng tôi đã trả xong hết tiền nợ thế chấp nhà của bạn”.

Năm 1996, ông Trump đã đệ đơn kiện thành phố Palm Beach, Florida để cáo buộc chính quyền thị trấn đã kỳ thị câu lạc bộ Mar-a-Lago thuộc khu vui chơi của ông bởi vì câu lạc bộ này cho phép người Do Thái và người da đen vào chơi. Ông Abraham Foxman, giám đốc của Hiệp Hội Chống Bôi nhọ(Anti-Defamation League) vào thời buổi đó, nói rằng ông Trump “đã đem ánh sáng đến vùng Palm Beach – không phải chiếu ánh sáng lên vẻ đẹp long lanh của nó, mà là lên khuôn mặt kỳ thị và bần thỉu của nó”. Foxman cũng ghi thêm rằng sự tấn công của Trump lên nạn kỳ thị đã có tác dụng tràn xuống bởi vì các câu lạc bộ khác đã noi gương ông bắt đầu nhận người Do Thái và người da đen.

Năm 2000, Maury Povich, người dẫn chương trình đã kể câu chuyện của bé gái tên là Megan đang chiến đấu với bệnh giòn xương trong chương trình của ông và đúng lúc ấy Trump đã xem được. Trump nói rằng câu chuyện và thái độ tích cực của cô bé đã chạm vào trái tim của mình. Vì vậy, ông đã liên lạc với Maury và tặng cô bé cùng gia đình cô một chi phiếu rất hào phóng.

Năm 2008, sau khi những người trong gia đình diễn viên Jennifer Hudson bị sát hại thê thảm tại Chicago, ông Trump đã đưa cô diễn viên từng đoạt giải Oscar và gia đình của cô đến ở tại khách sạn Windy City của ông miễn phí. Ngoài ra, Trump còn cho an ninh gia tăng biện pháp bảo vệ để đảm bảo cô Hudson và các thành viên gia đình của cô được an toàn trong suốt khoảng thời gian khó khăn đó.

Năm 2013, người tài xế xe bus Darell Barton ở New York nhìn thấy một phụ nữ đứng gần mép cầu đang nhìn xuống luồng tàu bè lưu thông phía dưới. Ông ta dừng xe và chạy đến ôm cô lại và cứu cô, thuyết phục cô đừng nhảy xuống. Khi ông Trump nghe được chuyện này, ông liền gửi đến ông tài xế anh hùng này một tấm chi phiếu chỉ vì ông tin rằng hành vi cứu người của ông này đáng được tặng thưởng.

Năm 2014, Trump đã cho Trung Sĩ Andrew Tahmooressi 24.000 USD sau khi ông này đã trải qua bảy tháng trong một nhà tù ở Mexico vì đã vô tình vượt qua biên giới Mỹ-Mexico. Ông Trump đã mở hầu bao để giúp người lính này trở lại cuộc sống bình thường mặc dù Tổng thống đương nhiệm Barack Obama khi đó đã không hề có hành động gì, thậm chí là một cuộc điện thoại.

Năm 2016, Melissa Consin Young đã tham dự một buổi tụ họp ủng hộ Trump và cô rơi nước mắt cám ơn ông Trump đã thay đổi cuộc sống của cô. Cô cho biết cô đã từng đứng với Trump trên sân khấu để tự hào nhận vương miện Hoa Hậu của tiểu bang Wisconsin Hoa Kỳ vào năm 2005. Tuy nhiên, nhiều năm sau, cô phải vật lộn với chứng bệnh nan y và trong những ngày đen tối nhất của cô, cô cho biết cô đã nhận được một lá thư viết tay từ Trump nói rằng “cô là người phụ nữ dũng cảm nhất mà tôi biết”. Cô cho biết những cơ hội làm ăn mà cô nhận được từ Trump và tổ chức của ông cuối cùng đã cung cấp đầy đủ vốn cho con trai của mình học xong trường cao đẳng.

Lynne Patton, một phụ nữ da đen nhân viên điều hành cho Tổ chức Trump, đã đưa ra một bản khai vào năm 2016 để bênh vực cho ông chủ của mình và chống lại những cáo buộc rằng ông Trump là người kỳ thị chủng tộc và là một kẻ độc hành độc đoán. Bà vừa khóc vừa tiết lộ, bà đã vật lộn khó khăn thế nào với việc lạm dụng thuốc và nghiện ma túy trong nhiều năm. Thay vì đá bà vào lề đường, bà cho biết Tập đoàn Trump và toàn bộ gia đình của ông đã thành tâm đứng cạnh bà suốt “thời gian vô cùng khó khăn đó”.

Lòng tốt của Trump không có giới hạn và sự rộng lượng của ông đã, và vẫn tiếp tục chạm tới cuộc sống của người dân thuộc mọi giới tính, chủng tộc và tôn giáo. Khi thấy ai thiếu thốn thì ông muốn giúp đỡ. Hai thập kỷ trước, Oprah hỏi Trump trong một cuộc phỏng vấn truyền hình xem ông có muốn tranh cử tổng thống không. Ông nói: “Nếu tình hình trở nên quá tệ, tôi sẽ không bao giờ muốn hoàn toàn bỏ ý định ứng cử đó, bởi vì tôi thực sự đã quá chán khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước này”. Ngày đó đã đến. Trump thấy rằng nước Mỹ đang cần thay đổi và ông muốn giúp đỡ.

Theo nhà báo Liz Crokin

Nhật Bản tính xây căn cứ tại quần đảo tranh chấp với Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Senkaku/Điếu Ngư – khu vực xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.


Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp từ lâu giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tokyo và Bắc Kinh từ lâu đã có tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku (tên gọi theo Nhật Bản) hay còn gọi Quần đảo Điếu Ngư (tên gọi theo Trung Quốc). Quần đảo này nằm bên cạnh các tuyến vận chuyển quan trọng.

Nếu kế hoạch được thông qua, Nhật Bản sẽ bắt đầu việc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ishigaki trước cuối năm nay, theo tờ Sankei Shimbun.

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về kế hoạch trên của Nhật Bản.

Được biết, quân đội Nhật Bản hiện vẫn đang đóng quân trên hòn đảo lớn nhất Okinawa ở khu vực tiếp giáp với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Những năm gần đây, các tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên di chuyển gần các hòn đảo tranh chấp để thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh đối với những hòn đảo này.

Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo gồm 8 đảo đá nằm cách quần đảo Okinawa của Nhật khoảng 482 km, do Nhật kiểm soát từ năm 1895. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo này.

Vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư được cho là giàu tài nguyên cá và dầu khí, đồng thời cũng nằm trên tuyến vận tải hàng hải quan trọng ở biển Hoa Đông.

Nguồn: Tiền Phong

Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Stanford đã Khám phá loại vắc-xin chữa trị ung thư ở loài chuột

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Stanford đã tạo được một dấu mốc quan trọng cho sự tiến bộ lớn trong nền Y học khi tìm ra một loại vắc-xin chống ung thư ở chuột.


Họ đã tiêm một lượng rất nhỏ của hai chất kích thích miễn dịch trực tiếp vào các khối ung thư ở chuột, kết quả là đã loại bỏ tất cả các dấu vết ung thư ở loài động vật, bao gồm cả những ung thư di căn xa (ung thư đã lan ra nơi khác) chưa được điều trị trước đây.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc điều trị ung thư này có kết quả đối với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả những loại ung thư tự phát.

Cuộc nghiên cứu trên do các khoa học gia thuộc Đại học Stanford đứng đầu: GS Ronald Levy và Idit Sagiv-Barfi; Việc điều trị này không có các tác dụng phụ liên quan đến kích thích miễn dịch toàn cơ thể.

GS Levy nói: “Cách điều trị của chúng tôi bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ hai chất kích thích tế bào miễn dịch trong chính khối u. Chúng tôi nhận thấy có một tác dụng tuyệt vời trên khối ung thư ở những con chuột mắc bệnh, và loại bỏ các khối u trên khắp cơ thể“.. .

Cuộc thử nghiệm này rất hiệu quả ở loài chuột thí nghiệm với khối ung thư lympho (ung thư hạch) được cấy ghép ở hai vị trí trên cơ thể. Tiêm hai loại vác xin này vào một khối ung thư, chẳng những loại bỏ được khối ung thư này, mà còn loại bỏ khối u thứ hai trong cơ thể của chuột..

Trong cuộc thí nghiệm, 87 trong số 90 con chuột đã được chữa khỏi bệnh ung thư. Ba (3) con còn lại bị tái phát nhưng được khỏi bệnh với lần tiêm thứ hai. Các nhà nghiên cứu đã thấy kết quả tương tự với ung thư vú, đại tràng và ung thư melanoma (loại ung thư da rất ác tính) ở chuột. Một loại vác xin hiện đang được chấp thuận để sử dụng ở người; vác xin kia đã được thử nghiệm cho con người trong một số thử nghiệm lâm sàng (clinical). Một thử nghiệm tại bệnh viện (lâm sàng) đã được thực hiện vào tháng 1/2018 để kiểm tra hiệu quả điều trị ở bệnh nhân ung thư hạch (lymphoma).

Phương pháp này dùng cách tạo phản ứng các tế bào T. của ung thư qua việc tiêm lượng rất nhỏ của hai chất tác nhân trực tiếp vào khối ung thư. Chất đầu tiên là một đoạn DNA ngắn được gọi là CpG oligonucleotide, cùng với các tế bào miễn dịch khác gần đó để tăng kích hoạt được gọi là OX40 trên bề mặt tế bào T.

Trong khi chất thứ hai, một kháng thể liên kết với OX40, kích hoạt các tế bào T để chống lại các tế bào ung thư. Tuy hai chất được tiêm trực tiếp vào khối u, chỉ có các tế bào T thâm nhập vào khối u được kích hoạt. Trong thực tế, các tế bào T này đã được cơ thể sàng lọc trước (“prescreened”) để chỉ nhận ra các protein đặc biệt của khối ung thư.

Công trình này là một trong những tập trung của Đại học Stanford về Y học Chuẩn xác, mục đích để dự đoán và ngăn ngừa bệnh tật trong việc chẩn đoán và điều trị một cách chính xác. Đồng tác giả của công trình này là: Debra Czerwinski, trợ lý nghiên cứu cao cấp và quản lý phòng thí nghiệm; Giáo sư Tiến sĩ Y học Shoshana Levy; học giả hậu tiến sĩ Israt Alam, PhD; Aaron Mayer, sinh viên tốt nghiệp; và giáo sư Quang tuyến Sanjiv Gambhir, MD, PhD.

BT, phỏng theo: https://www.medicarefaq.com/blog/cancer-vaccine/

Stanford-led Researchers Discover Cancer Vaccine that Eliminates Tumors in Mice

Researchers at the Stanford University School of Medicine have added a milestone and major advancement in medical science to the discovery of a cancer vaccine which eliminates tumors in mice.

A study by the researchers that injected minute amounts of two immune-stimulating agents directly into solid tumors in mice can eliminate all traces of cancer in animals, including distant, untreated metastases.

During this work on the possible cancer treatment, it was observed that the cancer therapy works for many different types of cancers, including those that arise spontaneously.

On this course led by Stanford University researchers; Ronald Levy and Idit Sagiv-Barfi; It is unlikely that the adverse effects associated with body-wide immune stimulation will occur.

“Our approach involves the one-time application of very small amounts of two agents to stimulate the immune cells only within the tumor itself. We noticed an amazing, wide body in the affected mice, including the elimination of tumors all over the animal, “Levy stated.

The approach worked well in laboratory mice with transplanted mouse lymphoma tumors in two sites on their bodies. Injecting a tumor site with the two agents caused the tumor not just of the tumor but also of the second, untreated tumor.

In this way, 87 of 90 mice were cured of the cancer. Although the cancer recurred in three of the mice, the tumors again regressed after a second treatment. The researchers saw similar results in mice bearing breast, colon and melanoma tumors. One agent is currently approved for use in humans; the other has been tested for human use in several unrelated clinical trials. A clinical trial was launched in January to test the effect of treatment in patients with lymphoma.

The method works by reacting the cancer-specific T cells. The reactivation is achieved through the injection of micrograms of two agents directly into the tumor site. The first agent, a short stretch of DNA called CpG oligonucleotide, works with other nearby immune cells to amplify the expression of an activating receptor called OX40 on the surface of the T cells.

While the second agent, an antibody that binds to OX40, activates the T cells to lead the charge against the cancer cells. Vì các hai người dùng được injected directly into tumor, T cells that infiltrated only are activated. In effect, these T cells are “prescreened” by the body to recognize only cancer-specific proteins.

The work is an example of Stanford Medicine’s focus on precise health, the goal of which is to anticipate and prevent the disease in the healthy and precisely diagnose and treat the disease in the ill. Stanford co-authors are senior research assistant and lab manager Debra Czerwinski; Professor of Medicine Shoshana Levy, PhD; postdoctoral scholar Israt Alam, PhD; graduate student Aaron Mayer; and professor of radiology Sanjiv Gambhir, MD, PhD.

Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược của Mỹ ở biển Đông như thế nào?

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do và Cởi Mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn.

Khi Washington bắt đầu đối mặt Bắc Kinh trên nhiều mặt trận - kinh tế, chính trị và quân sự - chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn. Hoa Kỳ đã chiến đấu để xác định chế lược mới của mình, một cấu trúc khu vực cũng do Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dẫn đầu kể từ khi Trump ký kết vào tháng 11 năm ngoái tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence, đã bắt đầu bình luận công khai về các chi tiết của chiến lược. Một quan chức Mỹ khác, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề An ninh Châu Á và Thái Bình Dương Randall G. Schriver, gần đây đã đến thăm Việt Nam để nói về chiến lược mới của Hoa Kỳ có ý nghĩa đối với Hà Nội như thế nào. Schriver đã có chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam như là một phần của Cuộc đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm giữa Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong bối cảnh mối quan hệ quân sự ngày càng tăng giữa hai cựu thù.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng 10, Schriver bắt đầu bằng cách đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như một “nhà hát ưu tiên”, trong khi nêu bật một số hành động hung hăng hơn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Schriver đã xác định Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột: 1) công nhận sự cạnh tranh quyền lực lớn, chủ yếu là giữa Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ; 2) sự phát triển và nuôi dưỡng của các đồng minh và đối tác quốc phòng; và 3) cải cách cơ cấu của Bộ Quốc phòng Mỹ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Cách Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược mới của Hoa Kỳ

Một trong những cách mà Việt Nam có thể đạt được từ chiến lược FOIP là thông qua các hoạt động tự do chuyển hướng (FONOPs) được thực hiện bởi những quốc gia lớn trong khu vực. FONOP cho thấy Bắc Kinh và các quốc gia duyên hải được tự do và cỡi mở khi có tàu hải quân đi qua biển Đông - mặc dù Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở khoảng 90% vùng biển này và quyết tâm kiểm soát quyền đi qua.

Schriver đã đề cập đến một vụ FONOP gần đây của Mỹ liên quan đến vụ va chạm gần giữa tàu USS Decatur, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và Lan Châu, một tàu khu trục tên lửa Luyang-II của Trung Quốc, gần rạn san hô Gaven ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong FONOP, tàu khu trục Trung Quốc đã được thông báo trong khoảng cách khoảng 45 thước Anh (40 mét) của tàu khu trục Mỹ, khiến tàu chiến của Hoa Kỳ thay đổi hướng đi của mình để tránh va chạm. Năm nay, Hoa Kỳ đã tiến hành bốn FONOP ở Biển Đông cho đến nay, so với bốn FONOP trong năm 2017, ba vào năm 2016 và một vào năm 2015.

Theo Schriver, các FONOP của Hoa Kỳ đang phản ứng việc xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh - được xây dựng xung quanh các rạn san hô và mỏm đá để tạo ra "sự kiện trên mặt đất" trong nỗ lực tiếp tục tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Một số những mỏm đá và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố (chẳng hạn như Gaven Reef) thường bị ngập trong triều cường. Schriver đề nghị hành động tiếp theo có thể được thực hiện bởi chính quyền Trump nhằm chống lại các công ty Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng các đảo nhân tạo này - có lẽ là thông qua việc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Trong không phận trên vùng biển tranh chấp, Schriver đã đề cập đến chính sách FOIP cũng sẽ chống lại bất kỳ tuyên bố hiện tại hoặc mới nào của Bắc Kinh về Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ), một trong những cách mà Trung Quốc cố gắng khẳng định chủ quyền của nó trong khu vực. Schriver nói rằng dưới một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở "Hoa Kỳ sẽ bay, chạy tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", phù hợp với chính sách trước đây của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter dưới chính quyền Obama "chuyển trục sang châu Á" và tiết lộ sự ủng hộ ngầm đối với các tuyên bố lãnh thổ của các quốc gia ven biển như Việt Nam.

Với sự giúp đỡ từ những người bạn

Trong khi Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ kêu gọi sự phát triển và nuôi dưỡng các đối tác quốc phòng như Việt Nam, Hà Nội sẽ không quá thân thiện bởi chính sách đối ngoại của mình là “Ba Không”: không có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, không có liên minh quân sự, và không liên quan đến bên thứ ba trong các tranh chấp.

Trong khi Hà Nội không chính thức liên quan đến các bên thứ ba trong tranh chấp về Biển Đông, Việt Nam sẽ đứng lên để đạt được sự gia tăng FONOP và các thách thức khác đối với việc xác nhận quyền lực của Bắc Kinh theo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương tự do và mở của chính quyền Hoa Kỳ. Một số tàu hải quân tiến hành FONOP sẽ tiếp tục ghé cảng tại Vịnh Cam Ranh, tăng cường phát triển và nuôi dưỡng quan hệ đối tác quốc phòng giữa Hà Nội - Washington và các tay chơi hải quân lớn khác trong khu vực.

Nguồn: The Diplomat

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Việt Nam đang trở thành lựa chọn thân thiện hơn trong kỹ nguyên của Trump

Đó là kết luận trong một bài viết của tờ Forein Policy hôm nay khi viết về những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam.

Bài báo viết: “Trên hành trình lái xe 2,5 giờ đồng hồ giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, du khách hầu như không nhìn thấy vùng nông thôn. Những khu công nghiệp nằm đầy bên đường trên hầu như cả hành trình. Và đó chỉ là một phần trong hành lang công nghiệp đang bùng nổ ở miền đông bắc Việt Nam với các nhà máy sản xuất mọi thứ từ Ford Focuses đến máy ảnh iPhone.


Nằm ở khu công nghiệp Yên Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà Nội là khu phức hợp khổng lồ Samsung trải rộng 100 hecta. Cơ sở ở Thái Nguyên, cùng với 7 nhà máy khác ở Việt Nam, đã sản xuất hầu hết điện thoại thông minh tiêu thụ trên thế giới của Samsung và chiếm khoảng 25% hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nhà cung cấp Apple cũng đang tiến bước trong cuộc chơi với LG Innotek của Hàn Quốc - một nhà sản xuất linh kiện máy ảnh cho Iphones, gần đây đã mở một nhà máy ở Hải Phòng - thành phố ven biển có cảng nước sâu cho phép đưa hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng ra thị trường toàn cầu. LG Display, đơn vị cung cấp màn hình cảm ứng OLED cho Apple cũng hoạt động tại Hải Phòng.

Thực tế trên mặt đất là rõ ràng: Việt Nam - một nước từng phụ thuộc vào quần áo và các hàng xuất khẩu giá rẻ, đã bắt đầu trở thành đối thủ của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Và với làn sóng doanh nhân châu Á tái cơ cấu để tránh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, các hãng đang háo hức hơn bao giờ hết với việc di chuyển sản xuất đến người láng giềng phương Nam nhỏ hơn của Trung Quốc để né thuế.

Đáng nói nhất là quyết định của Goertek - công ty Trung Quốc lắp ráp Airpods của Apple, đã di chuyển mọi hoạt động sản xuất các thiết bị tai nghe đến Việt Nam. Chủ tịch công ty này là Jiang Bin tính trước về xem xét địa chính trị này: “Vì các yếu tố kinh tế vĩ mô - như biến động thị trường bên ngoài và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, hoạt động và quản lý của công ty đã trở nên khó khăn hơn” - ông nói trong báo cáo thường niên 6 tháng 1 lần của công ty năm 2018.

Lợi thế sản xuất ở Việt Nam so với hàng xóm phương Bắc đã nổi lên trước cả khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng. Ở Thâm Quyến - Trung Quốc, quê hương của nhà cung cấp cho Apple là Foxconn ở khu công nghiệp Longhua, mức lương tháng tối thiểu hiện nay là 2200 tệ (tương đương 315 USD). Ngược lại, mức lương cao nhất ở Việt Nam (Chính phủ đặt nhiều mức lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt của các vùng) hầu như chỉ bằng một nửa ở mức 3,98 triệu đồng Việt Nam (tương đương 170 USD). Lương thậm chí còn thấp hơn khi ở xa các thành phố lớn, chẳng hạn ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, nơi có nhà máy Samsung, lương tối thiểu là 3,09 triệu (130 USD).

Việt Nam cũng là nước đã ký rất nhiều thỏa thuận tự do thương mại, là nước đã ký đầu tiên vào hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ vẫn còn tham gia dưới thời Tổng thống Obama và sau đó lại tiếp tục thương lượng lại một thỏa thuận mới không có Mỹ. Châu Âu cũng đang nằm trong chương trình của họ với dự thảo cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam - EU đã được thông qua hồi tháng 7.

Ký những thỏa thuận này với yêu cầu thiết lập kinh tế thị trường ở mức độ tự do chưa từng thấy ở Trung Quốc, Việt Nam đứng ở vị trí 68 trên bảng xếp hạng các nước thuận tiện kinh doanh trong khi Trung Quốc đứng thứ 78. Trung Quốc và Việt Nam cũng có thỏa thuận tự do thương mại riêng giữa hai nước, cho phép các hãng ở Việt Nam nhập khẩu rẻ hơn các nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu.


Một chợ biên giới ở Hà Giang

Và mặc dù có những lo ngại kéo dài rằng Việt Nam cũng sẽ ở trong tầm ngắm của Trump khi ông này đã công khai càu nhàu về 38,35 tỷ USD thâm hụt thương mại với Việt Nam, các lãnh đạo ở Hà Nội có vẻ đã nhận được mặt tốt của Tổng thống Mỹ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà Trắng năm 2017, ông đã mang đến món quà trị giá 8 tỷ USD gồm các hợp đồng với các công ty Mỹ, một động thái đã được Trump công khai khen ngợi.

Có lẽ quan trọng hơn là sự hội tụ của khát vọng quốc phòng của Việt Nam và con người kinh tế của Trump. Hà Nội trong thời gian dài là khách hàng công nghiệp vũ khí Nga và cũng đã từ lâu muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ để bảo vệ lợi ích ở Biển đông trước Bắc Kinh. Cánh cửa cuối cùng đã mở ra năm 2016 khi Obama gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ thời chiến tranh Việt Nam cho cựu thù của Mỹ. Thay vào đó họ cho phép bán vũ khí trong từng trường hợp.

Mặc dù các nhà phân tích địa chính trị tập trung vào những gì có thể bán cho Việt Nam trong khi cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Trump lại thấy rõ ràng tiềm năng bán hàng như một cơ hội kinh doanh.

Trong cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc tháng 11/2017 khi thăm Hà Nội, Trump gần như chào hàng người đồng nhiệm mua vũ khí Mỹ. Ông nói với ông Phúc trong Phủ Chủ tịch của Việt Nam “Chúng tôi làm ra những thiết bị tốt nhất, chúng tôi tạo ra những máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất và bất kỳ thứ gì mà các bạn có thể chỉ định. Những tên lửa ở trong danh mục mà không ai có thể tới gần”.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tên lửa sắp được bán vì có vẻ nó là một cây cầu quá xa cho cả Washington và Bắc Kinh, việc bán vũ khí đang diễn ra chậm nhưng chắc. Công ty Metal Shark Boats có trụ ở ở Louisiana đã bán hàng chục xuồng tuần tra quân sự cho Việt Nam từ 2017 trong khi Boeing đã được báo cáo bán UAV trinh sát cho Việt Nam.

Công nghiệp hàng không Việt Nam cũng lựa chọn mua hàng Mỹ. Trong một động thái cực kỳ lạ lùng, Tập đoàn FLC, một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội tập trung chủ yếu vào bất động sản đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliners với giá 5,6 tỷ USD cho kế hoạch Bamboo Airways - một số lượng máy bay gây sửng sốt cho một sự khởi đầu.

Và Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất quốc gia đã ký thỏa thuận hồi tháng 7 mua 100 chiếc Boeing 737 với giá 12,7 tỷ USD. Mặc dù thâm hụt thương mại hầu như chắc chắn sẽ không bị loại trừ, Việt Nam thực sự đã đáp ứng lại ý kiến của Trump ở mức cao nhất.

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc vẫn có một số lợi thế hơn Việt Nam. Lực lượng lao động Trung Quốc, mặc dù già hơn Việt Nam và không được đặc biệt đào tạo tốt hơn nhưng vẫn có nhiều lao động lành nghề hơn dựa vào quy mô tuyệt đối. Sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có những lợi ích khi các hãng có thể tiếp cận khách hàng Trung Quốc mà không phải thông qua biên giới. Việt Nam sẽ phải đào tạo lực lượng lao động nhanh hơn và chất lượng hơn để cạnh tranh. Một vài quá trình đã đang được thực hiện - sinh viên đại học Việt Nam ở Mỹ đã đông thứ 6, chỉ ít hơn sinh viên các nước hàng xóm của Mỹ là Canada và Mexico.

Nhưng với việc Trung Quốc có vẻ còn là đối thủ của phương Tây trong tương lai có thể thấy được, sự sẵn sàng hợp tác với các trung tâm quyền lực ở Bắc Mỹ và châu Âu cung cấp cho Việt Nam một lợi thế chính trị không dễ mất và quan hệ đối tác chiến lược đang lớn lên với Lầu Năm Góc kết nối quan hệ kinh tế và quốc phòng song phương hai nước. Đã leo lên nấc thang của chuỗi cung ứng toàn cầu và sẵn sàng cải cách để thích nghi với các thỏa thuận tự do thương mại, Việt Nam đã không chỉ là lựa chọn rẻ hơn mà còn là lựa chọn thân thiện hơn Trung Quốc trong kỷ nguyên Trump.

Theo Forein Policy

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Nhạc Trẻ Top Hit 2018 - Video Playlist


... Ta hãy cứ thương mãi và yêu mãi... Có thương nhau thì mới hiểu cho nhau... Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau...
* Đang cập nhật...

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Thúy Hà Bolero - Album Ngày Tàn Chiến Tranh



1. Cho người vào cuộc chiến
2. Một ngày tàn chiến tranh
3. Tám điệp khúc
4. Hái trộm hoa rừng
5. Chuyến xe lam chiều
6. Mang trọn niềm đau
7. Khi không
8. Đoạn tuyệt
9. Kẻ đến sau
10. Chuyến tàu hoàng hôn
11. Có lẽ
12. Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca
13. Đêm tâm sự
14. Đêm ru điệu nhớ
15. Một lần dang dở
16. Ngàn năm tình vẫn đẹp
17. Người tình không đến
18. Sầu lẻ bóng

Lưu trữ:
* https://drive.google.com/file/d/1N6SUXwC4ytyDnrbQVvKpmV8M16zCFm68/view

* https://www.youtube.com/watch?v=myqYSdERZZA&t=660s

Việt Nam muốn trở thành cường quốc biển vào năm 2030

Việt Nam vừa đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia mạnh trên biển" trong hơn một thập kỷ nữa nữa trong bối cảnh có những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


Một lính hải quân canh gác trên đảo Thuyền Chài ở Trường Sa. Nghị quyết mới nhất của Đảng Cộng sản nhắm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một cường quốc biển vào năm 2030.

Việt Nam vừa đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia mạnh trên biển" trong hơn một thập kỷ nữa nữa trong bối cảnh có những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Mục tiêu này được đưa ra trong Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành, theo truyền thông trong nước.

Nghị quyết do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hôm 22/10 khẳng định “vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt” sau gần một thập kỷ qua.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra những “cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông,” theo Nghị quyết 36-NQ/TW được đăng toàn văn trên trang web báo Lao Động và VOV.

“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” Nghị quyết nêu rõ.

Tranh chấp Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, nhất là giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh đưa dàn khoan Hải Dương 981 tới khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5/2014.

Ngoài việc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa trên vùng biển có nhiều tranh chấp, Trung Quốc còn được cho là gây sức ép đối với Hà Nội để dừng các dự án khai thác dầu giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài trên Biển Đông. Nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc xua đuổi trong các vùng biển này.

Trong Nghị quyết ban hành hôm 22/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng nhất trí rằng Việt Nam phải trở thành quốc gia “mạnh về biển, giàu từ biển” và “phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.”

Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế biển và xây dựng lực lượng vũ trang trên biển.

Dự kiến các ngành kinh tế thuần biển sẽ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển sẽ ước đạt 65-70% tổng GDP vào năm 2030.

Để đối phó với các tranh chấp lãnh hải, Việt Nam sẽ tăng cường “năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển” cũng như “chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển.”

Theo nghị quyết này, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ với các đối tác cũng như những nước có tiềm lực về biển và những quốc gia có chung lợi ích trên biển.

Nghị quyết còn cho biết, Việt Nam ủng hộ thúc đẩy ký Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng để giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực khai thác dầu khí và tự do hàng hải nhằm giữ ổn định khu vực.

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như 'lời tuyên chiến' từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn "nảy lửa" ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc 'Chiến Tranh Lạnh Mới'.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại ("Make America Great Again") hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết ("America First") như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là "ông bình dân gần gũi", nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và "không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ", theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như "một viên đá nhắm hai con chim", vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy "oai lực" của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?


Ông Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.
Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.


Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ "The Next Recession" thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại 'nhà tiên tri' về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền "kinh tế thực" (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý "tẩu tán tài sản" của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn 'quân biết nói tiếng Hoa' vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương 'gần Nga xa Trung Quốc', trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng 'đạo diễn' Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn 'đồng minh một lúc' là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để 'giúp Nga đánh Hoa' vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và "mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025".

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh "một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới" là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều "nhường nhịn" với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để "nắn gân Trung Quốc" và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.


Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn 'Đường Lưỡi Bò' ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn 'Made in China' bằng 'mác Việt Nam giả' để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với 'âm mưu' này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng 'mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc' lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN-- vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.
Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế "Chẳng Đặng Đừng" duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Nguồn: BBC News Tiếng Việt