Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Stanford đã Khám phá loại vắc-xin chữa trị ung thư ở loài chuột

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Stanford đã tạo được một dấu mốc quan trọng cho sự tiến bộ lớn trong nền Y học khi tìm ra một loại vắc-xin chống ung thư ở chuột.


Họ đã tiêm một lượng rất nhỏ của hai chất kích thích miễn dịch trực tiếp vào các khối ung thư ở chuột, kết quả là đã loại bỏ tất cả các dấu vết ung thư ở loài động vật, bao gồm cả những ung thư di căn xa (ung thư đã lan ra nơi khác) chưa được điều trị trước đây.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc điều trị ung thư này có kết quả đối với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả những loại ung thư tự phát.

Cuộc nghiên cứu trên do các khoa học gia thuộc Đại học Stanford đứng đầu: GS Ronald Levy và Idit Sagiv-Barfi; Việc điều trị này không có các tác dụng phụ liên quan đến kích thích miễn dịch toàn cơ thể.

GS Levy nói: “Cách điều trị của chúng tôi bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ hai chất kích thích tế bào miễn dịch trong chính khối u. Chúng tôi nhận thấy có một tác dụng tuyệt vời trên khối ung thư ở những con chuột mắc bệnh, và loại bỏ các khối u trên khắp cơ thể“.. .

Cuộc thử nghiệm này rất hiệu quả ở loài chuột thí nghiệm với khối ung thư lympho (ung thư hạch) được cấy ghép ở hai vị trí trên cơ thể. Tiêm hai loại vác xin này vào một khối ung thư, chẳng những loại bỏ được khối ung thư này, mà còn loại bỏ khối u thứ hai trong cơ thể của chuột..

Trong cuộc thí nghiệm, 87 trong số 90 con chuột đã được chữa khỏi bệnh ung thư. Ba (3) con còn lại bị tái phát nhưng được khỏi bệnh với lần tiêm thứ hai. Các nhà nghiên cứu đã thấy kết quả tương tự với ung thư vú, đại tràng và ung thư melanoma (loại ung thư da rất ác tính) ở chuột. Một loại vác xin hiện đang được chấp thuận để sử dụng ở người; vác xin kia đã được thử nghiệm cho con người trong một số thử nghiệm lâm sàng (clinical). Một thử nghiệm tại bệnh viện (lâm sàng) đã được thực hiện vào tháng 1/2018 để kiểm tra hiệu quả điều trị ở bệnh nhân ung thư hạch (lymphoma).

Phương pháp này dùng cách tạo phản ứng các tế bào T. của ung thư qua việc tiêm lượng rất nhỏ của hai chất tác nhân trực tiếp vào khối ung thư. Chất đầu tiên là một đoạn DNA ngắn được gọi là CpG oligonucleotide, cùng với các tế bào miễn dịch khác gần đó để tăng kích hoạt được gọi là OX40 trên bề mặt tế bào T.

Trong khi chất thứ hai, một kháng thể liên kết với OX40, kích hoạt các tế bào T để chống lại các tế bào ung thư. Tuy hai chất được tiêm trực tiếp vào khối u, chỉ có các tế bào T thâm nhập vào khối u được kích hoạt. Trong thực tế, các tế bào T này đã được cơ thể sàng lọc trước (“prescreened”) để chỉ nhận ra các protein đặc biệt của khối ung thư.

Công trình này là một trong những tập trung của Đại học Stanford về Y học Chuẩn xác, mục đích để dự đoán và ngăn ngừa bệnh tật trong việc chẩn đoán và điều trị một cách chính xác. Đồng tác giả của công trình này là: Debra Czerwinski, trợ lý nghiên cứu cao cấp và quản lý phòng thí nghiệm; Giáo sư Tiến sĩ Y học Shoshana Levy; học giả hậu tiến sĩ Israt Alam, PhD; Aaron Mayer, sinh viên tốt nghiệp; và giáo sư Quang tuyến Sanjiv Gambhir, MD, PhD.

BT, phỏng theo: https://www.medicarefaq.com/blog/cancer-vaccine/

Stanford-led Researchers Discover Cancer Vaccine that Eliminates Tumors in Mice

Researchers at the Stanford University School of Medicine have added a milestone and major advancement in medical science to the discovery of a cancer vaccine which eliminates tumors in mice.

A study by the researchers that injected minute amounts of two immune-stimulating agents directly into solid tumors in mice can eliminate all traces of cancer in animals, including distant, untreated metastases.

During this work on the possible cancer treatment, it was observed that the cancer therapy works for many different types of cancers, including those that arise spontaneously.

On this course led by Stanford University researchers; Ronald Levy and Idit Sagiv-Barfi; It is unlikely that the adverse effects associated with body-wide immune stimulation will occur.

“Our approach involves the one-time application of very small amounts of two agents to stimulate the immune cells only within the tumor itself. We noticed an amazing, wide body in the affected mice, including the elimination of tumors all over the animal, “Levy stated.

The approach worked well in laboratory mice with transplanted mouse lymphoma tumors in two sites on their bodies. Injecting a tumor site with the two agents caused the tumor not just of the tumor but also of the second, untreated tumor.

In this way, 87 of 90 mice were cured of the cancer. Although the cancer recurred in three of the mice, the tumors again regressed after a second treatment. The researchers saw similar results in mice bearing breast, colon and melanoma tumors. One agent is currently approved for use in humans; the other has been tested for human use in several unrelated clinical trials. A clinical trial was launched in January to test the effect of treatment in patients with lymphoma.

The method works by reacting the cancer-specific T cells. The reactivation is achieved through the injection of micrograms of two agents directly into the tumor site. The first agent, a short stretch of DNA called CpG oligonucleotide, works with other nearby immune cells to amplify the expression of an activating receptor called OX40 on the surface of the T cells.

While the second agent, an antibody that binds to OX40, activates the T cells to lead the charge against the cancer cells. Vì các hai người dùng được injected directly into tumor, T cells that infiltrated only are activated. In effect, these T cells are “prescreened” by the body to recognize only cancer-specific proteins.

The work is an example of Stanford Medicine’s focus on precise health, the goal of which is to anticipate and prevent the disease in the healthy and precisely diagnose and treat the disease in the ill. Stanford co-authors are senior research assistant and lab manager Debra Czerwinski; Professor of Medicine Shoshana Levy, PhD; postdoctoral scholar Israt Alam, PhD; graduate student Aaron Mayer; and professor of radiology Sanjiv Gambhir, MD, PhD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét